Yoast SEO – công cụ quen thuộc của các SEOer nói chung cũng như các Blogger nói riêng, hỗ trợ tối ưu onpage miễn phí nhưng sức mạnh lại vô cùng to lớn.
Vì thế, hôm nay Hoc11.vn Digital Marketing Agency dành tặng đến các bạn cẩm nang hướng dẫn sử dụng Yoast WordPress SEO để có thể làm chủ plugin này đúng cách.
Yoast WordPress SEO là gì?
Là một trong những tiện ích quan trọng và phổ biến nhất hiện nay của WordPress, nâng cao chất lượng nội dung, giúp SEO website hiệu quả. Thông qua nó, bạn có thể tích hợp các ứng dụng quản lý web như Google Analytics, Google Webmaster, Sitemap…
Công cụ này có 2 phiên bản: miễn phí và trả phí. Hiện tại mọi người đều dùng bản miễn phí và cài thêm một số chức năng của bản trả phí nếu cần.
Một số công dụng của Yoast WordPress SEO
Các tính năng nổi bật của Yoast SEO:
- Không cần code web vẫn có thể tạo XML Sitemap, Google Webmaster, Google Analytics một cách dễ dàng hơn.
- Tự động gửi XML Sitemap đến các công cụ tìm kiếm
- Đánh giá và tối ưu tiêu đề, thẻ mô tả, từ khóa chính.
- Điều hướng bài viết dễ dàng, di chuyển qua lại giữa trang mới và cũ
- Tạo Breadcrumbs nhanh chóng
- Tự động chỉnh link gọn gàng và đúng hướng (permalinks)
- Giúp bạn ẩn bài hoặc trang trên các công cụ tìm kiếm.
Hướng dẫn sử dụng Yoast WordPress SEO
- Nhấp chọn Plugin -> Add New
- Ở mục tìm kiếm, gõ: Yoast SEO rồi bấm “Install Now”
- WordPress sẽ tải và cài đặt trong khoảng 30 giây -> click “Active” để kích hoạt
- Vào menu SEO sau khi kích hoạt xong
Bước 1: Cài đặt chung
Trong “General”, có 3 mục bên phải:
1. Dashboard: chứa các thông báo về những sai phạm hoặc lời khuyên hữu ích cho hoạt động SEO website của bạn. Bạn có thể bỏ qua tab này vì khi mới cài đặt thường sẽ chưa có thông báo gì.
2. Features: mở hoặc tắt các chức năng quan trọng của Yoast WordPress SEO ở đây và nhớ nhấn “Save Changes”
- SEO analysis: đề xuất cách cải thiện nội dung chuẩn SEO khi soạn thảo bài viết.
- Readability analysis: nếu chưa tự tin về văn phong của mình, hãy bật On để nó giúp bạn kiểm tra mức độ dễ hiểu của bài viết
- Cornerstone content: đánh dấu loại nội dung cơ sở của website bạn, vì thế nên mở tính năng này.
- Text link counter: đếm số lượng siêu liên kết trong mỗi bài đăng.
- XML Sitemaps: tạo đường dẫn đến sơ đồ trang web.
- Ryte integration: kiểm tra và thông báo cho bạn hàng ngày về việc lập chỉ mục.
- Admin bar menu: thanh công cụ của Yoast SEO hiển thị trên Admin bar.
- Security: no advanced settings for authors: thiết lập nâng cao cho tác giả
3. Webmaster Tools: nơi gắn mã xác minh chủ sở hữu blog với các công cụ tìm kiếm, thông thường là Google.
- Chọn “Google Search Console”
- Xuất hiện trang Webmaster Central, click vào thẻ “Altemate methods” -> copy đoạn tô đỏ trong HTML tag ở hình dưới
- Trở về “Webmaster Tools” và dán vào ô “Google verification code” rồi nhấn “Save Changes”.
- Đến Webmaster Central lại, nhấp nút “Verify”, kết thúc công đoạn xác minh.
Bước 2: Thiết lập Search Appearance
Là giai đoạn quan trọng nhất, chú ý nhé!
1. Ở thẻ General của mục Search Appearance:
- Title Separator: chọn kí tự ngăn cách giữa tên trang và mô tả trang.
- SEO title: bao gồm 3 yếu tố tên trang (Title) – dấu phân cách (Separator) – Tagline là đủ. Từ đó, website sẽ hiện trên trang kết quả tìm kiếm dưới dạng: Hoc11.vn – dịch vụ SEO HCM.
- Meta description: Mô tả ngắn gọn về website và nên đưa từ khóa chính vào đây.
- Company or person: là hình thức website – doanh nghiệp hay cá nhân. Nếu là company sẽ có phần cập nhật logo bên dưới.
- Company name: Tên doanh nghiệp của bạn.
- Company logo: Ảnh logo của doanh nghiệp bạn
2. Content Types
Mục này sẽ có 2 phần là Post và Page. Bắt đầu với Post:
- Show Posts in search results: hiển thị các bài đã đăng trên kết quả tìm kiếm Google -> chọn Yes
- Date in Snippet Preview: hiện ra ngày tháng xuất bản nội dung bài đăng đó. Mọi người thường muốn biết bài được viết khi nào để tìm xem nội dung mới nhất.
- Yoast SEO Meta Box: mô tả của bài đăng.
