Thu thập dữ liệu bằng những công cụ như Google Analytics rất quan trọng để mở rộng khả năng tiếp cận trực tuyến cho doanh nghiệp, chuyển lead (khách hàng tiềm năng) thành khách hàng, và tối ưu chiến lược digital marketing để tạo ra mối quan hệ mạnh hơn với khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu nói dễ hơn làm.
Google Analytics và những công cụ phân tích khác dù hỗ trợ cho quá trình đó, nhưng chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn với sự bổ trợ của Tag (thẻ).
Google Tag là gì?
Tag, theo nghĩa chung, là một đoạn mã nhỏ bạn nhúng vào Javascript hoặc HTML của website để trích xuất một số thông tin nhất định.
Với marketer, những thông tin Tag cần thiết thường bao gồm người dùng vào trang của bạn trong bao lâu, số lượng người đăng ký mẫu, họ đến web của bạn từ đâu, họ click vào link nào hay thậm chí họ bỏ sản phẩm nào khỏi giỏ hàng.
Mỗi tag theo dõi những thứ khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể tạo tag để biết có bao nhiêu người điền form đăng ký trên trang “Liên hệ”. Tag này sau đó sẽ gửi thông tin chính xác tới Google Analytics, hoặc Adwords, hoặc bên thứ 3.
Không may, việc tạo tag thủ công có thể là quá trình không dễ gì với marketer không có kinh nghiệm về code, và việc nhờ bộ phận IT làm cũng tốn thời gian.
Với Google Tag Manager, toàn bộ quá trình đánh tag của bạn sẽ dễ hơn.
Điều bạn cần làm là nhúng đoạn mã vào website 1 lần và mỗi lần bạn muốn tạo tag, GTM sẽ tạo giùm bạn.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager (GTM) là hệ thống quản lý tag cho phép bạn tạo ra và theo dõi tag trên giao diện người dùng, không cần phải viết code mỗi khi bạn muốn xây dựng tag.
Bạn đơn giản nhúng mã Google Tag Manager vào mỗi trang trên website của mình. Cái này loại bỏ quá trình tạo tag thủ công, làm cho quy trình marketing hiệu quả và chính xác hơn.
Google Tag Manager làm một số thứ:
- Thứ 1, GTM cho phép lập trình viên và bộ phận IT tập trung và những nhiệm vụ tổng thể bằng cách loại bỏ gánh nặng viết từng tag marketing riêng rẻ.
- Thứ 2, vì GTM làm tag cho bạn, nó giảm đáng kể khả năng xảy ra lỗi do con người.
- Thứ 3, GTM cho phép bộ phận marketing của bạn kiểm soát hoàn toàn những tag mà họ tạo và theo dõi. Mang lại cho marketer khả năng quản lý đầy đủ các tag của họ nhằm tăng hiệu quả. Ngoài ra, việc dùng tag cải thiện độ chính xác của hệ thống phân tích, đảm bảo các báo cáo chất lượng cao hơn và cảm nhận tốt hơn về khán giả online đích thực.
Đừng bỏ lỡ:Khách hàng mục tiêu là gì? Cách phân tích khách hàng mục tiêu
Với những điều này, đó vẫn là một công cụ mà bạn có thể muốn tự mình thử trước khi quyết định coi nó có phù hợp hoàn toàn hay không – có lẽ bạn cũng có sẵn hệ thống đánh tag rồi, hoặc bạn không cảm thấy mình cần tới mức đó, bởi vì website không cần tag mới.
Google Tag Manager miễn phí, bạn có thể thử nó mà không gặp rủi ro nào. Đây, tôi sẽ chỉ bạn cách tạo tài khoản, cách tạo tag mới và các sử dụng GTM với G.A và cách nhúng công cụ này vào WordPress.
Sau đó, bạn có thể tự mình quyết định liệu hệ thống này có phù hợp với doanh nghiệp của mình không.
Cách cài Google Tag Manager
Thiết lập tài khoản
Tạo tài khoản miễn là quy trình 2 bước đơn giản, nhưng nó tách biệt khỏi bất kỳ tài khoản Google Analytics hoặc Gmail khác. Hãy thực hiện các bước dưới đây:
Here’s what you do:
1. Đăng ký tài khoản
Vào Google Tag Manager và click nút Start for Free. Nó sẽ yêu cầu bạn nhập tên công ty, quốc gia và URL website, cũng như nơi bạn muốn sử dụng Google Tag (web, iOS, Android., AMP). Khi bạn hoàn thành, click nút “Tạo”.
