Gần 2 tháng sau đó, kể từ ngày cập nhật thuật toán Google Medic (01/08/2018), tài khoản của Danny Sullivan – người chịu trách nhiệm cho việc liên lạc kết nối giữa các kỹ sư Google và người dùng để thu thập phản hồi từ đó cải tiến hệ thống thuật toán Google – đã xác nhận rằng bộ máy tìm kiếm khổng lồ này vừa thực hiện một cập nhật thuật toán “nhỏ”. Đợt cập nhật này đủ để website thấy được sự thay đổi đáng chú ý (nếu không nói là ngoạn mục) về traffic lẫn cả thứ hạng từ khóa.
Và gần đây nhất – tháng 3/2019, Google lại có đợt cập nhật khiến thứ hạng website đột ngột thay đổi.
Tôi biết bạn đang mong chờ tôi giải thích rõ về cập nhật thuật toán lần này, lẫn cả làm thế nào để cải thiện & khôi phục, thậm chí phát triển mạnh mẽ website hơn nữa?
Nhưng có lẽ, bạn sẽ phải đợi đến bài viết sau rồi!
Trong bài viết này tôi sẽ không đưa ra giải pháp cụ thể cho thuật toán này.
Bởi đơn giản, ngay cả khi chúng ta cố gắng theo đúng luật của Google thì vẫn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực của những thứ khác.
- Bạn sẽ làm gì khi google updates?
- Làm sao để biết đâu là nguyên nhân khiến traffic website bị tuột hạng?
- Các bước nào cần thực hiện để xác định những nguyên nhân này?
Chính xác thì bài viết này sẽ đề cập đến: “Bạn nên làm gì khi google cập nhật thuật toán”.
1. Xem thông tin đúng nguồn
Ngay sau khi thông báo về việc google cập nhật thuật toán được tung ra, có hàng trăm, hàng nghìn blogger viết về nó.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nguồn này đều đáng tin cậy.
Tôi không nói rằng những blogger này có ý định xấu, nhưng rất có thể, họ đã không có nguồn thông tin chính xác. Hoặc họ thực hiện những công việc test chưa đúng đắn để xác định ảnh hưởng của thuật toán.
Có thể bạn đang tự hỏi mình nên theo dõi những tài nguyên, nguồn nào?
Thật ra mà nói, theo tôi thì có một số rất ít những website nơi chúng ta có thể tin cậy và làm theo hướng dẫn của họ.
Dưới đây là 4 website và cũng là 4 nguồn cung cấp thông tin chính về việc cập nhật, bao gồm:
- Google’s Official Webmaster Blog:
Official Google Webmaster Central Blog là một nơi cung cấp thông tin cực kỳ đáng tin cậy.
Đây là nơi mà các kĩ thuật viên của Google chia sẻ những thông báo chính thức khi họ muốn công khai về việc cập nhật thuật toán của Google. Tuy nhiên, Google thường hiếm khi chia sẻ chi tiết về bất kỳ đợt cập nhật nào.
Tiếp theo, 3 nguồn thông tin còn lại là:
- Search Engine Journal
- Search Engine Land
- Search Engine Roundtable
Đây là nơi mà các nhà báo và chuyên gia trong ngành sẽ đăng tải thông tin mới nhất về Google và các công cụ tìm kiếm nói chung (bao gồm cả Bing, Yandex và các công cụ khác).
Rõ ràng, số lượng các nguồn sẽ không chỉ có vậy.
Bạn cũng có thể theo dõi các blog khác như:
- Moz
- Backlinko
- Cognitive SEO
- Neil Patel
- Marie Haynes
Những blog như thế này sẽ cung cấp thông tin hơi muộn hơn một chút nhưng họ cũng sẽ thường chia nhỏ ra thành từng bước, đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn vô cùng bổ ích.
Ngoài ra, bạn cũng có được cả những lời khuyên hữu ích về SEO, Digital marketing từ những trang blog này.
2. Kiểm tra traffic và thứ hạng từ khóa
Cách nhanh nhất để biết bạn có đang bị phạt hay không (hoặc có phải là người duy nhất bị phạt hay không) chính là kiểm tra traffic và thứ hạng từ khóa.
Lưu ý: Nếu hầu hết các trang của bạn ở ngoài top 50, bạn có thể không thấy thay đổi lớn về traffic, vì các trang này hiếm khi nhận được bất kỳ lượng traffic nào từ Google.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, nếu thứ hạng của các từ khóa giảm, bạn sẽ thấy lượng traffic cũng sẽ giảm theo trong Google Search Console.
Hướng dẫn kiểm tra traffic & thứ hạng từ khóa
-
Kiểm tra traffic & thứ hạng từ khóa bằng Google Search Console
Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) là công cụ quản trị trang web miễn phí cung cấp bởi Google cho phép bạn theo dõi và quản lý trang web mình.
Lưu ý: Để áp dụng cách này, bạn cần phải cài đặt Google Search Console trước. Bạn có thể tham khảo bài viết Toàn tập về Google Search Console cũng như cách thức sử dụng nó để tối ưu website tại đây.
Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console, chọn website > Hiệu suất
Bước 2: Click vào ô “Ngày: ….” để chọn khung thời gian:
Sau khi set phạm vi ngày, chọn Áp dụng
Bước 3: Kéo xuống dưới, chọn “Trang”. Chọn nút Download và chọn định dạng file bạn mong muốn xuất ra.
Ở đây tôi sẽ muốn so sánh số liệu giữa 7 ngày trước và 7 ngày sau khi Google cập nhật thuật toán. (Hoặc bạn cũng có thể tùy chỉnh khung thời gian này theo ý muốn)
Để tôi lấy ví dụ đợt Google cập nhật thuật toán từ 27/9/2018.
Trong trường hợp này, tôi sẽ để khung thời gian từ 17/09/2018 đến 24/09/2018 và lặp lại các bước 2,3 để lấy số liệu cho khung thời gian ngày 24/09/2018 đến 1/10/2018.
Copy và gộp thông số của 2 khung thời gian này vào chung 1 bản và so sánh:
Ở đây bạn sẽ có số liệu tổng thay đổi trên từng URL bài viết của website về lượt click, lượt hiển thị và vị trí của URL đó. Từ đó, bạn có thể thấy được tình trạng tăng giảm traffic và thứ hạng website.
Kiểm tra traffic và thứ hạng website bằng Ahrefs:
Bước 1: Vào Ahrefs, nhập địa chỉ website, chọn Movement, bạn có thể xuất file khi chọn “Export”
Xuất file và download về máy, bạn sẽ có được nội dung:
Cụ thể:
- Date: Thời gian từ khóa thay đổi thứ hạng
- Previous Position: Thứ hạng từ khóa trước đó
- Current Position: Thứ hạng từ khóa hiện tại
- Position Movement: Thay đổi thứ hạng
Chú ý thời gian thay đổi bạn chỉ cần chú trọng từ ngày 27/9 (ngày cập nhật thuật toán) trở về sau và lượng traffic âm (giảm traffic), traffic dương (tăng traffic)
Lưu ý: Chúng ta chỉ kiểm tra Organic Traffic chứ không phải loại traffic chung.
Các hình phạt của Google cập nhật chỉ áp dụng cho kết quả tìm kiếm tự nhiên. Do đó, traffic đến từ PPC và các kênh Social Media sẽ không được tính trong quá trình kiểm tra traffic này.
Nếu thứ hạng của website giảm đáng kể, có thể bạn đã bị Google phạt.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng:
Chỉ cần bạn rớt một vài thứ hạng thì tất nhiên bản cập nhật thuật toán ngay lập tức đẩy các đối thủ khác đi lên.
Vì vậy, bạn cần phải tiến hành bước tiếp theo sau đây …
Đọc thêm:
3. Kiểm tra kỹ càng trước khi “làm gì đó”
Dục tốc bất đạt, vội vàng và nôn nóng thường làm hỏng mọi việc.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã phân tích kỹ lưỡng trước khi “làm gì đó” như là: Chỉnh sửa website.
Có rất nhiều bạn inbox cho tôi hỏi về cách xử lý website sau khi bị phạt. Nhưng thậm chí họ chưa hề xem xét website mình có thực sự đang bị phạt hay không!
Một nguyên tắc chung là bạn nên kiểm tra traffic truy cập website đều đặn.
Có thể là một tuần, một tháng, nhưng bạn nên theo dõi traffic một cách thường xuyên. Nếu traffic và thứ hạng không giảm chút nào, hãy chờ một khoảng thời gian và sau đó quay lại kiểm tra.
Tất nhiên, ta khó có thể lường trước được tương lai. Đôi khi thứ hạng/traffic sẽ rớt một chút, nhưng sau đó mọi thứ trở lại bình thường.
Đó là lý do tại sao chúng ta không nên vội vàng chỉnh sửa website khi chưa xem xét đánh giá toàn diện và lên kế hoạch kĩ càng.
Tệ nhất là khi bạn thay đổi mọi thứ trên trang web vào lúc traffic không hề thay đổi và thứ hạng của webiste vẫn ổn.
Điều tôi nói nghe có vẻ hiển nhiên. Nhưng thật lòng, tôi đã từng gặp rất nhiều trường hợp như vậy. SEOer vội vàng điều chỉnh lại website khi nghe đến Google cập nhật thuật toán mà chẳng cần biết tình hình thứ hạng & traffic của mình ra sao.
Có thể bạn đã nghe về việc: cập nhật thuật toán hướng đến trang web có mật độ từ khóa (keyword density) lớn hơn 5%?
Dù vậy, đừng vội bắt đầu loại bỏ các từ khóa ở những bài viết. Đặc biệt nếu trang web của bạn vẫn xếp hạng cao hơn so với những “đối thủ” khác.
Tại sao ư?
Vì:
Thay đổi trong các trang thực sự có thể thu hút Google bot đến website thu thập dữ liệu và check lại trang web của chính bạn.
Do đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng việc làm giúp cải thiện content hay trang web của bạn thì kết quả vẫn rất có khả năng xảy ra theo hướng ngược lại – trang web của bạn vẫn có thể bị tụt hạng.
Nếu trang web của bạn đang xếp hạng cao, đừng dại thay đổi nội dung của website mình nhé!
4. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Có lẽ bạn đang mong chờ một cái tên để tham khảo ý kiến? Tuy nhiên, tôi sẽ không đưa ra bất kỳ cái tên nào ở đây. Và tôi cũng sẽ không hướng dẫn về cách chọn một chuyên gia giỏi. Bạn sẽ phải tự nghiên cứu và tìm ra câu trả lời cho chính mình!
Lời khuyên duy nhất tôi có thể đưa ra cho bạn lúc này chính là hãy làm theo bước số 3 (ngay bên trên). Hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng và đừng vội vàng đưa ra quyết định.
Và những gì tôi sắp nói dưới đây sẽ giải thích cho bạn lí do tại sao bạn cần một chuyên gia để khôi phục website bị ảnh hưởng sau khi cập nhật:
1/ Tiết kiệm thời gian: Một chuyên gia am hiểu về SEO & thuật toán Google sẽ luôn biết đâu là việc nên làm, ưu tiên thực hiện và đưa ra cách xử lý kịp thời. Từ đó, tối ưu cả về thời gian thực hiện khôi phục website.
2/ Tiết kiệm công sức: Bạn không phải lo lắng về việc phạm sai lầm hoặc chỉnh sửa không cần thiết có khả năng gây rủi ro và hại đến website.
3/ Tiết kiệm chi phí: Website bạn bị phạt càng lâu, bạn càng mất nhiều tiền! Ngay cả khi bạn phải chi trả để thuê một chuyên gia chỉnh sửa khắc phục web. Kết quả cuối cùng bạn nhận được về doanh số sẽ xứng đáng với chi phí mà bạn bỏ ra.
Nhờ chuyên gia giúp là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để xử lý án phạt của Google.
Nếu bạn có đủ kinh nghiệm với SEO và muốn tự mình xử lý khôi phục website, bạn nên tham khảo ý kiến thứ hai từ một chuyên gia khác trước khi bắt tay vào triển khai bất kỳ thay đổi lớn nào cho website của bạn.
5. Audit website
Mọi công việc khôi phục sau khi bị phạt đều phải bắt đầu bằng việc kiểm tra audit (chỉnh sửa) trang web.
Bất cứ khi nào nhận thấy một thay đổi đáng kể về traffic hoặc thứ hạng từ khóa thì bạn nên kiểm tra trang web, ngay cả khi đó là lần thứ 5 trong năm.
Bạn sẽ không bao giờ biết được plugin nào đang gây ra sự cố hoặc điều gì mà team dev đã bỏ lỡ.
Xem ngay Hướng dẫn Audit website từ A -Z tại link https://www.youtube.com/watch?v=JJ0Vp0v7X8Q
>> Nếu bạn cần kiến thức được hệ thống chi tiết giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy trình triển khai seo và cách triển khai cụ thể, tham khảo khóa SEO Audit của Hoc11.vn nhé! Kiến thức khóa đào tạo SEO được đúc kết từ kinh nghiệm thực chiến hơn 100+ dự án seo Hoc11.vn.
Vậy nên, có 4 điều mà bạn nên xem xét khi kiểm tra audit website:
a) Khía cạnh kỹ thuật:
Khi ra mắt các bản cập nhật mới, Google quét lại một lượt và kiểm tra lại các website. Các vấn đề kĩ thuật cũ mà Google đã bỏ qua (hoặc không tìm ra) trước đó có thể là lý do đáng lo ngại.
Liệu bạn có gây nhầm lẫn cho Google khi có thẻ hreflang hoặc thẻ canonical không đúng?
Điều này không thành vấn đề nếu tốc độ tải trang của bạn là 3 giây và tất cả các đối thủ khác là 10 giây.
Tuy nhiên, nếu sau khi quét qua website, một đối thủ khác của bạn được Google bot phát hiện có page speed cũng là 3 giây, thậm chí có cấu trúc web tốt hơn, thì bạn nên tiến hành tối ưu thêm cho website của mình.
b) Backlinks:
Backlinks dường như là một vấn đề muôn thuở. Ngay cả khi Google nói rằng Thuật toán Penguin 4.0 bỏ qua các link spam thì tôi vẫn thấy có khá nhiều những câu chuyện gần đây về các trang web bị phạt sau một cuộc tấn công SEO.
Click vào để xem video hướng dẫn chi tiết tránh Footprint trong SEO backlink
Các vấn đề liên quan đến backlink sẽ dính nhiều đến vấn đề Footprint, bao gồm:
- Trùng IP
- PBN không có traffic
- PBN trùng Whois , Trùng Gmail
- Trỏ Vòng Tròn
- PBN thường bị sụp host
- PBN sex , cờ bạc
- PBN có theme (giao diện) không đẹp mắt (Google thường đánh giá những PBN này được tạo ra để thao túng thứ hạng, không phải một website cung cấp giá trị hữu ích cho người dùng)
- Bài viết trên PBN được copy từ nguồn khác
c) Nội dung:
Nội dung là một phần rất quan trọng trong trang web. Vậy nên hãy đảm bảo rằng bạn không làm Google bối rối với việc trùng lặp nội dung, các thẻ Meta Description và Titles.
Ngoài ra, bạn nên so sánh cách viết content của mình với đối thủ cạnh tranh đang có.
Điều gì mà chúng ta cần cải thiện không? Còn chủ đề nào khác đối thủ đã có nhưng bạn chưa đề cập không?
Nếu website có nội dung sơ sài, hoặc chỉ đề cập đến duy nhất các sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh thì Google sẽ không ưu ái website của bạn!
Một website được Google đánh giá cao là web cung cấp nội dung hữu ích ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG.
Hiểu đơn giản, bên cạnh việc đề cập đến “sự tuyệt vời của sản phẩm & dịch vụ” mà bạn đang kinh doanh, website cũng cần chú trọng đến việc hướng dẫn, cung cấp thông tin hỗ trợ người dùng giải quyết vấn đề của họ.
Xem ngay bài viết để hiểu rõ hơn cách Google đánh giá Content trên website và tận dụng yếu tố này để tối ưu trang của mình nhé!
d) Trải nghiệm người dùng (UX):
Nhiều cập nhật và thuật toán gần đây (như RankBrain) tập trung rất nhiều vào trải nghiệm người dùng và cách người dùng tương tác với trang web.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhờ một số bạn bè tương tác với trang web của mình. Sau đó, cung cấp cho họ các tính năng cụ thể của website, nhưng không cho họ biết các bước sử dụng tính năng đó.
Chẳng hạn như yêu cầu họ nhắn tin cho website, liên hệ đến nhân viên của công ty bạn, gửi tin nhắn thông qua biểu mẫu, mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận bản tin, …
Điều bạn cần làm bây giờ chính là cung cấp cho họ địa chỉ trang chủ, nhờ họ sử dụng thử các tính năng và ghi chú lại những vấn đề gặp phải.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng họ làm tất cả những điều này một cách dễ dàng trên cả Thiết bị di động và màn hình desktop. Và nhớ là đặc biệt chú trọng vào các thiết bị di động bởi đây là một thị trường đang có xu hướng phát triển khá mạnh ở hiện tại và ngay cả trong tương lai.
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như UserTesting để có input, hoặc yêu cầu một chuyên gia UX xem trang web và đưa ra những lời khuyên hữu ích.
6. Loại trừ khả năng website bị ảnh hưởng bởi update
Nếu việc giảm traffic xuất hiện ngay sau khi cập nhật thuật toán được công bố, nó không đồng nghĩa với việc bản cập nhật chính là nguyên nhân.
Như đã đề cập trước đó, trong thời gian tiến hành một cập nhật thuật toán, Google có thể xem trang web của bạn và tìm một số vấn đề không rõ ràng.
Đây cũng có thể là một hình phạt thủ công, vì vậy hãy kiểm tra Google Search Console. Thông thường bạn sẽ nhận được thông báo về hình phạt, lý do và một số bước cần sửa chữa. Sau khi giải quyết vấn đề, bạn có thể submit trang web của mình để được xem xét và đánh giá lại.
Ngoài ra, đôi lúc bạn còn có khả năng bị trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công SEO. Và nguy hiểm hơn là bạn sẽ không bao giờ biết điều gì gây hại cho website cho đến khi bạn audit lại. Đó cũng chính là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên có bước 5 – Audit website.
7. Chiến lược khôi phục website
Kế tiếp, hãy bắt tay vào để phác thảo kế hoạch khôi phục.
Bí quyết khôi phục thành công website chính là sự ưu tiên.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều vấn đề xảy ra với website, nhưng nếu bắt đầu khắc phục những thứ không quá quan trọng, bạn sẽ hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức. Vì chúng sẽ không cải thiện quá nhiều và kết quả cuối cùng là thứ hạng website vẫn không cao.
Vậy nên, có một chiến lược rõ ràng vô cùng cần thiết vì nó không chỉ giúp bạn thực hiện mọi thứ nhanh hơn mà còn hiệu quả hơn.
Nếu bạn không theo dõi tình hình website của mình thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ biết nguyên nhân gây ra hình phạt!
Khi bạn đã hoàn thành một bước trên tổng thể chỉnh sửa, hãy dành ra chút thời gian để xem liệu nó có tác dụng hay không.
Làm tất cả mọi thứ cùng một lúc sẽ không giúp bạn tìm ra nguyên nhân của hình phạt. Vì vậy bạn sẽ không thể biết những gì cần tránh trong tương lai.v
8. Tiếp tục triển khai SEO thật tốt
Trong hầu hết trường hợp (miễn là trang web không hoàn toàn bị deindexed), cách tốt nhất để thoát khỏi hình phạt là tiếp tục làm SEO tốt.
Bị phạt cũng tương tự như béo phì vậy. Nếu bạn tăng cân mỗi ngày một chút, bạn sẽ không nhận ra. Nhưng cho đến một ngày, bạn đứng trước gương và chợt nhận ra sự thật này.
Giảm cân nhanh là điều gần như không thể. Nếu bạn tăng 10kg trong một năm, dự kiến bạn sẽ mất khoảng 1 năm để giảm béo!
Cố gắng chạy 5 giờ mỗi ngày sẽ không hiệu quả vì nhìn chung, bạn sẽ không thể duy trì. Thử cách tiêu cực khác, chẳng hạn như thuốc giảm cân và chế độ ăn kiêng khắt khe, có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn.
Giải pháp tốt nhất là tiếp tục làm những điều đúng đắn trong một thời gian dài và kết quả sẽ đến.
Trong trường hợp này, hãy áp dụng những kiến thức mà tôi chia sẻ tại blog Hoc11.vn SEO để tiến hành triển khai SEO cho website của bạn mang lại kết quả tốt nhất.
Lời kết:
Thật lòng mà nói, rất khó để có thể biết liệu mất bao lâu để website có thể phục hồi sau một hình phạt. Có thể mất 2 tuần hoặc cũng có thể là 2 năm? Đó là lý do tại sao bạn nên luôn tuân thủ các quy tắc E-A-T của Google.
Để phát triển bền vững, hãy chơi đúng luật!
Sau đợt cập nhật thuật toán vừa rồi website bạn có bị ảnh hưởng gì không? Bạn có luôn thấy các biến động về traffic trên trang web của mình không? Website bạn có phải đã từng bị phạt?
Và … quan trọng hơn, bạn đã bao giờ khôi phục & bật “bá khí” trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nhận án phạt? Làm thế nào mà bạn có thể vực dậy website sau đợt cập nhật đó?
Chia sẻ ngay với tôi trong phần bình luận bên dưới này nhé!
Chúc bạn thành công!
- Phải chú trọng điều gì khi mà Google cập nhật thuật toán thường xuyên?
- Những lưu ý khi bài trí phong thuỷ bàn làm việc
- Bán tạp hóa có giàu không? Cách có lãi 100 triệu từ kinh doanh tạp hóa
- Vụ YouTube xuất hiện clip game tự sát Momo: Chuyên gia cảnh báo khẩn các phụ huynh
- Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn cần những gì?