Google Sandbox: Sự thật lý do website bạn bị kìm hãm & cách hóa giải

Ngay cả khi bạn làm tốt mọi thứ thì trang web của bạn cũng không thể đạt được thứ hạng như mong muốn cho đến khi giai đoạn ấy qua đi.

Có điều, hiện tượng Sandbox này Google chưa bao giờ xác nhận cả. Dù vậy hầu hết giới SEOer vẫn tin vào sự tồn tại vào nó. Và họ nhận thấy một số dấu hiệu như sandbox mô tả khi bắt tay vào SEO web mới.

ví dụ website sandbox
Một website bị Sandbox – google sandbox là gì?

Vậy thì, cái gọng kiềm Sandbox có thật sự hiện diện trong năm 2018 không? Nếu có, thì bạn sẽ làm gì để Google không sandbox trang web của mình?

Bài viết này chính là dành cho bạn; những người mới bắt đầu tạo dựng và chuẩn bị SEO cho website mới.

Hoặc đang nghi ngờ mình bị dính sandbox trong những tháng vừa qua từ khóa SEO mãi mà chẳng lên.

Tôi bắt đầu bàn về quá khứ 1 chút (thói quen của tôi thì luôn thích tìm về các cội nguồn, những quy tắc nguyên lí bất biến…trong SEO cũng thế)

Google Sandbox: Lịch sử hình thành

Trở lại với năm 2004, khi ấy hầu hết các quản trị viên web và SEOer đều nhận thấy rằng suốt những tháng đầu tiên, dù đã rất nỗ lực tối ưu chuẩn quy trình SEO trên các website mới tung ra, vẫn không thể ngoi lên được trong bảng xếp hạng của google

Những website này cứ mãi nằm ngoài top 100 trên Google cho dù SEO trên các từ khóa độ cạnh tranh thấp. mặc dù trên các cộng cụ tìm kiếm khác như Bing hoặc Yahoo, thì chúng đã xếp hạng cao rồi.

Họ nhận thấy hiện tượng này (sandbox) kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

website bị sandbox
Hiện tượng sandbox kéo dài đến vài tháng – hiện tượng google sandbox

Chắc bạn cũng đã biết mục tiêu của Google là muốn trả về các kết quả hợp với nhu cầu người dùng nhất đúng không?

Do vậy nên khi Google không tin tưởng lắm vào các website mới. Thì việc tạm thời kìm hãm chúng xuất hiện thì cũng hợp lí thôi.

Sự phát hiện của Google Sandbox trong SEO

Rand Fishkin, Co-founder của Moz cũng đã tiết lộ rằng Google đã cho gắn án sandbox trên trang web MOZ; đâu đó 9 tháng. Mặc dù họ đã tối ưu SEO cho website MOZ bằng những phương pháp whitehat.

người sáng lập moz
Rand Fishkin – Đồng sáng tạo của Moz

Vào năm 2014, người ta lại ghi nhận thêm 1 biến động lớn từ sanbox khi mà SEOers và chủ website cho rằng trang web mới của họ không còn được xếp hạng nhanh bằng lúc xưa nữa.

Thuật toán Google đã cải tiến vượt bậc, để ngăn chặn hiện tượng spam khốc liệt hơn.

Vậy thì năm 2018 này, hiện tượng sandbox đang như thế nào? Nếu có thì nó sẽ kéo dài bao lâu?

Tìm hiểu các kỹ năng giúp”cứu sống” website:

>> 8 điều cần làm khi Update Google

>> Google Medic: khôi phục website

Sự thật về Google Sandbox trong 2018

Cá nhân tôi đã từng gặp nhiều SEOer nói rằng website của họ dù mới lập được 1 tháng nhưng đã nhanh chóng xếp hạng cao rồi.

Song, họ vẫn cảm nhận được rằng có gì đó ngăn trở website họ xếp thứ hạng cao hơn.

