Google tìm kiếm là dịch vụ cung cấp chính và quan trọng nhất của công ty Google. Dịch vụ này cho phép người truy cập tìm kiếm thông tin trên Internet .
#1. Cách hoạt động của Google tìm kiếm
1. Tổng quan
Công cụ tìm kiếm Google hoạt động như thế nào?
Mỗi khi bạn tìm kiếm sẽ có hàng ngàn, hàng triệu trang web chứa thông tin hữu ích xuất hiện. Việc kết quả nào sẽ hiển thị bắt đầu từ trước cả khi bạn nhập.
2. Cách tổ chức thông tin
Sắp xếp nội dung trang web
Ngay trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm, Google đã sắp xếp thông tin các trang web trong chỉ mục.
Chỉ mục chứa nhiều thông tin hơn tất cả các thư viện trên thế giới gộp lại.
Cách công cụ tìm kiếm sắp xếp thông tin
Thông tin từ hàng trăm tỷ trang web sẽ được thu thập và sắp xếp trong các chỉ mục.
Nguyên tắc cơ bản
Quá trình bắt đầu với một danh sách địa chỉ web đã có từ những lần thu thập trước và sơ đồ trang web cung cấp bởi chủ sở hữu các trang web đó. Khi trình thu thập truy cập, nó sử dụng các liên kết trên sơ đồ đó để khám phá các trang con.
Phần mềm này đặc biệt chú ý đến các trang mới, những thay đổi trên các trang cũ và các liên kết hỏng. Chương trình máy tính sẽ xác định trang nào để thu thập, tần suất và số lượng trang con tìm để nạp ở mỗi trang web.
Google cung cấp công cụ giúp chủ sở hữu trang lựa chọn cách Google thu thập dữ liệu trang web của họ. Họ có thể cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách xử lý các trang con trên web của họ. Họ có thể yêu cầu thu thập lại hoặc từ chối thu thập thông tin bằng cách sử dụng tệp “robots.txt”.
Google không bao giờ chấp nhận thanh toán để thu thập dữ liệu một trang thường xuyên hơn. Cung cấp công cụ tương tự cho tất cả các trang để đảm bảo kết quả tìm kiếm tốt nhất.
Tìm kiếm thông tin bằng Crawling
Web giống như một thư viện ngày càng phát triển. Với hàng tỷ cuốn sách và không có hệ thống lưu trữ trung tâm. Google sử dụng phần mềm gọi là trình thu thập dữ liệu để khám phá các trang web công khai.
Trình thu thập xem các trang web và đi theo liên kết trên các trang đó. Giống như khi bạn đang lướt web.
Nó đi qua các liên kết và đưa dữ liệu trang web đó trở lại máy chủ.
Sắp xếp thông tin bằng cách lập chỉ mục
Khi trình thu thập tìm thấy một trang web, các hệ thống sẽ hiển thị nội dung của trang.
Nó lưu ý các điểm mấu chốt – từ từ khóa đến độ mới của trang. Sau đó, tiếp tục theo dõi toàn bộ điểm đó trong chỉ mục.
Chỉ mục tìm kiếm của Google chứa hàng trăm tỷ trang web và có kích thước hơn 100.000.000 gigabyte. Nó giống như các mục ở mặt sau của một cuốn sách. Với một mục nhập cho mỗi từ được nhìn thấy trên mỗi trang web.
Khi google lập chỉ mục một trang web, họ thêm nó vào các mục cho tất cả các từ mà nó chứa.
Với ‘Sơ đồ kiến thức’, Google tiếp tục vươn xa trong việc kết hợp từ khóa để hiểu rõ hơn về con người, địa điểm và những điều bạn quan tâm. Họ không chỉ tổ chức thông tin về các trang web mà cả các loại thông tin khác.