2. Làm theo hướng dẫn sau
Tiếp theo, bạn được cung cấp code và hướng dẫn bào gồm một đoạn đặt trong thẻ của trang và cái còn lại sau thẻ. Bạn có thể làm việc này hoặc áp code vào web sau (bạn phải đăng nhập vào trình quản lý website). Khi xong, bấm OK.
Cài tag
Khi bạn có tài khoản Google Tag Manager, điều đầu tiên bạn sẽ cần học là cách cài tag.
Bạn có thẻ tạo vô số cấu hình tag trong GTM.
Cái này hữu ích trong việc tạo các báo cáo sâu về hành vi khách hàng, nhưng nó có thể trở nên thiếu hiệu quả nếu bạn không tổ chức tag hợp lý.
Google khuyến khích sử dụng các đặt tên tag như sau: Loại tag – tên ứng dụng – chi tiết.
Chẳng bạn bạn đặt tên tag là “Adwords conversion – iOS – Chiến dịch 2020-02” và cái khác “Google Analytics – CTA – About Us”.
Theo cách này, bạn có thể nhận dạng và thu thập dữ liệu chính xác liên quan tới chiến dịch hoặc trang cụ thể.
Đừng bỏ lỡ:Hướng dẫn thiết lập chiến dịch Smart Promotion với Informational pop-up
Ví dụ, tag thứ 2, “Google Analytis – CTA – About Us” cho bạn biết nút CTA của bạn hiệu quả ra sao. Thông tin này giá trị, và có thể bị mất nếu bạn đặt tên chung chung như ” Nút CTA”.
Giờ bạn đã rõ, hãy xem qua cách cài tag:
1. Tạo tag mới trong Google Tag Manager Dashboard
Trong GTM dashboard, click nút “Add new tag”.
2. Cấu hình Tag
Đặt tên tag, click vào bất kỳ đâu trong hộp “Cấu hình Tag” trên cùng, chọn loại tag.
3. Chọn loại tag
Có hàng tá loại tag (chúng không được thể hiện ở đây, và bạn có thể tùy biến loại tag). Tôi chọn “Classic Google Analytics”.
4. Liên kết tag vào Google Analytics tracking
Nếu bạn muốn theo dõi tag trong G.A, bước tiếp theo là nhập Web Property ID, tìm trong tài khoản G.A. Sau đó chọn “Loại track”. Tôi chọn Pageview, nhưng còn có nhiều lựa chọn khác nha.
5. Chọn trigger để xác định nào kích hoạt tag
Kế tiếp, chọn trigger (trigger là khi bạn muốn ghi lại tag, ví dụ “mỗi khi ai đó vào trang”). Tôi chọn “all pages”, để nhận insight mỗi khi ai đó xem bất kỳ trang nào trên web, nhưng cái này thay đổi tùy theo mục đích của bạn.
6. Lưu tag
Khi bạn hài lòng với thông tin trong “Cấu hình Tag” và “Triggering”, click nút Lưu
7. Kích hoạt tag bằng cách nhấn “Submit”
Kế đến, click nút “Submit”. Tag sẽ không chạy nếu không submit.
Khi bấm Submit, bạn sẽ được chuyến tới trang “Cấu hình Submission”. Có hai lựa chọn: “Publish và Tạo phiên bản” hoặc “Tạo phiên bản”. Ví tôi đã sẵn sàng đẩy tag lên website, nên tôi chọn “Publish and và Tạo version”, sau đó nhấn nút “Publíh” ở góc trên bên phải.
8. Thêm tên và mô tả vào tag để tổ chức chúng
Cuối cùng, bạn sẽ thấy “Mô tả phiên bản Container”. Để giữ trật tự các tag, hãy thêm tên và mô tả để hiểu những gì bạn cố ghi lại với tag này.
9. Bảo đảm tag của bạn xuất hiện trong báo cáo “Tóm tắt phiên bản”
Giờ, bạn đã tạo thành công tag đầu tiên của mình.