Như tôi nói ở trên, việc không xếp hạng các trang web mới toanh là do Google muốn dành nhiều thời gian hơn để đánh giá chất lượng và cũng như là hạn chế tối đa các spammer.

mục đích của google sandbox - google sandbox là gì
Sự thật về Google Sandbox – google sandbox

Sẽ cực kì đáng ngờ nếu một website được thành lập vài tuần đã lên ngay trang 1 trên các thị trường cạnh tranh, tranh top với các website vài năm tuổi đúng không?

Thêm nữa, chúng ta đều biết rằng backlinks là 1 trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Đương nhiên là các website mới sẽ khó mà có các backlink mạnh chỉ trong vòng vài tuần?

Bên cạnh đó, Google này còn có trí tuệ nhân tạo Rank Brain liên tục đo lường xem xét hành vi của người dùng thông qua tỷ lệ CTR, Time Onsite và các số liệu khác để quyết định thứ tự xếp hạng nữa.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng thấy sandbox cho bất kì website mới nào, bởi cũng có những trường hợp, Google sẽ cho content mới lên top để test xem liệu chúng có đáp ứng mong muốn của người dùng hay không thông qua việc theo dõi hành vi của khách truy cập.

Ví dụ như ở trường hợp dưới đây:

google sandbox test
Traffic tăng vọt khi Google thử nghiệm trên site mới

Bạn có thấy có đỉnh điểm traffic đầu tiên không? Đó là lúc Google đang test thử nghiệm trên site mới ấy.

Nhiều SEOer vui mừng khi thấy web mới của họ lên top ngay. Được vài ngày thì bặt tăm. Đơn giản thì Google test xong rồi, thứ hạng hiện tại của từ khóa mới là thứ hạng chính xác ?

Sự thật: Google không công nhận có sandbox

Trong tất cả các phát ngôn chính thức thì chưa bao giờ Google công nhận thuật toán Sandbox cả

nhận định của google về sandbox
Google phủ nhận sự tồn tại của Sandbox

Cho dù là Google không chính thức thừa nhận có sandbox. Nhưng khi suy xét về lẽ tự nhiên thì bạn thấy đó: giả sử, bạn là Google thì khi một website mới xuất hiện, chắc hẳn bạn cũng không muốn cho nó một thứ hạng quá cao trong kết quả tìm kiếm.

T.T.T – Lời nguyền về Sandbox

Ở buổi Entity Building 3.0 vừa qua tôi đã giới thiệu đến bạn 3 trụ cột chính trong SEO là 3 chữ T, tương ứng: Trust (sự uy tín) – Traffic (sự tương tác) – Theme (sự liên quan) hay Thematic. Đây chính là 3 thứ Google muốn nhìn thấy ở bạn. Với một website chỉ mới xây dựng được vài tháng thì hầu hết thiếu đi 3 yếu tố này. Cụ thể, tôi liệt kê ở đây để bạn chú ý:

ThiếuThiếu sự liên quan & sự chuyên môn – Theme

Hãy nghĩ mà xem

Google cần những content chất lượng đứng đầu ở bảng tìm kiếm, và hơn hết, nó phải nhìn nhận website bạn như một “chuyên gia” trong lĩnh vực, một website đề cập, nói, truyền tải, giải đáp nhiều khía cạnh của người dùng.

Ý tôi là, nếu tôi muốn tin một người có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực SEO hay không, thì họ phải hiểu biết về nhiều khía cạnh trong lĩnh vực như: google panda, google penguin, backlinks, content, tối ưu Onpage, Page Rank, Trust Rank, …

Tương tự, google cũng cần phải nhìn thấy những nội dung ấy trên website của bạn chứ google không muốn các nội dung như dịch vụ seo quận 1, dịch vụ seo quận 2, dịch vụ seo quận 3, dịch vụ seo quận 4, dịch vụ seo giá rẻ, …

Giải pháp của bạn ở đây là gì?

Đơn giản, hãy tạo lập những Semantic và Thematic content!.

