Entity thực chất đã ra đời từ năm 2013. Song, đây vẫn còn là khái niệm mới mẻ với anh em trong ngành tại Việt Nam. Không phải ai cũng có thể hiểu hết các khái niệm về Entity và triển hệ thống theo đúng lộ trình.
Bản thân tôi khi tìm hiểu về Entity cũng gặp không ít khó khăn. Tôi phải học hỏi từ các chuyên gia, SEOer kinh nghiệm lâu năm trong ngành trên toàn thế giới.
Đăng ký ngay khóa học online đào tạo seo Mastermind. Hướng dẫn SEO web từng bước dành cho những bạn mới bắt đầu!
Tiếp đó, phải thử nghiệm liên tục trên các dự án, case study và nhiều cách khác nhau. Cuối cùng rồi cũng phần nào tự tin về những gì mình biết được về Entity.
Entity – Tương lai của SEO
Dựa trên nguồn kiến thức tôi tích lũy được hơn nửa năm qua cùng nỗ lực thử nghiệm cùng đội nhóm kỹ thuật của Hoc11.vn; ngay bây giờ đây, tôi sẽ cho bạn khái niệm chính xác về Entity cùng nhiều thông tin liên quan bổ ích khác về cách thực hiện Entity.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về 3 khái niệm SEO marketing cơ bản góp phần bản xây dựng hệ thống Entity Building, bao gồm: Semantic Web, Metaweb và Google Knowledge Graph
Semantic Web
Như bạn đã biết, Internet được xem là nguồn truy cập thông tin khổng lồ nhất hiện tại. Theo một dữ liệu thống kê thì tính đến tháng 01/2017 đã có 3.4 tỷ người dùng trên Internet. Trong đó 5.5 tỷ số lượt tìm kiếm trên google, 1.8 tỷ số lượng website hiện diện trên thế giới cùng hơn 2 triệu bài blogs/posts được đăng tải trên Internet. Có thể thấy lượng thông tin xuất hiện trên Internet vô cùng nhiều và gần như là liên tục.
Chính vì vậy mà các bộ máy công cụ tìm kiếm thật sự gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin. Bên cạnh đó xác định website uy tín cũng như xếp hạng website trên thứ hạng tìm kiếm của Google.
Thêm 1 vấn đề khá phổ biến nữa là do lượng tìm kiếm quá nhiều. Vì thế nên 1 từ khóa có thể mang nhiều ý nghĩa
Ví dụ: khi bạn nhập từ khóa “Hera”, Google có thể hiển thị cho bạn hàng loạt kết quả đa dạng, như: Kiều Anh Hera, công ty Hera, biệt danh Hera,.. Nói chung, từ “Hera” có quá nhiều ý nghĩa, Google và bộ máy tìm kiếm nói chung không hiểu được chính xác điều mà bạn muốn nói đến là gì.
=> Semantic Web ra đời để giúp chúng ta giải quyết những vấn đề kể trên.
Semantic web còn được biết đến là web 3.0 hay web ngữ nghĩa. Nó được tạo lập năm 2006 bởi Tim Berners-Lee dựa trên nền tảng World Wide Web.
Semantic Web còn được hình thành trên nền tảng thuật toán Linked data.
Linked data là thuật toán mà cơ sở dữ liệu liên kết để kết nối thông tin trên Internet. Từ đó ra được những thông tin nhất định hay những thông tin chuyên sâu hơn. Khi mà Semantic Web có thể trả về kết quả tìm kiếm chính xác hơn.
Tận dụng những yếu tố từ Semantic Web. Kĩ thuật xây dựng Entity sẽ giúp cho Google có được một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực SEO. Biến doanh nghiệp bạn thành 1 thương hiệu thực và lớn trong Google. Cùng với đó là giúp Google hiểu rõ nội dung website của bạn.