Google Tag Manager và Google Analytics
Nếu bạn muốn sử dụng GTM với G.A, có một số bước bạn cần thực hiện. Tuy nhiên, đó là một nỗ lực xứng đáng – nhúng mã vào website của bạn sẽ tăng sự gọn gàng trong báo cáo Analytics.
Trước hết, bạn cần gỡ code GA khỏi web. Bạn chỉ cần code GTM được nhúng vào là đủ – nếu bạn dùng cả 2, data của bạn sẽ lộn tùng phèo lên hết.
Đừng bỏ lỡ:Hướng dẫn thiết lập chiến dịch Smart Promotion với Coupon pop-up
Thứ 2, bạn sẽ tạo ra G.A Tracking ID. Một biến là công cụ GTM dùng để tăng hiệu quả bằng cách lưu data phụ (tùy chọn) bạn cung cấp.
Nếu bạn lưu GA Tracking ID như một biến, bạn sẽ không phải tìm nó khi bạn cần tạo tag mới cho G.A.
Cách tạo Biến trong Google Tag Manager
1. Click “Variables” trên trang chủ GTM
2. Dưới “Biến do người dùng định nghĩa”, bấm “Mới”
3. Đặt tên biến
Tôi đặt nó là “GA Tracking ID” để dễ nhớ. Sau đó, click hộp “Cấu hình biến”.
4. Chọn loại biến
Chọn “Constant” là loại biến, vì bạn không muốn ID thay đổi khi tag thay đổi.
5. Lưu cài đặt
Giờ, nhập G.A Tracking ID vào hộp “Giá trị” và chọn “Save” phía trên bên phải.
Tiếp theo, tùy chỉnh “TestTag1” mà bạn tạo từ trước trong bài này, và bao gồm biến mới bạn vừa tạo.
Cách sửa Tag và thay đổi giá trị của nó
1. Chọn tag cần sửa
Trở lại trang chủ, chọn “Tag” từ thanh bên. Chọn tag bạn muốn sửa (tôi chọn “TestTag1”).
2. Click icon “+” màu xám kế bên hộp “Web Property ID”
3. Sửa biến
Một khung “Chọn biến” sẽ hiện lên, và lựa chọn đầu tiên, “GA Tracking ID”, là biến mà chúng ta vừa tạo. Chọn nó.
4. Click Lưu
Giờ, “Web Property ID” trong tag của bạn sẽ cho biết (hoặc bất kỳ tên nào bạn đặt cho biến). Click lưu và tag được cập nhật.
Google Tag Manager cho WordPress
Nếu doanh nghiệp sử dụng WordPress làm website, có một quy trình 2 bước đơn giản để tích hợp GTM vào WordPress.
Có sẵn các plugin nếu bạn mua phiên bản doanh nghiệp, chẳng hạn như DuracallTomi.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm thủ công, thì cũng không quá khó. Nó chỉ phiền 1 tí nếu bạn có hàng tấn trang khác nhau trên web và muốn dùng tag cho tất cả các trang – bạn phải copy và dán đoạn mã trên vào dưới thẻ ở mỗi trang.
Đây là cách làm:
1. Copy mã tag
Copy mã GTM bạn được cung cấp trong quá trình cài đặt.
Nếu bạn đã cài sẵn tài khoản, bấm vào mã “GTM” màu xanh bên dưới “Workspace changes” trên trang chủ GTM. Mã màu xanh sẽ cung cấp cho bạn code GTM cụ thể.
2. Cài mã vào WordPress
Giờ hãy dán mã vào bên dưới thẻ ở mỗi trang trên site WordPress.
Giờ, site WordPress đã được chuẩn bị cho bất kỳ tag nào bạn muốn tạo ra bằng GTM. GTM sẽ tự động tạo mã cho các tag sau nay và nhung vào bất kỳ trang nào bạn chọn.
Post Views: 231
- Hướng dẫn cách huỷ và đăng ký gói voucher hoàn xu Xtra trên Shopee
- Tổng hợp những nghề kiếm nhiều tiền nhất ở Việt Nam năm 2020
- Top 3 khóa học IELTS online đáng “đồng tiền bát gạo” nhất hiện nay
- Thiết kế Web chuẩn SEO cần những gì? Kiểm tra như thế nào
- Tại sao Shopee lại tách đơn hàng thành nhiều kiện khác nhau?