Semantic content chứa đựng những semantic keyword (từ khóa ngữ nghĩa) giúp Google dễ dàng hiểu được website của bạn đang nói về chủ đề gì và cho điểm SEO cho bạn dễ dàng hơn và Thematic Content là tập hợp về nhiều Sematic content.

Nếu bạn chưa biết cụ thể semantic content và các tạo lập chúng, hãy xem video kỹ thuật tìm kiếm semantic keywords trong vòng 10p này của tôi:

Thiếu tín hiệu người dùng (Traffic)

Như tôi đã đề cập ở phần trên, nhiều SEOers tin rằng CTR, tỷ lệ thoát và thời gian dừng nằm trong số các yếu tố xếp hạng. Google cần phải thấy được sự tương tác của người dùng trên trang web của bạn ( ở đây ít ra là traffic vào website) thì mới có thể tin tưởng rằng trang web của bạn đang hữu ích với người dùng.

Giải pháp của bạn:

Hãy sử dụng phantom keywords (từ khóa bóng ma) – những từ khóa bị đối thủ lãng quên không SEO và có nhiều lượt tìm kiếm.

Phantom Keywords đang được tìm kiếm nhiều hơn – google sandbox

Mỗi một bài viết bao gồm các phantom keywords sẽ có thể lên top rất dễ dàng cho dù bạn là website mới. Vì cơ bản, ở những bài viết phantom, sự cạnh tranh rất ít, và nếu content bạn tối ưu tốt hơn đối thủ thì bạn dễ dàng xếp hạng cao.

Bài viết hướng dẫn tìm kiếm phantom keyword tại đây: 3 bước đơn giản tăng 60,000 truy cập/năm cho website trong 6 tháng

Kết hợp ý 1 và ý 2 ở đây, bạn đã có được những bài viết theo chủ đề (semantic content) để làm rõ nghĩa cho website của mình. Kèm theo đó là những bài viết phantom (support content) có traffic vào nữa, rồi đi link nội bộ giữa các bài viết. Chắc chắn bạn sẽ đạt được 2 chữ T là Theme & Traffic rồi.

Links cùng với content và RankBrain thuộc 3 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Và link thì bao gồm các loại link là: internal link (liên kết nội bộ), out-link (link trỏ ra ngoài), backlink (liên kết trỏ về).

Ở 2 yếu tối internal link và out-link, bạn có thể chủ động xây dựng chúng theo như bước số 2 tôi đề cập ở trên.

Còn với backlink thì nếu 1 website mới lập, thì lẽ tự nhiên sẽ có ít backlink chất lượng uy tín trỏ về, hoặc nếu có thì backlink yếu không có đủ “link juice” để truyền sức mạnh đến cho bạn.

yếu tố làm sandbox website - google sandbox
Các yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng trang web – google sandbox

Bạn có thể xây dựng nhiều backlinks trong một tháng, nhưng nếu chúng không có chất lượng cao thì chỉ khiến Google nhanh chóng bỏ lơ mà thôi.

Hãy cẩn thận với số lượng backlink tăng quá nhanh chóng một cách đáng ngờ. Kế đó là anchor text từ khóa SEO chính tối ưu hóa quá mức. Chúng có thể là lý do khiến bạn bị Google phạt đấy.

Từ khóa cạnh tranh ở các thị trường khác nhau

Điều này có thể bạn đã biết, thuật toán xếp hạng của Google không phải giống nhau ở tất cả các thị trường. Mà Google đã cố tình làm nó khác biệt giữa các ngành, các ngách khác nhau.

Đây không phải là loại thuật toán xếp hạng đại trà có thể áp dụng cho tất cả trường hợp đâu.

từ khóa ở thị trường khác nhau - google sandbox
Số từ trung bình cho các trang xếp hạng cao trong ba ngành khác nhau: thương mại điện tử, tài chính và du lịch tại Mỹ

 Do vậy hiện tượng sandbox này hoàn toàn khác nhau tùy theo các ngành khác nhau. Ví dụ như các trang web về y tế và pháp lý thì dính sandbox lâu hơn các ngành khác.

