Trong nhiều thập kỉ, trọng tâm của việc tìm kiếm là đối sánh giữa từ khóa với truy vấn. Đến năm 2012, Google giới thiệu một mô hình thông minh – Google Knowledge Panel có thể nhận biết được “các thực thể trong thế giới thực và mối quan hệ của nó với các thực thể khác” .
Ngày nay Google có thể nhận biết và tìm kiếm nhiều vật, người và cả nơi trốn.
Google Knowledge Panel không chỉ giúp mọi người tìm đúng thứ, mà còn có thể tìm và cung cấp bản tóm tắt tốt nhất, cho phép tìm kiếm rộng hơn và sâu hơn.
Trong bài viết này, bạn sẽ biết được:
- Google Knowledge Panel là gì?
- Làm thể nào để sử dụng Google Knowledge Panel cho doanh nghiệp của bạn?
- Cách tăng khả năng sở hữu Google Knowledge Panel
Google Knowledge Panel là gì?
Mô hình được Google giới thiệu nhiều năm trước là Knowledge Graph. Đó là thứ cung cấp bổ sung cho Google Knowledge Panel, mặc dù vậy nhiều Content Marketers sử dụng 2 thuật ngữ này thay thế nhau.
Google Knowledge Panel xuất hiện bên trái của kết quả tìm kiếm khi bạn tìm về người, vị trí, địa điểm, vật, thương hiệu hay sự kiện, lịch sử,… Google thu thập dữ liệu này từ các nguồn công khai, bao gồm Wikipedia, CIA World Factbook với hàng triệu đối tượng và hàng tỷ sự kiện quan hệ.
Google Knowledge Panel chứa nhiều chi tiết liên quan đến những gì bạn tìm kiếm. Vi dụ nếu bạn tìm kiếm Google bạn sẽ nhận được:
- Lĩnh vực kinh doanh, mô tả tóm tắt, lịch sử, CEO, đường link của website doanh nghiệp và một số các chi tiết cần thiết khác.
- Đường dẫn đến Social Profiles
- Những tìm kiếm liên quan mà mọi người cũng tìm kiếm
Khi bạn tìm kiếm một người nổi tiếng, thông tin có sẵn trên Google Knowledge Panel sẽ tăng lên. Ví dụ như các trích dẫn từ người nổi tiếng, các sản phẩm như nhạc, phim liên quan đến họ.
Cách đạt được Google Knowledge Panel cho doanh nghiệp
Google Knowledge Panel sẽ được tạo tự động khi bạn tìm thông tin các thực thể mà nó có trên Knowledge Graph. Bảng điều khiển sẽ tự động cập nhật “như thông tin thay đổi trên web”.
Bài viết này chúng ta sẽ nói đến cách giúp doanh nghiệp có nhiều khả năng và xuất hiện dễ dàng trên Knowledge Panel. Đầu tiên kiểm tra SERP để xem liệu doanh nghiệp có được hiển thị hay chưa.
Nếu đã có sẵn, chọn mục “Sở hữu doanh nghiệp này?” trên bảng điều khiển để yêu cầu xác minh. Quá trình xác minh khá đơn giản.
Thông thường Google có thể liên kết Knowledge Panel với một trong những tài khoản như YouTube, Google Search Console, Twitter, Facebook. Nếu không bạn có thể cung cấp thêm thông tin để xác minh bạn là đại diện được ủy quyền.
Bước 1: Tạo Wikipedia and Wikidata page
Wikipedia and Wikidata page là một nguồn thông tin chính của mà Google trích dẫn khi tạo một Knowledge Panel. Vì vậy bạn phải xây dựng hiện diện trực tuyến trên cả hai nền tảng này.
Cách để xây dựng một Wikipedia cho doanh nghiệp
Bước 1: Tạo một tài khoản Wikipedia
Cách tạo vô cùng dễ dàng. Vào bất kì trang Wikipedia nào, chọn “Create Account” nằm ở trên cùng bên góc phải trên màn hình.
Sau đó cung cấp chi tiết những thông tin như:
- Tên tài khoản
- Mật khẩu
- Địa chỉ email
Điền vào tất cả yêu cầu và chọn nút “Tạo tài khoản” để hoàn tất.
Bước 2: Chỉnh sửa trang để xác nhận là người dùng tự động
Sau khi đăng nhập, bạn trở thành người dùng tự xác nhận. Và một trong số cách tốt nhất là chỉnh sửa trang Wikipedia. Vì vậy bạn phải dành một tháng đầu để chỉnh sửa các trang Wikipedia cũ.
Bước 3: Tạo trang của bạn
Sau khi được xác nhận là người dùng của Wikipedia, hãy bắt đầu tạo trang và nhớ những lưu ý sau:
- Nội dung phải đúng ngữ pháp
- Cải thiện khả năng đọc
- Nội dung giàu thông tin
Ngoài ra bạn cần hết sức chú ý về nguồn trích dẫn và phải cung cấp các nguồn được trích dẫn đó.
Các nguồn đủ điều kiện bao gồm:
- Sách
- Báo
- Tạp chí
- Tạp chí thời sự
Những nguồn không hợp lệ
- Mạng xã hội
- Thông cáo báo chí
- Blog cá nhân hay chuyên nghiệp
Bước 4: Gửi trang của bạn
Khi bạn hoàn tất việc tạo nội dung và gửi nó cho website. Wikipedia sẽ phân tích trang xem xét các trích dẫn có đủ tin cậy hay không. Sau khi Wikipedia xác nhận tin cậy, bạn sẽ được đăng trên nền tảng đó.