Công cụ tìm kiếm Google có thể giúp bạn tìm văn bản từ hàng triệu cuốn sách trong các thư viện lớn. Tìm thời gian đi lại giữa các địa điểm hoặc giúp bạn truy cập dữ liệu từ các nguồn công cộng như Ngân hàng Thế giới.
Ngay lập tức hiển thị kết quả phù hợp cho bạn
Trong chưa đầy 1giây, thuật toán tìm kiếm của Google sắp xếp hàng trăm tỷ trang web trong chỉ mục tìm kiếm để tìm kết quả hữu ích, phù hợp nhất cho bạn.
3. Thuật toán tìm kiếm
Cách thuật toán tìm kiếm hoạt động?
Với lượng thông tin trên internet, việc tìm kiếm những gì bạn cần gần như không thể nếu không có trợ giúp sắp xếp thông tin. Hệ thống xếp hạng của Google được thiết kế để làm việc đó: sắp xếp hàng trăm tỷ trang web trong chỉ mục tìm kiếm để tìm kết quả hữu ích, phù hợp nhất trong chưa đầy 1 giây và trình bày chúng theo cách dễ nhìn nhất.
Hệ thống xếp hạng này tạo thành từ không chỉ một, mà là một loạt các thuật toán. Để cung cấp thông tin hữu ích nhất, thuật toán tìm kiếm xem xét nhiều yếu tố, bao gồm các từ truy vấn của bạn, mức độ liên quan và độ hữu ích của các trang, nguồn, vị trí và cài đặt của bạn.
Để đảm bảo các thuật toán tìm kiếm đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, google có một quy trình nghiêm ngặt bao gồm kiểm tra trực tiếp và hàng ngàn người đo lường chất lượng tìm kiếm đã được đào tạo từ khắp nơi trên thế giới. Những người này tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của google với thuật toán tìm kiếm.
Tìm hiểu thêm về các yếu tố chính giúp xác định kết quả được trả về cho truy vấn của bạn
Ý nghĩa truy vấn của bạn
Để trả về kết quả có liên quan đến truy vấn của bạn, trước tiên cần lập thông tin mà bạn đang tìm kiếm – ý định đằng sau truy vấn của bạn. Hiểu ý định về cơ bản là hiểu ngôn ngữ và là một khía cạnh quan trọng trong tìm kiếm. Google xây dựng các mô hình ngôn ngữ để cố gắng giải mã chuỗi từ nào chúng ta sẽ tìm trong chỉ mục.
Điều này bao gồm các bước như diễn giải lỗi chính tả để cố gắng hiểu truy vấn mà bạn đã nhập bằng cách áp dụng một số nghiên cứu mới nhất về ngôn ngữ tự nhiên.
Ví dụ: hệ thống từ đồng nghĩa của Google giúp công cụ tìm kiếm biết ý định của bạn bằng cách thiết lập nhiều từ có nghĩa giống nhau. Khả năng này cho phép công cụ khớp truy vấn “thay đổi bóng đèn” bằng các trang về “cách thay thế bóng đèn”. Hệ thống này mất hơn năm năm để phát triển và cải thiện đáng kể kết quả của 30% lượt tìm kiếm.
Ngoài các từ đồng nghĩa, thuật toán cũng cố gắng hiểu loại thông tin bạn đang tìm kiếm. Nó có nghĩa cụ thể hoặc mang nghĩa rộng? Có những từ như ‘đánh giá’, ‘hình ảnh’ hoặc ‘giờ mở cửa’ cho thấy một thông tin cụ thể. Nếu truy vấn được viết bằng tiếng Pháp, nó sẽ gợi ý rằng bạn muốn câu trả lời bằng tiếng đó? Hoặc bạn đang tìm kiếm một doanh nghiệp gần đó và muốn địa chỉ?
Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của phân loại truy vấn là phân tích về việc liệu truy vấn của bạn có đang tìm kiếm nội dung mới hay không. Nếu bạn tìm kiếm các từ khóa theo xu hướng, các thuật toán sẽ hiểu như một tín hiệu rằng thông tin mới sẽ hữu ích hơn các thông tin cũ. Điều này có nghĩa là khi bạn đang tìm kiếm kết quả mới nhất về ‘tỉ số NFL’, ‘nhảy múa với ngôi sao’, bạn sẽ thấy tin mới nhất.
Sự liên quan của các trang web
Tiếp theo, các thuật toán phân tích nội dung của các trang web để đánh giá xem trang có chứa thông tin liên quan đến những gì bạn tìm kiếm hay không.
Tín hiệu cơ bản nhất thông tin có liên quan là khi một trang web chứa các từ khóa giống truy vấn của bạn. Nếu những từ khóa đó xuất hiện trên trang, hoặc nếu chúng xuất hiện trong tiêu đề hoặc nội dung của văn bản, thông tin nhiều khả năng có liên quan. Ngoài kết hợp từ khóa đơn giản, Google sử dụng dữ liệu tổng hợp để đánh giá xem kết quả tìm kiếm có liên quan đến truy vấn hay không sau đó chuyển đổi dữ liệu đó thành các tín hiệu giúp hệ thống máy tính thông minh ước tính mức độ phù hợp.
Các tín hiệu liên quan này giúp thuật toán tìm kiếm đánh giá xem một trang web có chứa câu trả lời cho truy vấn của bạn hay không, thay vì chỉ lặp lại cùng một câu hỏi. Nghĩ mà xem: khi bạn tìm kiếm những con chó, bạn có thể không muốn một trang có chữ “con chó” trên đó hàng trăm lần. Do vậy, các thuật toán đánh giá xem một trang có chứa nội dung liên quan khác ngoài từ khóa chó hay không – chẳng hạn như hình ảnh chó, video hoặc danh sách các giống chó.
Điều quan trọng cần lưu ý là, tuy hệ thống có thể phân tích tín hiệu có thể định lượng để đánh giá mức độ liên quan, nhưng chúng không được thiết kế để phân tích các khái niệm chủ quan như quan điểm hoặc khuynh hướng chính trị của nội dung trang.
Chất lượng nội dung
Ngoài việc kết hợp các từ trong truy vấn của bạn với các tài liệu có liên quan trên web, thuật toán tìm kiếm cũng sẽ ưu tiên các nguồn đáng tin cậy nhất hiện có. Để làm điều này, các hệ thống của Google được thiết kế để xác định các tín hiệu giúp xác định trang nào thể hiện chuyên môn và độ tin cậy về một chủ đề nhất định.
Google tìm kiếm sẽ chú ý các trang web mà nhiều người dùng đánh giá cao cho các truy vấn tương tự. Ví dụ: nếu các trang web nổi bật khác có liên kết đến trang này (được gọi là PageRank), điều đó là một dấu hiệu tốt cho thấy thông tin đáng tin cậy.
Phản hồi từ quy trình đánh giá chất lượng tìm kiếm được sử dụng để tiếp tục sửa đổi cách hệ thống phân biệt chất lượng thông tin.
Các thuật toán chống spam đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng 1 trang và giúp Google đảm bảo các trang web không tăng kết quả tìm kiếm thông qua hành vi gian lận.
Nội dung trên web và hệ sinh thái thông tin rộng lớn luôn thay đổi. Google liên tục đo lường, đánh giá chất lượng các hệ thống của mình để đảm bảo đạt được sự cân bằng phù hợp về thông tin. Qua đó duy trì niềm tin của bạn vào kết quả tìm kiếm.
Độ thân thiện của các trang web
Khi xếp hạng kết quả, Google cũng đánh giá xem các trang web có thân thiện hay không. Google sẽ phát triển các thuật toán để quảng bá các trang này nhiều hơn.