Metaweb
Metaweb là 1 công ty phát triển cơ sở dữ liệu dựa trên cơ sở Semantic web – một cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức của thế giới.
Năm 2010, với mong muốn phát triển lớn mạnh hơn, Google đã mua lại và xáp nhập Metaweb vào trong bộ máy tìm kiếm của nó. Với mục đích để làm nền tảng hoạt động cho Google Knowledge Graph & Thuật toán Hummingbird.
Và Google áp dụng Metaweb vào trong công cụ tìm kiếm. Vì sứ mệnh của Google là sắp xếp lại thông tin thế giới rồi biến nó trở nên dễ tiếp cận và hữu dụng.
Google Knowledge Graph.
Sơ đồ tri thức hay Google Knowledge Graph đơn giản là một cơ sở dữ liệu thu thập hàng tỷ dữ liệu về từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên Internet mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau từ khóa ấy.
Với sơ đồ tri thức, từ các truy vấn và tìm kiếm trên Internet. Google có thể kết nối sự kiện, sự vật, sự việc, con người và địa điểm với nhau. Từ đó, kết quả tìm kiếm được kết nối với nhau chính xác và có liên quan mật thiết.
Từ những nền tảng cốt lõi của 3 khái niệm trên. Có thể hiểu triển khai Entity gồm những công việc nhằm xây dựng thực thể cho website; xác thực cho Google biết doanh nghiệp mình là 1 thực thể uy tín.
Vậy chính xác entity là gì?
Entity là gì?
Entity là một thực thể hội tụ đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được. Nó có thể là một cá nhân, sự vật, sự việc, địa điểm, tính từ, … Entity Building luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Cụ thể, entity trong SEO Onpage giúp mô tả chi tiết dữ liệu và đơn giản hóa thông tin để Google dễ dàng hiểu được website của bạn. Từ đó, dễ dàng giúp bạn xây dựng thương hiệu độc nhất, uy tín trong mắt Google.
Tôi đã áp dụng thủ thuật Entity Building trong nhiều dự án của mình. Sau đó nhận ra nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho quá trình SEO. Vậy thực sự seo entity quan trọng thế nào? Tôi sẽ chia sẻ cho bạn ngay đây!
Cơ hội và tiềm năng lớn từ Entity Building
Hiệu quả của Entity
Nếu là một SEOer bạn sẽ biết được những lợi ích to lớn của việc là những người đi đầu áp dụng những chiến thuật mới, độc lạ. Và đối với Entity cũng thế, bạn sẽ có được sự nổi bật vì đây là kĩ thuật
- Ít người biết đến dù đã được công bố cách đây 5 năm
- Sức mạnh thúc đẩy từ khóa tổng thể trên toàn bộ website nhất là với Url được triển khai Entity
- Thời gian triển khai ít, hiệu quả nhanh chóng (15 – 45 ngày) so với phương pháp đi link thông thường
- Tạo lập sự tin tưởng đối với Google trên toàn domain. Để tránh các hình phạt từ Google và trường hợp website bị đối thủ chơi xấu (bắn link bẩn).
- Giúp website có thể khôi phục nhanh trong trường hợp bị Manual Review. Entity chính là một trong những bí mật giúp Hoc11.vn có thể khôi phục được website. Bên cạnh đó là vị trí thứ hạng sau khi nhận án phạt “toàn phần” từ Google.
Một số kết quả đạt được từ Entity
Như đã giới thiệu, bất kì thông tin nào chúng tôi cung cấp đến bạn đều đã qua thời gian thực nghiệm bằng nhiều cách khác nhau. Bởi lẽ hơn ai hết chúng tôi mong muốn bạn có cái nhìn chính xác nhất về Entity cũng như tăng độ tin tưởng nơi khách hàng dành cho Hoc11.vn.
Minh chứng rõ ràng là hàng loạt kết quả khả quan chúng tôi đã đạt được từ Entity. Trên nhiều dự án dịch vụ Hoc11.vn Entity theo thứ tự các hạng mục sau:
Đối với website Hoc11.vn SEO
Đầu tiên là tình hình về websie chính của Hoc11.vn SEO.
Chuyện là cuối tháng 1/2018 , website Hoc11.vn không may nhận hình phạt tác vụ thủ công toàn phần từ Google. Hậu quả kéo theo là toàn bộ traffic giảm sút đến tận đáy khiến anh em kĩ thuật ngày đêm lo lắng, ăn ngủ cùng Google.
Cũng trong thời gian đó, Hoc11.vn áp dụng một số kĩ thuật Entity Building với hy vọng gỡ bỏ hình phạt nhanh chóng, hiệu quả hơn. Quả đúng như mong đợi, trong vòng 1 tháng, webbsite đã có sự trở lại vượt bật, traffic tăng vọt đáng kể, thậm chí còn cao hơn thời điểm trước khi bị phạt.
Entity ở đây đóng vai trò như 1 tấm khiên bảo vệ mạnh mẽ website. Nhằm tạo sự uy tín to lớn trong mắt Google.
Đối với website trong lĩnh vực máy tính laptop
Tôi nhận đẩy SEO website này vào khoảng thời gian tháng 3/2017. Sau đó không lâu cũng đã tiến hành nghiệm thu thành quả. Sau đó, chúng tôi áp dụng kĩ thuật entity building vào dự án này. Và kết quả là traffic vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn đến tận bây giờ.
Đến nay lượng traffic đã gấp 3 lần so với cam kết KPI ban đầu. Thứ hạng các từ khoá chính trụ vững top 1 Google. Đồng thời hàng loạt các từ khoá phụ cũng lên top cùng lúc.
Rõ ràng, khi tìm hiểu về gốc rễ Entity cũng như cách thức làm. Thì việc bạn nhận thấy tiềm năng lớn vô cùng từ Entity là điều không quá ngạc nhiên.
Đối với website bị kẹt
Khoảng giữa tháng 2, trong số các dự án nhận SEO, chúng tôi bị kẹt lại với 1 dự án thuộc thị trường mẹ và bé.
Khi ấy, từ khóa của website trung bình ở vị trí 14.41. Sau đó, từ ngày 20.2, chúng tôi áp dụng Entity vào dự án. Chỉ sau nửa tháng triển khai (ngày 11/3), trung bình thứ hạng đã lên được 5.97. Con số cứ tiếp tục đi lên đến hiện tại và có thể chạm mức ở chỉ số 4.0
Đây là một trong những lĩnh vực cạnh tranh nhất Việt Nam. Chỉ với 1 click mất khoảng từ 200 ngàn đến 300 ngàn đồng khi chạy quảng cáo Adwords.
Lượng search đạt được khá cao, cụ thể là với các từ khóa chính chúng tôi nhận SEO. Kết quả đạt được từ 18 ngàn đến 20 ngàn lượng search mỗi tháng và hầu như tất cả đều đứng đầu top 1.
Entity là một phương pháp SEO đầy tiềm năng mà chúng tôi đã thực nghiệm trên chính website của mình cũng như dự án khách hàng.
Đọc thêm: Tổng hợp kiến thức căn bản Entity 2020
Quy trình tạo lập Entity
Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi đã hoàn thành được hệ thống xây dựng Entity cơ bản gồm 7 bước.
Lưu ý: Quá trình nghiên cứu Entity vẫn được tôi và đội ngũ chú trọng phát triển liên tục. Dự kiến cuối năm nay Hoc11.vn sẽ ra mắt thêm 2 kỹ thuật nữa. Trước mắt bạn có thể hiểu được cách xây dựng Entity bao gồm:
+ Sử dụng các hệ thống Social Property Linking: Dùng các trang mạng xã hội uy tín trên thế giới để tạo dựng thương hiệu của công ty hay sản phẩm mình muốn SEO và liên kết các Mạng xã hội đó lại với nhau để xác thực uy tín với Google mình là một doanh nghiệp thật sự.
+ Sử dụng các hệ thống của Google Interlink: kết nối những tài nguyên của Google và các web 2.0 thành mô hình liên kết thống nhất toàn vẹn giúp xác thực Entity. Bên cạnh đó là hỗ trợ bot Google dễ dàng nhận biết tên thương hiệu đồng nhất trên Internet.
+ Sử dụng các dịch vụ Google Maps: Nhằm tối ưu và cải thiện thứ hạng của Google Maps theo các tiêu chuẩn Entity của Hoc11.vn
+ Sử dụng các kĩ thuật Content Writing (Semantic & Thematic): Sáng tạo nội dung thu hút theo đúng chiến lược phát triển thương hiệu của khách hàng. Kèm theo đó là tối ưu lại nội dung bài viết theo tiêu chuẩn riêng của Hoc11.vn.
+ Social Entity Review: Sử dụng các sản phẩm review về sản phẩm, dịch vụ đã được tối ưu SEO. Từ đó đảm bảo tăng trust cho thương hiệu của mình trong mắt Google và người dùng.
+ Social Guide: Dùng các công cụ review uy tín xác thực thương hiệu theo phương diện địa lý. Nhằm tăng độ tin tưởng và đồng thời cải thiện thứ hạng từ khóa nhanh chóng.
+ Hoc11.vn Doping: Những kỹ thuật tối ưu khác mang tính đột phá. Cũng nhờ vậy giúp website Hoc11.vn thoát khỏi án phạt “toàn phần” trong đợt càn quét vừa qua.
Cách tạo lập Semantic Content trong Entity tối ưu thuật toán Hummingbird & Rank Brain
Entity đã được Hoc11.vn giới thiệu đến cộng đồng SEOer Việt Nam qua 2 sự kiện lớn là Entity Building 1.0: Đánh thức tiềm năng thống trị tại Hồ Chí Minh và Entity Building 2.0: Let your website talks tại Hà Nội với 794+ người tham dự. Cộng đồng SEOer đã thực sự ấn tượng với những gì chúng tôi chia sẻ.
Xem video về buổi Entity Building 2.0 tại đây
Cụ thể, ở offline Entity 2.0 vừa qua, tôi đã giới thiệu và hướng dẫn bạn cách tạo lập Semantic Content trong Entity. Điều đó giúp bạn tối ưu thuật toán Hummingbird & Rank Brain
Vậy, Semantic Content là gì ? Mục đích và cách tối ưu ra sao
Khái niệm Semantic Content
Semantic content từ lâu đã là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia SEO trên toàn thế giới.
Trong đó, semantic keyword cực kì cần thiết cho quá trình SEO Onpage. Cụ thể hơn, nếu bạn có semantic keyword trong bài viết của mình thì Google sẽ hiểu hơn về bài viết đó. Nói cách khác, semantic keyword làm tăng độ tin tưởng của Google dành cho bài viết.
Mục đích của Semantic content:
Mục đích sử dụng Semantic Content bao gồm các mục đích chính yếu sau:
- Tối ưu đối với thuật toán Hummingbird và RankBrain. Cùng với Content & Links, RankBrain là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất trong xếp hạng kết quả tìm kiếm.
- Tạo dựng mối quan hệ theo chủ đề cho website. Giúp Google nhanh chóng nhận biết chủ đề của website..
- Hiện tại chưa hoặc rất ít website hiện tại thực hiện, nhất là ở Việt Nam càng hiếm hoi hơn. Do đó khi thực hiện Semantic Content website bạn trở nên nổi bật trong mắt Google. Bạn tự tin để website bạn cất tiếng nói thu hút các con bọ Google nhanh chóng!
Giới thiệu về thuật toán Hummingbird và Rank Brain
Thuật toán Hummingbird
Ra đời năm 2013 giúp Google hiểu hơn về ý nghĩa đằng sau các từ ngữ mà người dùng tìm kiếm trên mạng.
Từ 2013-2015, Google chưa thúc đẩy thuật toán này. Đến năm 2016, RankBrain ra đời với vai trò hỗ trợ Hummingbird. Qua đó ảnh hưởng mạnh đến bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm và phát huy hiệu quả của nhau.
Thuật toán Rank Brain
Rank Brain là tên của một hệ thống AI giúp cho việc phân tích kết quả lên top Google. (sử dụng việc phân tích content khá nhiều để hiểu hơn về nghĩa cũng như giá trị bài viết)
RankBrain ra đời giúp cho việc phân tích kết quả lên top Google với các nhiệm vụ sau:
- Hiểu được ý nghĩa truy vấn của người dùng
- Đo lường sự hài lòng của người dùng với kết quả tìm kiếm
Tôi lấy ví dụ từ bài blog “How to get high in ranking Google” (làm sao để xếp hạng cao trên Google) của Brian Dean nhằm giúp bạn hiểu hơn về cách Rank Brain hoạt động.
Bài viết “How to get high in ranking Google” lúc đầu lên top khi người dùng tìm kiếm với từ khóa “How to get high” (làm sao tạo sự hưng phấn)
nhưng sau đó vài tuần thì biến mất khỏi top 100 vì ban đầu Google đoán rằng “How to get high in ranking Google” giống ngữ nghĩa của “How to get high”
Nhưng sau đó 1, 2 tuần đo lường hành vi người dùng khi trả về kết quả như trên. Lúc ấy nó bắt đầu kết nối thông tin dữ liệu trong và ngoài website, từ đó hiểu nội dung tốt hơn. Rank Brain đã hiểu được rằng 2 cụm từ mang 2 ý nghĩa khác nhau nên đã cho “How to get high in ranking Google” bay khỏi top 100.
Làm thế nào để tối ưu thuật toán RankBrain?
Cách tối ưu Semantic Content thông dụng nhất là bắt đầu tối ưu theo topic thay vì 1 từ khóa cụ thể cho content. Đó là bạn phải tạo lập ra được những Semantic content, bao gồm trong đó nhiều semantic keywords.
Ví dụ: Tôi lấy ví dụ khi bạn muốn SEO từ khóa chính là “trung tâm gia sư”
Ngoài việc tối ưu sao cho nhét từ khóa tiêu đề hay url chứa từ khóa chính vào thẻ heading cũng trong bài viết của mình thì bạn sẽ làm gì khác nữa?
Khi Google phân tích toàn bộ phần nội dung trên website của bạn, nó sẽ nhặt từng chữ bên trong bài viết của bạn. Sau đó kết nối các chữ ấy lại với nhau từ đó tạo ra nội dung bài viết bạn đang viết.
Nếu bài viết của bạn chỉ tối ưu bằng cách nhét từ khóa “trung tâm gia sư” thì sẽ không hiệu quả bằng việc bài viết bao gồm các từ “truyền đạt kiến thức”, “dạy học”, “sư phạm”, “dạy kèm”,… Nhờ vậy, Google sẽ kết nối những từ này với nhau để nhận định rằng bạn đang nói về lĩnh vực gì?
Cứ như thế, bài viết không còn là việc nhồi nhét từ khóa bên trong mà là tối ưu theo Semantic keyword (từ khóa về mặt ngữ nghĩa).