- SEO title: nhập Title – Separator – Site title như mẫu:
- Title: hướng dẫn sử dụng Yoast WordPress SEO
- Seperator: Dấu gạch nối “-”
- Site title: Hoc11.vn
- Meta Description: điền %Excerpt% để Yoast tự động trích một đoạn từ nội dung của bạn hoặc tự viết.
- Cuối cùng là bấm “Save changes” để lưu lại.
Tương tự, bạn sẽ cài Page như trên, chỉ khác ở chỗ tắt Date in Snippet của Page đi vì không cần thiết.
3. Media: WordPress tự tạo đường dẫn riêng biệt cho mỗi hình ảnh hoặc video bạn đăng tải. Tuy nhiên, những liên kết này lại không có giá trị gì với người xem, vì thế bạn nên chọn Yes để Yoast tự chuyển hướng những đường dẫn này về chính file gốc.
4. Taxonomies: giống Content Types, là nơi tinh chỉnh category và tag.
- Category :
- Bạn muốn thấy thể loại trang trong kết quả tìm kiếm Google -> chọn Yes
- SEO Title: nhập tên danh mục – dấu phân tách – tiêu đề web (Term Title – Separator – Site Title)
- Meta Description: thêm %Excerpt% hoặc tự sửa đổi mô tả meta cho trang danh mục
- Tags: ảnh hưởng xấu đến SEO nên đừng hiển thị chúng trên kết quả tìm kiếm google -> chọn No
- Format: ẩn những trang không cần thiết như : tags, format, porfolio category,… trong kết quả tìm kiếm -> chọn “Disable”
- Category URL: tên danh mục của bài viết không có trong đường dẫn sẽ giúp SEO onpage hiệu quả hơn -> chọn Remove.
5. Archives: cấu trúc như hình nhưng ở mục Author archives:
- Tắt Author archives nếu là website thương hiệu
- Bật “Enable” nếu bạn là blogger.
6. Breadcrumbs: Có thể xem nó như một “biển chỉ đường” nằm ở đầu bài viết, cho bạn biết mình đang ở đâu trong website, giúp Google cũng như người dùng dễ dàng đọc nội dung.
- Separator between breadcrumbs: biểu tượng phân mục của breadcrumbs
- Anchor text for Homepage: tên trang chủ. Bạn có thể để tên doanh nghiệp hoặc đặt là “Home”
- Prefix for the breadcrumbs path: Tiền tố của link breadcrumb
- Prefix for Archive breadcrumbs: tiền tố của link trên trang archive
- Prefix for Search Page breadcrumbs: Tiền tố của link ở trang tìm kiếm
- Breadcrumb for 404 Page: link của trang không tìm thấy 404
- Bold the last page: in đậm trang cuối của breadcrumb
- Taxonomy to show in breadcrumbs for content types: hiển thị breadcrumb trong Taxonomy (post, tag, category)
7. RSS: Nếu không dùng RSS Feed thì không cần để ý tới tính năng này. Bạn có thể cài liên kết đến trang của mình trong RSS để nhận backlink từ những người sao chép nội dung. Từ đó, Google sẽ biết bài đăng trên trang của bạn là bài viết gốc.
Bước 3: Kết nối Search Console
Bước này sẽ kết nối các trang web với công cụ Google Search Console giúp theo dõi và thống kê lỗi của blog. Để thực hiện được thì cần thêm trang WordPress của bạn vào Google Webmaster Tool và liên kết đến Yoast SEO theo quy trình sau.
- Nhấn vào “Get Google Authorization Code”
- Chọn tài khoản Google Webmaster Tools của bạn.
- Nhấn nút “Cho phép” để Yoast SEO truy cập vào tài khoản của bạn.
- Copy đoạn mã nhận được và dán vào trang Search Console rồi click “Authenticate”
Bước 4: Tinh chỉnh Social
Chỉ cần thêm URL của từng tài khoản vào đây, các công cụ tìm kiếm sẽ biết về tất cả các kênh xã hội của bạn.
1. Facebook
Đầu tiên, bật Open Graph Meta Data để hiện bản preview khi chia sẻ bài lên Facebook.
Tiếp theo là liên kết website với Facebook người dùng hoặc ứng dụng Facebook App ID.
Cuối cùng, ảnh upload ở “Default Settings” có công dụng làm hình đại diện cho bài viết hoặc xuất hiện khi website được chia sẻ lên Facebook.
2. Twitter
Bật “Enable” để thêm Twitter card nếu muốn và nên chọn loại “Summary With large image”
3. Pinterest
Bật Open Graph meta như Facebook và xác minh website bằng cách truy cập vào cài đặt tài khoản Pinterest của bạn, rồi nhập mã do Pinterest cung cấp vào đây.
Bước 5: Bật các công cụ của Yoast WordPress SEO
Trong Tool, tính năng “Import and Export” sẽ giúp bạn tạo một file Backup. Về sau, để tiết kiệm thời gian khi thiết lập một website khác, bạn chỉ cần tải file này lên.
“File Editor”: chỉnh sửa nhanh file robot.txt và htaccess
“Bulk editor”: chỉnh sửa nhanh tiêu đề và mô tả mà không cần vào từng bài viết.
Lời kết
Với “cương vị” là plugin hỗ trợ tối ưu SEO WordPress miễn phí tốt nhất hiện nay, tầm ảnh hưởng của Yoast trong SEO không hề nhỏ. Vì thế, bạn cần cài đặt cấu hình plugin Yoast SEO thật chính xác.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bí kíp hướng dẫn sử dụng Yoast WordPress SEO này nhé.