Các thuật toán này phân tích các tín hiệu cho thấy liệu tất cả người dùng có thể xem kết quả tìm kiếm đó hay không. Như liệu trang web có xuất hiện chính xác với các trình duyệt khác nhau hay không. Nó có được thiết kế cho tất cả các thiết bị và kích cỡ, bao gồm máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Và liệu thời gian tải trang có nhanh đối với người dùng có kết nối Internet chậm hay không.
Để chủ sở hữu có thể cải thiện chất lượng trang web của họ, Google sẽ thông báo cho chủ trang trước những thay đổi quan trọng đối với thuật toán tìm kiếm. Ví dụ, vào tháng 1 năm 2018, Google đã thông báo rằng các thuật toán sẽ bắt đầu xem xét tốc độ load trang. Để hỗ trợ, Google đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về các công cụ như PageSpeed Insights và Webpagetest.org nhằm giúp họ có thể thấy những gì cần điều chỉnh với trang web.
Bối cảnh và thiết lập
Thông tin như vị trí của bạn, lịch sử tìm kiếm và cài đặt tìm kiếm đều giúp Google điều chỉnh kết quả theo những gì phù hợp nhất với bạn trong thời điểm đó.
Google sử dụng quốc gia và địa điểm của bạn để cung cấp nội dung phù hợp với khu vực đó. Chẳng hạn, nếu bạn ở Chicago và bạn tìm kiếm bóng đá. Thì rất có thể Google sẽ cho bạn thấy kết quả về đội Chicago Bears trước tiên. Trong khi đó, nếu bạn tìm kiếm bóng đá tại Luân Đôn. Google sẽ hiển thị kết quả về Premier League cao hơn. Cài đặt tìm kiếm cũng là một dấu hiệu quan trọng về kết quả mà bạn thấy hữu ích. Chẳng hạn như nếu bạn đặt ngôn ngữ ưa thích hoặc chọn tìm kiếm an toàn (một công cụ giúp lọc ra kết quả rõ ràng).
Trong một số trường hợp, Google cũng có thể cá nhân hóa kết quả của bạn bằng lịch sử tìm kiếm gần đây. Chẳng hạn, nếu bạn tìm kiếm về Barcelona và gần đây đã tìm kiếm về Barcelona vs Arsenal, đó có thể là một dấu hiệu quan trọng là bạn muốn có thông tin về câu lạc bộ bóng đá chứ không phải thành phố.
Tìm kiếm cũng bao gồm một số tính năng cá nhân hóa kết quả trong tài khoản Google của bạn. Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm các sự kiện ở gần mình thì Google có thể điều chỉnh một số đề xuất cho các danh mục sự kiện bạn có thể quan tâm. Các hệ thống này được thiết kế nhằm hiểu sở thích của bạn, nhưng không được thiết kế cho việc suy ra các đặc điểm nhạy cảm như chủng tộc của bạn, tôn giáo, hoặc đảng phái chính trị.
4. Kết quả hữu ích
Trình bày kết quả theo cách hữu ích nhất
Để giúp bạn tìm kiếm một cách nhanh chóng, Google cung cấp kết quả ở nhiều định dạng. Được trình bày dưới dạng bản đồ chỉ đường, hình ảnh, video hoặc câu chuyện. Google liên tục phát triển cách mới để trình bày thông tin.
Kết quả hữu ích có nhiều dạng
Larry Page từng mô tả công cụ tìm kiếm hoàn hảo phải hiểu bạn và trả lại cho bạn chính xác những gì bạn muốn. Theo thời gian, thử nghiệm của google liên tục cho thấy mọi người muốn có câu trả lời nhanh cho các truy vấn của họ. Google đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các câu trả lời phù hợp nhất, nhanh nhất và ở các định dạng hữu ích nhất cho thông tin bạn đang tìm kiếm.
Nếu bạn tìm kiếm thời tiết, có thể bạn muốn kết quả dự báo, chứ không chỉ là liên kết đến trang web thời tiết. Hoặc chỉ đường: nếu truy vấn của bạn là hướng dẫn đến sân bay San Francisco. Bạn muốn có một bản đồ có chỉ đường chứ không chỉ là liên kết đến các trang khác. Điều này đặc biệt quan trọng trên các thiết bị di động, nơi băng thông bị hạn chế.