Các bước chuẩn bị để tạo lập Semantic Content
Lưu ý: Chúng tôi ko hướng dẫn bạn cách viết content hay nhưng chúng tôi sẽ chia sẻ bạn các kĩ thuật tối ưu content hiệu quả
Ở đây tôi chọn ví dụ từ khóa SEO chính là “tai nghe beat”
- Công cụ chuẩn bị: Ahrefs https://ahrefs.com/ và https://www.textrazor.com/
Với những ai chưa biết đến Ahrefs, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết https://gtvseo.com/chi-so-ahrefs/
Công cụ Ahrefs
Đầu tiên, ta sẽ sử dụng công cụ Ahrefs
Bước 1: chuẩn bị bảng excel gồm 2 cột: Keyword SEO (tai nghe beat, tai nghe beat chính hãng,…), Semantic Keyword để ta sắp sửa tìm thấy chúng và điền vào
Bước 2: Search Google theo Keyword: tai nghe beats -> chọn những website đứng đầu để phân tích Ahrefs
Bước 3: Bỏ vào Ahrefs -> chọn organic keywords-> check những keywords GG đã cho lên top.
Đây là công cụ lọc semantic keyword bằng cách lấy tiếp cận dữ liệu của Google qua API. Nó vô trực tiếp nội dung của Google và xuất hết dữ liệu data semantic ra. TextRazor biết rất rõ từ nào được Google coi là semantic keyword. Điều tuyệt vời của công cụ này là nó MIỄN PHÍ (Yeah!)
Bước 1: Đăng kí tài khoản trong textrazor
Bước 2: Search keyword chính + wiki tiếng anh trên google.com vì textrazor chỉ phân tích đc tiếng anh và google lấy dữ liệu từ wiki.
+ Ví dụ: tìm kiếm từ khóa “beat headphone” và chọn bài viết wiki trong top đầu. Sau đó bỏ vào bên trong textrazor thì công cụ này sẽ tiến hành phân tích toàn bộ bài viết wiki bạn mới copy và gạch chân những từ khóa mà nó nghĩ là đang kết nối vs nhau để tạo nên dữ liệu chính là “tai nghe beat”
+ Chú ý: cột bên phải Categories & Topic, chỉ số topic từ 0-1, càng số 1 thì chứng tỏ GG càng hiểu về chủ đề này hơn.
LỜI KẾT
Trong bài viết này, tôi tin rằng mình đã mang đến cho bạn nguồn kiến thức cần thiết về Entity bao gồm: khái niệm, hiệu quả cũng như các nền tảng cốt lõi xây dựng Entity Building. Bên cạnh đó, cách triển khai Entity thông qua Semantic Content, thuật toán Humming Bird và thuật toán Rank Brain. Và cùng với công cụ Ahrefs và Textrazor cũng được tôi trình bày khá cụ thể.
Ngoài ra, tôi cũng chia sẻ về case study PBN seedsite Stream hub mà bạn có thể coi và nghiên cứu để hiểu thêm về seedsite nhé.
Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về Entity. Để tự mình triển khai kỹ thuật này cách chuẩn xác trên website và các dự án công ty. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng biết đến Entity và hơn 90% website trên thế giới triển khai không đúng kỹ thuật này. Vì thế, nếu là 10% còn lại thấu hiểu và triển khai đúng cách thì chẳng phải bạn đã nắm trong tay lợi thế rất lớn sao?
Bên cạnh bài viết, nội dung này còn được tôi chuyển thể thành 1 video quay vào buổi offline Entity 2.0 vừa qua tại Hà Nội. Video được đăng tải trên kênh Youtube của tôi như thường lệ dành cho những ai thích hình thức video. Bạn cũng hãy xem qua nhé.
Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
4P là gì trong marketing mix? Case study chi tiết tại McDonald
- Binomo là gì? Binomo có lừa đảo không (ý kiến cá nhân)
- Chủ shop cần chuẩn bị những gì để kinh doanh dịp cuối năm lãi lớn
- Một số vấn đề bạn cần nắm rõ khi tham gia Flash Sale trên Sendo
- Shopee có cho kiểm tra hàng không? Cần lưu ý những gì khi nhận hàng Shopee
- Top 9 mặt hàng vốn ít lời nhiều để bắt đầu bán hàng online