Một ngày đẹp trời nào đó, bạn phát hiện website gặp một số vấn đề. What? Có phải website đang bị Google phạt hay không?
Tại sao nó lại bị phạt?
Làm sao để khắc phục lỗi này và tránh những vấn đề này trong tương lai?
Đừng tốn thời gian lo lắng nữa, vì đây là lúc kiểm tra website ngay! Nhưng làm sao để biết website có bị Google phạt hay không?
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra website cũng như gợi ý bạn những hướng giải quyết đúng đắn khi website bị Google phạt. Cùng đọc bài viết này và tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho riêng mình nhé!
Định nghĩa Google Penalty
Đầu tiên, bạn phải hiểu Google penalty (hình phạt của Google) là gì đã. Hình phạt của Google có thể khiến toàn bộ hoặc một phần website :
- Bay ra khỏi bảng tìm kiếm của Google
- Rớt hạng đột ngột trên SERPs
Thường thì trường hợp thứ 2 xảy ra là do Google phát hiện bạn đang spam, thao túng Google bằng bất kỳ cách nào.
Chẳng hạn như, việc giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm có thể do cả website hoặc một vài trang nào đó tối ưu hóa quá liều từ khóa, …
Nói chung có rất nhiều lý do dẫn tới website bị Google phạt.
Lý do gì khiến Google phạt bạn?
Vậy tại sao Google trừng phạt các trang web phổ biến? Thực ra có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến Google “để ý” đến bạn.
Kỹ thuật Black hat
Đó là các hình thức che giấu nội dung cũng như điều hướng bắt buộc người dùng đến một trang bạn mong muốn. Che giấu ở đây là bạn không hiển thị đầy đủ content thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng.
Vậy nên việc này hoàn toàn khác so với trường hợp thin content.
Đối với thin content, bạn không cung cấp đủ thông tin cho người dùng chứ không phải bạn đang cố che giấu người dùng.
Nó dễ dàng được xác định bởi các công cụ của Google. Và đó cũng là lý do thuật toán Google Panda ra đời.
Các Google bots sẽ dạo khắp các trang web và xác định trang nào có thin content. Kết quả thì bạn cũng biết rồi đấy! Trang web của bạn sẽ phải chịu án phạt Google Panda.
Nhiều URL đến các trang web chính của bạn cũng có thể bị phạt nặng vì bản cập nhật thuật toán Google Penguin. Dựa vào thuật toán này, Google sẽ dễ dàng phát hiện các mẫu liên kết không tự nhiên.
Spam
Spam là một trong những lý do phổ biến nhất cho các hình phạt sau khi thuật toán Penguin và Payday Loan được update. Và công cụ kiểm tra website phổ biến khác của Google – Exact Match Domain có mục đích giảm số lượng tên miền spam nghe giống như từ khóa chính.
Content trùng lặp
Như tôi đã nói ở trên, đây cũng là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến website của bạn bị Google phạt.
Hầu hết các website vô ý sử dụng các content “gian lận” bởi vì họ tin tưởng vào người viết content đó. Trong khi những người khác tự tạo content bằng cách sử dụng các phần mềm.
Để tránh các vấn đề này, bạn cần kiểm tra tất cả nội dung bằng một số công cụ kiểm tra đạo văn. Vì Google chỉ cho phép website của bạn có tối đa 10% nội dung giống với tổng thể trang web.
Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, bạn cũng có thể bị phạt.
Tốc độ tải trang web
Đây không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc Google phạt website bạn. Tuy nhiên, trong thời gian dài nó có thể làm giảm thứ hạng website và khiến website bạn dính phải hình phạt thuật toán.
Note: Dùng PageSpeed Insights của Google để nhanh chóng kiểm tra tốc độ tải trang.
Các yếu tố khác
- Cấu trúc website không đúng
- Hacker tấn công website
- …
Đây là những lý do phổ biến nhất dẫn đến các hình phạt của Google. Vì vậy điều quan trọng là phải biết chủ sở hữu trang web nên làm gì để tránh những rắc rối như vậy.
Website của bạn dính phạt trong bao lâu?
Hình phạt thủ công có hiệu lực cho đến khi bạn gửi và vượt qua yêu cầu xem xét lại hoặc cho đến khi chúng hết hạn. Một số hình phạt có thể giữ trong 6 tháng.
Hoặc cũng có các trường hợp website bị phạt trong 2 năm trước khi chúng hết hạn. Để tôi làm rõ điều này.