Hàng ngàn kỹ sư và nhà khoa học đang nỗ lực cải tiến thuật toán của Google. Xây dựng các cách hữu ích mới để tìm kiếm.
Phát triển để đáp ứng các trang web luôn thay đổi
Web liên tục phát triển, với hàng trăm trang web mới xuất hiện mỗi giây. Điều đó phản ánh qua các kết quả bạn thấy trong tìm kiếm. Google liên tục thu thập lại trang web để lập chỉ mục nội dung mới. Tùy thuộc vào truy vấn, một số trang kết quả thay đổi nhanh chóng, trong khi các trang khác ổn định hơn. Ví dụ: khi bạn tìm kiếm điểm số mới nhất của một trò chơi thể thao. Google thực hiện cập nhật từng giây. Trong khi kết quả về nhân vật lịch sử có thể giữ nguyên nhiều năm.
Ngày nay, Google xử lý hàng nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm. Mỗi ngày, 15% là những truy vấn chưa từng ghi nhận trước đây.
Chỉ bán quảng cáo, không bán kết quả?
Mặc dù có thể trả tiền để được hiển thị trong các phần được đánh dấu rõ ràng. Nhưng không ai có thể mua vị trí tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.
#2. Nhiệm vụ của Google đối với người dùng và Google tìm kiếm
1. Tổng quan
Cách tiếp cận tìm kiếm của chúng ta
Mọi người dùng Google để tìm kiếm thông tin, chủ đề quan tâm và đưa ra quyết định quan trọng. Google biết được tầm quan trọng nên cam kết sẽ không bao giờ dao động. Khi công nghệ phát triển, Google sẽ tiếp tục giúp mọi người tìm thấy thông tin mà họ cần. Theo đó tìm kiếm nên:
Cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp nhất hiện có
Để giúp bạn tìm thấy những gì bạn đang cần, Google xem xét nhiều yếu tố. Bao gồm các từ trong câu hỏi của bạn, nội dung của các trang. Tập trung ngôn ngữ và vị trí của bạn. Google dùng các hệ thống tự động để mang cho bạn thông tin tin cậy và phù hợp nhất.
Để đo lường ,Google có một quy trình nghiêm ngặt. Gồm hàng ngàn người trên khắp thế giới đánh giá chất lượng tìm kiếm.
Tối đa hóa quyền truy cập vào thông tin
Nhiệm vụ của Google là tổ chức thông tin của thế giới và làm cho nó hữu dụng. Với các chủ đề phức tạp, tìm kiếm giúp bạn có thể hình thành sự hiểu biết của riêng mình.
Google chỉ xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm trong các trường hợp hạn chế. Chẳng hạn như tuân thủ luật pháp địa phương hoặc yêu cầu của chủ sở hữu trang web.
Trình bày thông tin theo cách hữu ích nhất
Ngày nay, thông tin càng lúc càng mở rộng, không chỉ còn là các trang web. Vì vậy, nếu bạn tìm kiếm chỉ đường, Google sẽ hiển thị bản đồ. Khi bạn tìm kiếm thời tiết, giá cổ phiếu, Google sẽ hiển thị thông tin cập nhật mới nhất.
Bảo vệ sự riêng tư của bạn
Trách nhiệm của Google là giữ dữ liệu của bạn riêng tư, an toàn và bảo mật. Các cài đặt được xây dựng để bạn có thể chọn cài đặt quyền riêng tư phù hợp với mình. Hoặc thậm chí xóa vĩnh viễn dữ liệu của mình. Để giữ an toàn cho dữ liệu của bạn, Google đã xây dựng một số cơ sở hạ tầng bảo mật tiên tiến nhất trên thế giới. Và Google sẽ không bao giờ bán thông tin cá nhân của bạn cho bất cứ ai. Họ kiếm tiền từ quảng cáo, không phải bằng cách bán thông tin cá nhân.
