Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân? là câu hỏi chung của rất nhiều Mẹ có con nhỏ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thiếu cân nhẹ ký.
Trong bài viết này mình sẽ thảo luận về dấu hiệu chung của trẻ suy dinh dưỡng, nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em
và chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, các mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu chung của trẻ suy dinh dưỡng.
Trẻ em mắc phải suy dinh dưỡng thường có thể trạng gầy ốm, thấp còi hơn so với một đứa trẻ bình thường.
Biểu hiện rõ nhất đó là bé rất biếng ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém, từ đó cân nặng và tầm vóc cũng sẽ kém hơn so với tiêu chuẩn.
Ngoài ra trẻ em bị suy dinh dưỡng còn có các biểu hiện như cân nặng không được cải thiện trong nhiều tháng.
Thậm chí còn sục giảm cân.
Hoạt động thể chất của trẻ yếu hơn trẻ bình thường.
Tóc mọc thưa.
Da không hồng hào.
Cho nên mẹ phải chú ý đến các biểu hiện này để phát hiện kịp thời.
Bởi vì sự phát triển của con trong giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này.
Tiếp theo các mẹ cùng mình đi tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em nhé.
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường có 3 nguyên nhân chính đó là do thiếu dinh dưỡng, do đau ốm, do dị tật.
1. Do thiếu dinh dưỡng.
Nguyên nhân chủ yếu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do cha mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng, không chủ động tìm hiểu kiến thức để chăm con.
Không nạp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.
2. Do ốm đau kéo dài.
Trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến cơ thể trẻ thiếu hụt sức đề kháng từ đó bệnh tật vi rút dể tấn công cơ thể, dễ đau ốm bệnh tật hơn.
Khi mắc phải bệnh tật càng khiến cho cơ thể bé khó hấp thụ dinh dưỡng và dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng hơn nữa.
3. Do dị tật bụng mẹ.
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể là do suy dinh dưỡng từ trong bào thai, do quá trình mang thai mẹ không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Hoặc còn do một nguyên nhân nữa đó là đẻ non, dẫn đến cơ thể trẻ vô cùng yếu ớt.
Sau đây các mẹ hãy cùng đi ngay vào tìm hiểu chế độ dinh dưỡng đối với bé bị suy dinh dưỡng, mẹ cần bổ sung gì để bé tăng được cân nhé.
Chế độ dinh dưỡng đối với bé suy dinh dưỡng.
Dinh dưỡng là một yếu tố tiên quyết để giúp trẻ phát triển thể chất trí tuệ tầm vóc, trong những năm đầu đời
mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cho cơ thể trẻ bao gồm: tinh bột, chất đạm, vitamin khoáng chất và chất béo.
Nên cung cấp chất đạm cho bé từ các loại thực phẩm như thịt bò, tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt gà, thịt vịt…
Bổ sung nhiều rau xanh hoa quả, nếu bé chưa ăn được thì các mẹ xay chung với cháo cho bé ăn.
Ngoài 3 bữa chính ra, nên tăng cường thêm 2 đến 3 bữa phụ, những bữa phụ các mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm đơn giản mà giàu dinh dưỡng như: sữa chua, phô mai, hoa quả, bánh flan…
Mẹ nên chú trọng bổ sung kẽm cho bé để kích thích bé thèm ăn tự nhiên qua các loại thực phẩm như: hàu, súp lơ, nấm, thịt bò, hoặc bột ngũ cốc chứa rất nhiều kẽm sẽ giúp kích thích bé ăn uống ngon miệng, và còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng khác giúp bé cải thiện được cân nặng.
Giúp bé thoát khỏi suy dinh dưỡng.
Ngoài ra các mẹ cần phải bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho bé như vitamin A B C D canxi.
Đặc biệt là bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả như: cam, bưởi, quýt…
Để giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé giúp bé chống lại dịch bệnh.
Kết.
Bài viết vừa rồi mình cũng đã trả lời cho các mẹ câu hỏi trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân.
Các mẹ hãy chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Bởi dinh dưỡng là nền tảng để trẻ thoát khỏi suy trưởng và phát triển thể chất trí tuệ sau này.
Các mẹ hãy theo dõi thường xuyên BeOne baBy (giupbantangcan.com) để cập nhật những kiến thức nuôi con hữu ích nhất nhé!
- Nắm vững các bí quyết bán hàng hiệu quả trên các chiến dịch Shopee
- Xử lý thế nào khi Shopee giao hàng chậm?
- Kiếm tiền online (MMO): Được gì và mất gì?
- Hướng dẫn kiểm tra điểm tích lũy trong chương trình khách hàng thân thiết trên Shopee Mall
- Bác sĩ Collin: Ngoài ăn uống, vận động, bố mẹ phải đảm bảo dạy con điều này trẻ mới có thể phát triển chiều cao tối đa