Đó là vì các trang web này có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người; nội dung trên các web ấy cần được xem xét cách nghiêm túc.

Tuy vậy vẫn có những luồng ý kiến trái chiều về thời hạn sandbox giống nhau ở tất cả lĩnh vực và mức độ cạnh tranh khác nhau.

Làm thế nào để hủy bỏ hoặc rút ngắn thời gian sandbox?

Liệu chúng ta có thể hủy bỏ khoảng thời gian sandbox bằng việc tạo ra content ấn tượng và hệ thống xây dựng liên kết white-hat chất lượng không nhỉ?

Theo kinh nghiệm của Bill Sebald – một chuyên gia SEO global thì hoàn toàn có thể. Tôi đã check website Sparktoro.com bằng việc trình chiếu ảnh chụp màn hình Từ Ahrefs thể hiện số lượng backlink của website này.

Ảnh trình chiếu lượng backlink từ Sparktoro.com – ví dụ google sandbox

Còn đây là số lượng từ khóa organic và lượng traffic tìm kiếm của webiste :

Ảnh trình chiếu lượng organic traffic của Sparktoro.com – google sandbox

Nhìn tổng thể thì những con số thống kê trên cả 2 biểu đồ quả thật ấn tượng!

Nhưng nếu quan sát kĩ hơn , bạn sẽ thấy thật ra Sparktoro không xếp hạng cho bất kỳ từ khóa nặng ký nào trong top 10 cả (ngoại trừ các từ khóa thương hiệu).

Sparktoro không có từ khóa nào nặng ký cả – google sandbox

Vậy tôi cần làm gì khi đối mặt với Google Sandbox

Chúng ta hoàn toàn có thể phá vỡ các hiệu ứng sandbox này. Nếu một trang web viral nội dung (sức lan truyền rộng rãi) và đang nhận được vài trăm đến 1 nghìn traffic hàng ngày, hoạt động mạnh mẽ trên social media và nhận được lượng backlinks chất lượng thì trang web đó sẽ ngay lập tức được đưa vào tầm mắt của Google. Tôi đã thấy điều này xảy ra hai lần cho đến nay với các trang web hoàn toàn mới, ngay cả những trang được xếp hạng # 1 cho các từ khóa hàng đầu của họ.

Thực tế thì việc thành lập 1 thương hiệu hay website mới là cơ hội tuyệt vời để bạn làm PR hay xây dựng liên kết tốt hơn. Một trong những cách làm ấy là Entity. Như đã đề cập phía trên…

KẾT LUẬN

Sandbox quả thật là rào cản lớn với những website mới. Dù Google chưa từng có thông báo chính thức nào về hiện tượng này nhưng theo lẽ tự nhiên thì Google vốn dĩ đã không mấy tin tưởng vào các trang web mới được thành lập rồi!

Song, những người mới bắt đầu tạo dựng và chuẩn bị SEO cho website mới vẫn có thể phá bỏ hoặc rút ngắn thời gian sandbox bằng cách cải thiện tốt 4 yếu tố chính sau: content, traffic, trust và cả từ khóa cạnh tranh ở các thị trường khác nhau. Từ đó, website biết đâu sẽ có cơ hội lọt ngay vào tầm mắt Google.

Chúc bạn thành công!

Để tránh bị Google “ngó nghiêng” website của mình thường xuyên, tại sao bạn không thử làm chuẩn mọi thứ SEO website ngay từ đầu. Tham khảo các khóa đào tạo seo của Hoc11.vn SEO để có kiến thức được hệ thống chi tiết.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.searchenginejournal.com/what-is-the-google-sandbox/1513/
  • https://ahrefs.com/blog/google-sandbox/
  • https://www.sociusmarketing.com/google-sandbox.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *