TrustRank có thể là thuật ngữ bạn đã được nghe nói đến nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng để ý đến chỉ số này. Bởi vì Google đã ẩn chỉ số TrustRank và không có công cụ nào để chấm điểm TrustRank cho website. Nhưng Google vẫn lấy TrustRank là một tiêu chí để đánh giá chất lượng website của bạn. Vậy những yếu tố nào tạo nên TrustRank? Cùng tìm hiểu về TrustRank với tôi ở bài viết dưới đây nhé!
Các bạn có thể hình dung TrustRank giống như một chiếc khiên chắn để bảo vệ website hạn chế khỏi tình trạng bị đối thủ chơi xấu, bắn backlink bẩn. Trong nhiều trường hợp, có thể bạn bị đối thủ chơi xấu nhưng Google Search Console không kịp gửi thông báo đến bạn thì trang web của bạn đã bị đánh sập rồi.
Sau đây sẽ là những yếu tố TrustRank được tôi rút ra từ quyển guideline của Google:
1. Brand Domain
Đây là tên miền và tên thương hiệu của bạn. Ví dụ bạn đang kinh doanh “dịch vụ máy in” thì bạn có thể đặt tên domain cho website của mình là “dichvumayin.com”.
Cách lấy tên thương hiệu hay dịch vụ của mình để đặt cho tên domain sẽ giúp cho từ khóa của bạn thuận lợi hơn trong việc SEO.
Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách SEO chuẩn thì rất dễ bị Google phạt và cho dù các yếu tố khác của bạn đạt chuẩn thì vẫn rất khó để có thể lên top bền vững.
2. About Page
Đây là trang giới thiệu về công ty giúp người dùng có thêm thông tin và tin tưởng hơn về công ty của bạn. Vậy nên, bạn hãy đầu tư nội dung cho trang giới thiệu của công ty mình, bạn cung cấp càng nhiều thông tin thì Google càng đánh giá cao.
Các mục bạn có thể tham khảo triển khai trong phần này như:
- Lịch sử công ty
- Giá trị cốt lõi
- Sứ mệnh công ty
- Tầm nhìn 5 năm
3. Contact Page
Đây là trang cung cấp các thông tin liên hệ của công ty bạn cho khách hàng khi có nhu cầu liên hệ hoặc tìm hiểu thêm về công ty ở những nền tảng khác.
Các thông tin ở phần này thường có:
- Tên công ty
- Số điện thoại
- Địa chỉ
4. Chính sách bảo mật & Điều khoản dịch vụ
Hai trang này đóng một phần lớn trong việc trang web của bạn có ranking hay không. Bởi vì nội dung của trang này được thiết lập để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Vậy nên, Google sẽ đánh giá rất cao trang web của bạn khi cung cấp thông tin minh bạch hướng tới người dùng. Từ đó việc SEO để lên top Google cũng sẽ thuận lợi hơn cho bạn.
Nội dung của 2 trang này bạn không nhất thiết phải sáng tạo hay viết mới, để tiết kiệm thời gian bạn hoàn toàn có thể copy nội dung ở những website khác sau đó thay đổi thông tin cho phù hợp rồi đăng tải trên website của mình mà không lo sợ bị Google phạt.
Sở dĩ bạn có thể copy nội dung cho 2 trang này bởi vì hầu hết mọi loại chính sách được lập ra đều phục vụ lợi ích của khách hàng vậy nên Google sẽ không khắt khe trong việc bạn copy nội dung.
5. Link Out (Outbound Link)
Bạn có thể đặt một số link out từ trang web của bạn chuyển hướng sang những trang web khác như vậy sẽ giúp Google tin tưởng trang web của bạn hơn.
Tuy nhiên, lưu ý là bạn phải tìm hiểu trước về những trang web mà mình sẽ đặt link đến, tuyệt đối không link đến những trang web xấu có nội dung độc hại như vậy sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến website của mình và bạn còn có nguy cơ bị Google phạt.
Nhiều bạn cũng lo lắng rằng việc đặt link out ra ngoài như vậy sẽ khiến cho trang web giảm sức mạnh. Đúng là sức mạnh website của bạn sẽ bị giảm đi một chút nhưng Google vẫn sẽ đánh giá cao website của bạn và tăng điểm TrustRank cho bạn.
Nếu bạn sợ việc link ra ngoài sẽ làm mất điểm sức mạnh thì bạn có thể để nofollow link như vậy sẽ không lo sợ website của mình bị mất điểm sức mạnh nữa.
6. Bounce Rate
Bounce Rate là tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động nào, chẳng hạn như nhấp vào liên kết, điền vào biểu mẫu hoặc mua hàng. Google sẽ căn cứ vào chỉ số Bounce Rate để chấm điểm TrustRank cho website của bạn.
7. Blog
Thường sẽ cung cấp các bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó. Nếu bạn chưa có mục blog thì tôi khuyên bạn nên đầu tư ngay cho website của mình.
Vì khi bạn cập nhật thông tin, chia sẻ kiến thức và cung cấp thêm nhiều giá trị cho khách hàng thì Google sẽ ưu tiên và cho điểm TrustRank cho website của bạn.
Người dùng sau khi đọc xong bài viết nếu họ có thắc mắc hay ý kiến gì thường sẽ để lại bình luận ở ô bình luận dưới mỗi bài viết.
Nếu bài viết của bạn càng có nhiều bình luận thì chứng tỏ nội dung của bạn khá thú vị và đang được nhiều người quan tâm. Google sẽ căn cứ vào đó để đánh giá website của bạn là một website chất lượng cung cấp nội dung hữu ích.
9. Không có copy content
Tuyệt đối bạn không được copy content từ những trang khác bởi vì dù sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị Google Panda phạt.
Một số bạn có sử dụng biện pháp spin content nhưng dù làm cách đó bạn vẫn sẽ bị Google bị phạt. Nếu có spin content thì tôi khuyên bạn chỉ nên làm đối với những website vệ tinh, còn trang web chính của bạn thì tốt nhất là bạn không nên spin content.
10. Chrome Bookmarking
Khi bạn đọc một nội dung hay trên một trang web hay trang báo nào đó, bạn thường có xu hướng sẽ tìm đến trang web đó và tìm đọc những bài viết mới. Để thuận tiện cho việc người dùng tìm kiếm, Google đã thiết kế tính năng Bookmarking có hình ngôi sao.
Bạn chỉ cần bấm chọn hình ngôi sao và lưu lại trên thanh dấu trang là có thể dễ dàng truy cập vào trang web mình mong muốn thay vì phải search trên Google như trước đây.
Chính dấu sao dùng để lưu trữ trên thanh dấu trang sẽ là tiêu chí để Google đánh giá điểm TrustRank, nếu trang web của bạn được nhiều người đánh dấu thì Google nhận định trang web bạn là trang web có nội dung tốt.
Trên đây đều là những yếu tố tạo nên thang điểm TrustRank trên trang web của bạn. Nếu như bạn có được những yếu tố dưới đây, Google sẽ đánh giá cao trang web của bạn và nó sẽ giúp bạn tránh khỏi việc negative SEO.
- Học về cấu trúc so sánh trong tiếng Anh cực chi tiết, cực dễ hiểu
- 10 Cách Tăng Traffic Cho Website lên 10K Traffic/Tháng – P1
- Kinh doanh đại lý sữa: Bật mí cách tìm nguồn hàng
- Một số lưu ý cho người bán khi nhận lại hàng hoàn trả từ ĐVVC trên Lazada
- Cách áp dụng 3 mã giảm giá Shopee trong cùng 1 đơn hàng