Được dẫn dắt bởi các nguyên tắc bảo mật của mình. Google tạo ra các công cụ và giải thích bạn hiểu cách họ sử dụng dữ liệu giúp tìm kiếm hữu ích hơn. Ví dụ: với lịch sử tìm kiếm của bạn, Google có thể tự động dự đoán tìm kiếm của bạn. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu tìm kiếm “barcelona”. Google có thể đề xuất địa điểm trước đây bạn tìm kiếm trước cả khi bạn nhập xong.
Bán quảng cáo, không bán gì hơn nữa
Tìm kiếm miễn phí với mọi người. Quảng cáo là thứ duy nhất Google bán.
Google không tính phí bất cứ ai xuất hiện trong chỉ mục tìm kiếm của họ. Google không bao giờ cho đối tác biết cách thuật toán của mình xếp hạng trang web họ. Không ai có thể trả tiền để làm như vậy.
Quảng cáo chỉ được hiển thị nếu chúng có liên quan đến các cụm từ tìm kiếm bạn đã nhập. Đối với hầu hết các tìm kiếm, Google không hiển thị quảng cáo nào cả. Khi Google hiển thị quảng cáo, thì nó luôn luôn dán nhãn để bạn có thể phân biệt.
Giúp người sáng tạo nội dung thành công trực tuyến
Để hỗ trợ một mạng lưới nội dung mới và hữu ích bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, Google giúp mọi người, nhà xuất bản và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô thành công và được người khác tìm thấy.
Google gửi khách truy cập đến các trang web lớn và nhỏ thông qua kết quả tìm kiếm. Cung cấp các công cụ và tài nguyên để giúp chủ sở hữu trang web thành công.
2. Kiểm tra nghiêm ngặt
Các kỹ sư của Google dành hàng ngày để thử nghiệm hệ thống. Thực hiện hàng trăm nghìn thử nghiệm mỗi năm, dẫn đến hàng ngàn cải tiến.
Kiểm tra nghiêm ngặt
Mục tiêu của Google là luôn cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và phù hợp nhất.
Mọi thay đổi thực hiện với tìm kiếm luôn nhằm cải thiện tính hữu ích của kết quả. Đó là lý do tại sao Google không bao giờ nhận tiền từ bất kỳ ai để thay đổi kết quả tìm kiếm.
Kiểm thử
Tìm kiếm thay đổi qua nhiều năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Từ những đổi mới như Sơ đồ tri thức, đến cập nhật thuật toán xếp hạng. Để đảm bảo tiếp tục làm nổi bật nội dung có liên quan. Mục tiêu của Google là luôn cải thiện tính hữu ích của kết quả.
Các thay đổi này thông qua kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt. Nếu thử nghiệm đó cho thấy sự thay đổi mang lại kết quả hữu ích, thì sẽ được ra mắt.
Thử nghiệm tìm kiếm: từ ý tưởng đến việc khởi chạy
Các kỹ sư của Google có nhiều ý tưởng về các cách để làm cho kết quả tìm kiếm của bạn hữu ích hơn. Nhưng Google không dùng linh cảm hay ý kiến của chuyên gia nào. Họ dựa vào thử nghiệm rộng rãi và có một quy trình đánh giá nghiêm ngặt. Dữ liệu từ các đánh giá và thử nghiệm này được xem xét kỹ lưỡng bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm và các nhà phân tích tìm kiếm, cũng như các chuyên gia pháp lý và quyền riêng tư khác – những người sau đó xác định xem thay đổi có được chấp thuận để ra mắt hay không.
Trong năm 2018, Google đã chạy hơn 654.680 thử nghiệm, thông qua những kiểm định viên bên ngoài, được đào tạo và thử nghiệm trực tiếp. Dẫn đến hơn 3234 cải tiến cho bộ máy tìm kiếm.