Bước 5: Cập nhật liên tục
Đây là một lời khuyên. Đừng bao giờ ngừng cập nhật thông tin của bạn. Không có gì có hại cho thương hiệu, Wikipedia và Google của bạn hơn là những thông tin lỗi thời.
Làm thế nào để tạo Wikidata cho doanh nghiệp?
Để tạo hoặc chỉnh sửa Wikidata bạn có thể tham khảo hướng dẫn từng bước về cách chỉnh sửa dữ liệu Wikidata.
Bước 1: Chủ động trên nền tảng mạng xã hội
Hồ sơ mạng xã hội được liệt kê trong Google Knowledge Panel. Chúng giúp Google tìm hiểu thêm về thương hiệu, dịch vụ của bạn, và cách hoạt động. Sự hiện diện trực tuyến của bạn giúp tăng khả năng hiển thị và cho phép người dùng khám phá hồ sơ của bạn thuận tiện.
Bước 2: Triển khai thực hiện Schema Markup
Triển khai thực hiện Schema Markup cho phép Google nghiên cứu nội dung trang web của bạn hiệu quả. Nó cũng giúp cho công cụ tìm kiếm hiển thị cấu trúc nội dung. Điều này còn giúp nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến và CTR
Hơn nữa bạn nên cung cấp càng nhiều càng chi tiết càng tốt về trang web của bạn qua thẻ meta. Tối ưu hóa các thẻ deta, bao gồm meta description và tiêu đề với keyword chính. Và thêm những chi tiết về tác giả.
Bước 3: Tạo danh sách trên Local Directories
Các cửa hàng địa phương cũng được liệt kê trong Google Knowledge Panel. Để có được hồ sơ doanh nghiệp địa phương, bạn cần tạo Google My Business profile.
Bạn cần phải tạo và xác minh tài khoản Google My Business trước tiên. Nếu bạn là người địa phương, cách này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hiển thị trên Google Maps. Điều đó cho phép người dùng để lại đánh giá. Đó là Local SEO cơ bản.
Cách tạo Google My Business profile ?
Bước 1: Đăng nhập Google My Business
Mở Google My Business profile và đăng nhập với tài khoản Google, nếu bạn muốn liên kết với danh sách địa phương của doanh nghiệp bạn.
Bước 2: Tạo tên thương hiệu của bạn
Câu hỏi đầu tiên Google hỏi bạn là Tên của Thương hiệu
Bước 3: Lựa chọn danh mục thương hiệu
Chọn danh mục thương hiệu chính xác với doanh nghiệp của bạn. Điều này cho phép Google liệt kê doanh nghiệp của bạn vào đúng đối tượng.
Chọn “Tiếp theo” để cung cấp chi tiết sản phẩm dịch vụ của bạn
Bước 4: Chỉ định chi tiết thương hiệu
Sau khi nhập tên thương hiệu và chọn tiếp theo để thêm những thông tin thiết yếu khác bao gồm: Vị trí, Khu vực giao hàng.
Dựa trên sự lựa chọn của bạn, Google sẽ tiếp tục tiến trình chuyển tiếp.
Chọn “Có” sẽ mở ra một cửa sổ nơi bạn phải cung cấp các khu vực kinh doanh bên ngoài vị trí doanh nghiệp
Nếu chọn “Không” Google sẽ dẫn bạn đến một cửa sổ mới nơi bạn phải nhập chi tiết liên hệ của mình.
Chọn phương án khả thi nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Bước 5: Xác minh doanh nghiệp địa phương của bạn
Bước cuối cùng là xác minh.
Cách tăng khả năng sở hữu Google Knowledge Panel
1. Tạo nội dung lấy người dùng làm trung tâm
Bạn cần nghiên cứu ý định người dùng đằng sau sự tìm kiếm và tối ưu hóa nội dung phù hợp. Người dùng hài lòng sẽ tăng cơ hội xếp hạng của bạn trên Google Knowledge Panel.
2. Xây dựng đánh giá của người dùng
Đánh giá của người dùng sẽ giúp Google biết nhiều hơn về doanh nghiệp của bạn. Công cụ phân tích tìm kiếm phân tích các đánh giá sẽ xác định xem thương hiệu được đề cập có nhận được Google Knowledge Panel hay không.
3. Tăng độ uy tín cho trang của bạn
Khi độ uy tín của trang bạn cao hơn sẽ tăng khả năng nhận được Google Knowledge Panel. Một trong những cách để tăng sự uy tín cho trang web là xây dựng các liên kết. Tiếp cận một trang có độ uy tín cao và tìm kiếm cơ hội đăng bài của khách. Khi bạn được chọn làm tác giả khách mời, tạo một bài báo và dẫn link về trang của bạn.
Kết luận
Làm theo những cách này có thể duy trì Google Knowledge Panel cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị chiến lược hiệu quả để tạo ra nội dung lấy người dùng làm trọng tâm và xây dựng những liên kết chất lượng.
Nguồn tham khảo: How to Get a Knowledge Panel
Nguồn: https://www.toponseek.com/blogs/google-knowledge-panel-la-gi-huong-dan-tu-a-z/