Khi một hình phạt thủ công hết hạn, điều này không đồng nghĩa với việc website an toàn và hồi phục lại thứ hạng cũng như traffic.
Đơn giản đó là hình phạt không còn hiện trên Google Search Console. Nhưng nếu bạn không làm bất cứ hành động nào để cải thiện vấn đề này. Đừng mong thứ hạng hay traffic sẽ được cải thiện.
Khi thuật toán về xếp hạng thay đổi, bạn nên tính toán chính xác, nhanh chóng và đợi lần cập nhật thuật toán tiếp theo thôi.
Có một số trường hợp website phục hồi còn nhanh hơn đợt cập nhật thuật toán của Google.
Nhưng đa số trường hợp, bạn sẽ phải chờ đợt cập nhật thuật toán Panda và Penguin kế tiếp để xem những thay đổi của bạn có mang lại kết quả tích cực hơn không.
5 Cách nhận biết nếu website bạn đang gặp rắc rối
#1. Liên kết không tự nhiên trỏ đến website
Nếu bạn mua link, trao đổi link, guest posting link, chèn link vào các comment, gửi website đến hàng ngàn thư mục spam khác, …thì gần như bạn sẽ bị án phạt thủ công của Google và nhận được một tin nhắn trong Search Console.
Vậy làm điều gì có thể phục hồi?
Yêu cầu Google Search Console loại bỏ các link (hoặc để nofollow chúng), ghi lại những nỗ lực của bạn. Hãy sử dụng công cụ disavow link để yêu cầu Google không tính đến các liên kết đó và gửi yêu cầu xem xét lại.
Nếu bạn thất bại lần đầu tiên, hãy dành thời gian lặp lại quy trình và gửi lại yêu cầu đánh giá.
#2. Liên kết không tự nhiên trỏ từ website của bạn đến website khác
Nếu bạn đã từng bán các link hoặc có nhiều link trong các trang của bạn trỏ đến các trang web khác. Sau đó xóa các link đó (hoặc để nofollow chúng) và gửi yêu cầu xem xét lại.
#3. Thin content
Nếu website có nhiều trang chứa thin content (có ít hoặc không có content) thì bạn nên xóa hoặc gộp các trang lại với nhau.
Việc để “No index” các trang thin content này sẽ không hiệu quả. Do vậy, hãy cố gắng bổ sung content unique (duy nhất).
#4. Trùng lặp Content
Google không thích nội dung không phải là duy nhất. Vì vậy nếu liên tục sao chép nội dung từ các trang web khác, hãy dừng việc này và làm theo các bước tương tự như với ‘thin content’ ở trên.
#5. Tối ưu hóa trang web của bạn
Một trang web không thân thiện với SEO không phải là lý do để bị Google phạt. Nhưng trong tình huống bạn gặp rắc rối bởi một hình phạt, thì việc website thân thiện với SEO sẽ giúp tối ưu hóa trang web của bạn nhất có thể.
Xem thêm: Checklist Audit website để tối ưu SEO cho website của bạn.
9 Cách kiểm tra website đơn giản – hiệu quả
Không phải chỉ các hình phạt của Google mới ảnh hưởng đến xếp hạng trang web. Do vậy, điều quan trọng nhất là bạn nên tìm hiểu cách để có thể kiểm tra website xem có bị dính bất kỳ hình phạt nào không.
Có 9 cách kiểm tra website chuẩn dựa trên các yếu tố sau:
#1. Traffic
Đột nhiên bạn thấy traffic website của mình giảm đột ngột. Điều cần làm là check lại xem có bản cập nhật nào được đưa ra tại thời điểm đó không.
Đây cũng là một dấu hiệu dễ thấy dự đoán website của bạn có thể bị Google để ý rồi đấy.
#2. Kiểm tra tên miền trên Google
Gõ Domain Name (tên miền) của bạn trên Google để xem liệu nó có xuất hiện 1 trong 10 kết quả hàng đầu không. (không kèm phần TLD – Top level domain)
- Nếu có, quá OK.
- Nếu không, 90% có thể website của bạn bị Google phạt.
Ví dụ khi gõ gtvseo trên Google. Nếu trong 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên không xuất hiện website của bạn. Đến 90% là website đã bị phạt.
Ngoài ra, nếu bạn gõ tên domain và từ khóa chính trên công cụ tìm kiếm. Và một số trang không hiển thị thì có thể bạn đã dính phải án phạt một phần của Google.
Chẳng hạn, khi gõ “dịch vụ seo gtvseo“, nếu không xuất hiện website của bạn trong top 10 tìm kiếm thì án phạt một phần đang chờ bạn.
#3. Kiểm tra hosting
Kiểm tra hosting hết hạn
Bạn nên kiểm tra hosting hết hạn hay chưa trước khi quá muộn. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập hosting, nhấp vào Services => My services, sau đó sẽ hiện lên khung có ghi ngày hết hạn hoặc gia hạn thêm. Ngoài ra nhà cung cấp thường gửi mail nhắc nhở gia hạn trước 15-30 ngày hết hạn. Do đó bạn cũng nên theo dõi hộp thư thường xuyên.
Kiểm tra dung lượng hosting
Việc hosting bị đầy dung lượng có thể gây ra những vấn đề như website chậm chạp, thậm chí là ngưng hoạt động. Thông thường mỗi gói hosting sẽ cung cấp dung lượng ổ cứng nhất định. Bạn có thể kiểm tra dung lượng này bằng cách đăng nhập quản trị hosting => vào mục Resource Usage góc tay phải để xem số liệu này.
#4. Check lỗi trùng lặp Content
Hãy check xem content của bạn có bị Google bỏ qua do bị trùng lặp content hay không? Hầu hết các website copy content một cách vô ý vì họ tin tưởng người viết. Trong khi những người khác tự tạo content với sự trợ giúp của một số phần mềm.
Cách kiểm tra đơn giản nhất là thêm &filter=o vào cuối URLs của bài viết. Và quan sát, nếu vẫn xuất hiện bài viết của mình thì …
Cười đi! Website của bạn bị phạt rồi!
#5 – Check file robots.txt
Hãy xem lại file robots.txt của mình xem có bị lỗi hay chặn Google index URLs của mình không?
Nếu bạn đang chặn Google index trang thì chỉ cần gỡ ra là được. Sau đó, kiểm tra thẻ Meta robots xem bạn đang đặt NOINDEX hay NOFOLLOW tham khảo?
File Robots txt là gì? Tại sao cần tạo file robots.txt cho wordpress?
#6 – Check lại blacklist
Đôi khi Google cũng nhầm lẫn khi lọc website của bạn vào danh sách blacklist (website không an toàn). Do vậy, bạn nên xem lại vấn đề này.
Thực ra cách kiểm tra website chuẩn rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng cú pháp này để check.
https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien
Note: Thay thế “tenmien” bằng tên domain của bạn.
Chẳng hạn, tôi muốn kiểm tra website gtvseo.com của mình có bị lọc vào blacklist của Google hay không? Tôi chỉ cần search:
“https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= gtvseo.com”
Google sẽ trả về kết quả cho bạn ngay lập tức:
Pagerank giảm đột ngột cũng là một dấu hiệu đáng ngờ cho thấy website bạn đang bị Google Penalty.
Đơn giản, bạn có thể dùng plugin SEO Quake để check Google Pagerank của website. Nếu pagerank của trang web của bạn giảm thì bạn hiểu rồi đấy!
#8. Kiểm tra các link của website
Khi bạn xây dựng bất kỳ website nào, nếu 1 trang bị phạt thì rất dễ kéo theo các trang khác cũng bị phạt tương tự.
Do vậy, hãy kiểm tra xem website của mình có bất kỳ link từ bên ngoài trỏ về hay link từ website mình trỏ đến bị Google phạt hay không. Nếu không cẩn thận, đây cũng có thể là nguyên nhân kéo website của bạn bị phạt theo.
Lời khuyên là bạn nên Dùng công cụ Ahrefs để check chính xác website của bạn có dính trường hợp tương tự không nhé!
#9. Tối ưu hóa quá liều (Over-optimized)
Bạn kiểm tra xem mình có đang cố thao túng Google bằng cách nhồi nhét từ khóa, anchor text giống nhau, … Khi bạn cố tình làm vậy, chẳng khác nào bạn đang bạn đang kêu Google phạt tôi đi.
Điều bạn cần làm là nên có vài anchor text dài và chứa từ khóa chính (nội dung mà bạn muốn link tới).
Để tránh những lỗi này, bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn SEO – Lộ trình học SEO Web chi tiết cho người mới bắt đầu!
Công cụ kiểm tra website
#1. Công cụ kiểm tra website – Search Google
Bạn vàogoogle.com và gõ theo cấu trúc [site:yoursite.com]. Sau đó check xem có bao nhiêu kết quả url của trang bạn được index. Nếu không tìm thấy bất kỳ URL nào của mình, chứng tỏ bạn đã bị google thẳng tay cho 1 thẻ vàng Penalty rồi đấy. Cẩn thận!
Chẳng hạn như website của tôi gtvseo.com. Tôi muốn kiểm tra website của mình có bị phạt không. Bước đầu tiên tôi sẽ search site:gtvseo.com lên Google. Nếu không xuất hiện bất kỳ URLs nào thì tự hiểu như thế nào rồi.
#2. Kiểm tra website với Google Analytics
Đăng nhập vào công cụ kiểm tra Google Analytics và xem lại organic traffic (lượng truy cập tự nhiên – không trả phí để có) của website bạn.
Đây là cách tốt nhất để xem website có bị phạt bởi hình phạt tự động hay không. Nếu bạn thấy traffic giảm trong những ngày Google update thuật toán, thì rất có thể bạn đã bị ảnh hưởng.
Và đó có thể là lý do khiến traffic của bạn giảm.
- Chọn website của bạn từ giao diện Dashboard của Google Analytics.
- Vào Acquisition > All Traffic > Source/ Medium.
- Google/ Organic (như hình bên dưới)
Từ báo cáo này, bạn sẽ biết được số lượng người truy cập từ Google. Kế đến, hãy chọn giai đoạn báo cáo ở đầu trang, phía bên phải. Sau đó hãy điều chỉnh khung thời gian bạn muốn.
Bạn có thể điều chỉnh khung thời gian từ 7/2018 – 8/2018 (thời gian Google có đợt update thuật toán Google Panda lớn).
Những gì bạn cần làm bây giờ là so sánh các ngày mà bạn thấy traffic sụt giảm (hoặc tăng) nhiều so với những ngày có đợt update thuật toán.
Xem thêm các thuật toán khác của Google để tránh án phạt hiệu quả: Google Hummingbird, Google Medic, Google Sandbox.
Nếu bạn thấy traffic giảm đột ngột trong chính xác hoặc gần với ngày mà Google update, thì hãy check thông tin xem Google cập nhật gì và cần làm những gì để bạn có thể khôi phục được website của mình.
Gợi ý: Bạn có thể tạo các chú thích trong báo cáo của Google Analytics để đánh dấu những ngày có sự thay đổi traffic đáng kể.
#3. W3C Validator
W3C Validator là công cụ miễn phí được cung cấp bởi World Wide Web Consortium (W3C) với công dụng kiểm tra lỗi HTML và CSS trong quá trình viết code.
Kiểm tra những code này vô cùng quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng website mà còn tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc.
Tuy nhiên công cụ này này không đảm bảo kiểm tra đầy đủ 100% không sót lỗi hay bám sát 100% các thông số tiêu chuẩn. Do đó bạn có thể xem công cụ như thông tin hỗ trợ tham khảo.
#4. Webpagetest
Công cụ trên cho phép kiểm tra tốc độ tải trang từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ website cơ bản hoặc sử dụng những tính năng nâng cao như video capture, content blocking…
Công cụ sẽ cung cấp báo cáo toàn diện nhất về các yếu tố ảnh hưởng tốc độ tải trang của website cũng như các đề xuất cải thiện.
#5. Cách kiểm tra website với webmaster tools
Nếu bạn chưa sử dụng công cụ kiểm tra Google Webmaster Tool (Google Search Console) cho website của mình, thì đã đến lúc rồi.
Đăng nhập ngay https://www.google.com/webmasters/ và xem Google Search Console có báo cáo vấn đề gì không?
Một số lỗi thường gặp:
- Lỗi 404
- Website bị virus
- Website có chèn liên kết chứa virus
- Content trùng lặp
Webmaster tools sẽ giúp thông báo đến quản trị web các vấn đề tiềm ẩn mà website của bạn có thể sẽ gặp phải và điều này có thể dẫn tới việc bị Google phạt tác vụ.
Trước khi hướng dẫn cách check lỗi thông qua webmaster tools, tôi sẽ làm rõ vấn đề này. Bạn đã biết Google có bao nhiêu loại hình phạt chính? Và chúng khác biệt như thế nào?
Đây là 2 loại hình phạt của Google theo: Hình phạt thủ công và hình phạt thuật toán Google.
Hình phạt thủ công
Một cá nhân (hoặc có thể từ nhóm webspam) đã áp dụng hình phạt cho trang web của bạn. Điều này có thể do một số lý do và nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ website hoặc một phần (chỉ ảnh hưởng đến một số trang trên website của bạn).
Khi xảy ra trường hợp này, Google sẽ chỉ ra một số vấn đề kèm theo một số hành động cụ thể để bạn có thể điều chỉnh website của mình.
Khi điều chỉnh xong một số phần cần thiết, bạn có thể gửi yêu cầu xem xét (reconsideration request). Và từ đó Google sẽ thông báo cho bạn website của bạn có được gỡ bỏ án phạt hay không.
Hình phạt thuật toán
Đây là loại hình phạt phổ biến nhất và nó là tự động. Ý tôi là các hình phạt thuật toán này không được thông báo cho webmaster tools và không có tùy chọn để điền vào yêu cầu xem xét lại.
Hình phạt thuật toán là do Google liên tục cập nhật thuật toán.
Quay trở lại với ví dụ trên, bạn có thể đăng nhập vào webmaster tools để check xem website có bị phạt thủ công không.
Vào Search Traffic > Manual Actions để kiểm tra website của mình.
Kiểm tra hình phạt thủ công bằng Google Webmaster Tools
Nếu bạn thấy thông báo, “No manual webspam actions found“ (Tạm dịch: không có hành động webspam thủ công nào được tìm thấy) thì ….
Bạn không phải thực hiện thêm hành động nào đâu. Website bạn an toàn rồi đấy!
Tuy nhiên, bạn sẽ phải tiếp tục với các bước dưới đây để tìm hiểu xem bạn có bị ảnh hưởng bởi một hình phạt thuật toán hay không.
Trong trường hợp có một hình phạt thủ công, bạn cần đọc phần ghi chú cẩn thận, cố gắng khắc phục vấn đề và sau đó yêu cầu xem xét lại trang web.
Tham khảo:Google Update: 8 điều SEOer cần làm khi Google update thuật toán
Các giải pháp để tránh bị Google phạt và khôi phục trang web của bạn
Cách tốt nhất để phục hồi từ hình phạt của Google là tránh nó ngay từ đầu.
Theo kinh nghiệm của tôi, các quản trị web luôn tìm kiếm các lối tắt để có thứ hạng cao hơn cho website của mình. Và đương nhiên Google không hề thích điều này.
Dưới đây là một số mẹo cụ thể: Làm thế nào để tránh các hình phạt của Google và chơi theo đúng luật?
- Kiểm tra tất cả các link và content của trang web bạn thường xuyên
- Theo dõi các đợt update của Google ảnh hưởng đến SEO (chẳng hạn như https, thân thiện với thiết bị di động, tránh sử dụng các anchor text với từ khóa chính xác khi link ra ngoài, để nofollow các external link.
- Thực hiện một sự lựa chọn hợp lý của quảng cáo và các liên kết
- Giữ an toàn cho trang web
- Chọn một hosting website thích hợp
- Thúc đẩy website và content thông qua white hat
- Nếu bạn bị phạt, hãy sửa tất cả các vấn đề và gửi yêu cầu xem xét lại
- Đăng nội dung chất lượng cao
- Tuân thủ tất cả các nguyên tắc quản trị trang web của google
Kết luận
Nếu thật không may, bạn bị Google phạt cũng đừng quá lo lắng, vội vã tìm mọi cách lấy lại website.
Chỉ cần bạn làm những điều trên nhất quán trong một vài tháng, website bạn chắc chắn sẽ được gỡ bỏ án phạt của Google.
Chưa kể, nếu content của bạn tốt, nó sẽ thu hút được nhiều organic traffic và cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng Google. (Có thể xếp hạng cao hơn trước khi bạn bị Google penalty)
Để đạt được kết quả tốt với Google, bạn cần kiên nhẫn và chơi đúng luật nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh bài viết “Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?”, comment bên dưới bài viết này nhé!
Để tránh bị Google “cho bay màu” website của mình, tại sao bạn không thử làm chuẩn SEO website ngay từ đầu. Tham khảo các khóa đào tạo seo của Hoc11.vn SEO để có kiến thức được hệ thống chi tiết.
Chúc bạn thành công!
- Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn để kinh doanh thành công
- Tiêu chí nào để mua lại một công ty đang hoạt động ?
- Cách trị sẹo rỗ tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm mà lại nhanh có hiệu quả
- 5 KPI quan trọng hàng đầu để đo lường hiệu suất SEO của bạn
- Mẫu lập kế hoạch Marketing chuẩn và đầy đủ nhất năm 2021