Chỉ bán quảng cáo, không bán kết quả tìm kiếm
Google luôn tin rằng điều quan trọng là mọi người phải có quyền truy cập vào thông tin tốt nhất, miễn phí. Và quảng cáo của Google cho phép Google cung cấp công cụ tìm kiếm miễn phí. Một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai, bất kể trình độ giáo dục hoặc mức thu nhập nào.
Khi bạn sử dụng tìm kiếm Google, quảng cáo có thể xuất hiện cùng với kết quả tìm kiếm. Điều quan trọng là phải minh bạch về khác biệt giữa kết quả được trả tiền và miễn phí. Đó là lý do tại sao quảng cáo được dán nhãn rõ ràng. Vì vậy chúng rất dễ phân biệt với phần còn lại của trang.
Google làm việc để chỉ hiển thị quảng cáo khi chúng có liên quan đến mục tiêu bạn đang muốn đạt được trên Google. Họ chỉ tính phí các nhà quảng cáo khi người dùng tương tác với quảng cáo. Vì vậy mối quan tâm của Google là chỉ hiển thị các quảng cáo hữu ích.
Các mối quan hệ thương mại của Google không tác động đến các thay đổi của thuật toán tìm kiếm. Google đảm bảo các vấn đề này được xử lý dựa trên tầm quan trọng và tác động với người dùng. Không phải do mối quan hệ tài chính với Google.
3. Hỗ trợ cho người sáng tạo nội dung
Google giúp người sáng tạo nội dung và doanh nghiệp được phổ biến trực tuyến.
Để duy trì tính toàn vẹn của kết quả tìm kiếm, Google phải giữ cách công cụ tìm kiếm hoạt động ngoài tầm tay của những kẻ xấu. Tuy nhiên, điều này không thay đổi cam kết của Google. Google đã đầu tư vào việc giúp chủ sở hữu trang web thành công và được phát hiện trên công cụ tìm kiếm. Đồng thời cung cấp một bộ công cụ và tài nguyên để giúp thu hút hàng tỷ khách truy cập vào các trang web lớn và nhỏ.
Giúp chủ sở hữu trang web quản lý sự hiện diện tìm kiếm của họ
Để đưa ra câu trả lời tốt nhất, Google chia sẻ thông tin để giúp đưa nội dung, trang web và ứng dụng của chủ trang được tìm thấy. Google cung cấp các công cụ để giúp quản trị viên hiểu cách hoạt động của bộ máy tìm kiếm. Bao gồm các video, bài đăng blog, diễn đàn và hỗ trợ trực tiếp.
Giúp người sáng tạo và doanh nghiệp được tìm thấy trực tuyến
Tài liệu hỗ trợ
Cổng thông tin quản trị cung cấp một trang cho tài liệu hỗ trợ và tài nguyên hướng dẫn. Như kênh Youtube hướng dẫn, bao gồm hơn 1000 video. Với hướng dẫn SEO, bạn có thể học cách để cải thiện chất lượng trang web của bạn.
Lời khuyên chuyên gia
Chủ sở hữu có thể nhận trợ giúp với web của họ từ người có kinh nghiệm trong diễn đàn. Bao gồm từ các nhân viên của Google và các chuyên gia bên ngoài. Nhận hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên của Google thông qua Google Hangouts.
Công cụ tìm kiếm và xử lý sự cố
Công cụ Search Console giúp quản trị viên web khắc phục sự cố. Hiển thị các lỗi được tìm thấy trên trang web của họ và tư vấn cách khắc phục chúng. Từ chuẩn đoán phần mềm độc hại đến giảm thời gian tải. Các công cụ như Webmaster Troubleshooter, Mobile Friendly test, Lighthouse và PageSpeed Insights giúp chủ sở hữu web xây dựng các trang web thân thiện với tìm kiếm.
Với các công cụ và kênh liên lạc này, Google trao quyền cho chủ sở hữu trang web. Hỗ trợ xây dựng các trang web tuyệt vời cho khách truy cập và hiển thị tốt trong tìm kiếm.
Giúp quảng bá các trang web an toàn và hữu ích
Google cũng đầu tư vào các thuật toán chất lượng cùng với đánh giá thủ công. Đảm bảo rằng các trang web không tăng thứ hạng thông qua hành vi gian lận. Điều này đặc biệt quan trọng. Vì nhiều trang web như vậy có thể gây hại cho mọi người.
Các trang web spam cố gắng đưa họ lên đầu kết quả tìm kiếm. Thông qua các kỹ thuật như lặp đi lặp lại từ khóa, mua các liên kết vượt qua PageRank,…. Spam cũng thường ảnh hưởng đến bảo mật trang web.
Google có nguyên tắc quản trị trang web rõ ràng nhằm loại bỏ hành vi spam. Cung cấp quy trình rõ ràng để kháng cáo khi đã vi phạm.
Các thuật toán có thể phát hiện phần lớn spam và giảm hạng nó hoặc tự động loại bỏ.
Phần còn lại của spam được xử lý thủ công bởi nhóm xóa spam của Google. Khi thực hiện, Google sẽ cố gắng thông báo cho chủ trang để giúp họ giải quyết các vấn đề.
Khi đã khắc phục được sự cố, họ có thể gửi trang web của mình để xem xét lại. Google xử lý tất cả các yêu cầu xem xét lại mà họ nhận được.
Tìm kiếm là một công cụ mạnh mẽ. Nó giúp mọi người tìm, chia sẻ và truy cập vô số nội dung tuyệt vời bất kể kết nối hay vị trí của họ thế nào.
Google làm việc chăm chỉ để chắc rằng bạn thấy kết quả tìm kiếm chất lượng cao, không spam. Họ cũng liên tục cải tiến công nghệ chống spam. Và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bên để thúc đẩy một hệ sinh thái chất lượng.
4. Tối đa hóa quyền truy cập thông tin
Google cam kết một trang web mở và miễn phí
Google cố gắng hết sức để cung cấp thông tin từ web cho mọi người. Google tin rằng xã hội hoạt động tốt khi nó có một nơi cho các tiếng nói được lắng nghe.
Đó là lý do tại sao họ không xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm. Ngoại trừ trong các trường hợp rất hạn chế.
Kết quả tìm kiếm Google phản ánh nội dung trên web
Kết quả tìm kiếm của Google phản ánh nội dung và ý kiến đã được công bố trên web. Đôi khi, chúng có thể hiển thị nội dung có chứa thành kiến, thái độ và thực tiễn tiêu cực.
Nội dung như vậy không phản ánh ý kiến riêng của Google.
Google luôn luôn làm việc để làm cho bộ máy tìm kiếm tốt hơn
Google liên tục làm việc để ngăn chặn nội dung chất lượng kém trong kết quả tìm kiếm.
Nội dung cơ bản trên web cũng liên tục phát triển và thay đổi. Hàng trăm trang web mới được xuất bản mỗi giây. Do đó, Google cố gắng tìm các giải pháp có thể giải quyết vấn đề không chỉ cho 1 mà là hàng trăm triệu trang.
Tuy nhiên, có một số trường hợp Google xóa thủ công nội dung. Google khuyến khích người dân và chính quyền cảnh báo nội dung mà họ cho là vi phạm.
Đối với nhiều vấn đề, chẳng hạn như quyền riêng tư, phỉ báng hoặc ngôn từ kích động thù địch. Nghĩa vụ pháp lý của Google có thể thay đổi theo từng quốc gia. Vì các khu vực pháp lý khác nhau đưa ra kết luận khác nhau về các vấn đề này.
Trường hợp tất cả hợp pháp, Google chia sẻ thông tin trong báo cáo của mình.