TOP 16 tính năng quan trọng nhất của Ahrefs được HOC11.VN sử dụng và đúc rút sau 200 dự án SEO thực tế, là 1 SEOer thì bạn nên hiểu rõ từng tính năng sau đây:
1. Ahrefs là gì?
Ahrefs là một công cụ hỗ trợ SEO, chuyên dùng để phân tích các chỉ số của website lớn nhất hiện nay. Giống như Google, Ahrefs có một lượng cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn, với lượng thông tin được cập nhật 15- 30 phút/ lần.
Tính năng chính của Ahrefs là để phân tích website bất kỳ và đưa ra các chỉ số như: Backlink, Domain, Internal link, Từ khóa, Content…
2. Cách thức hoạt động
Cách thức hoạt động của công cụ Ahrefs cũng gần giống như Google, đó là hàng ngày những “con bọ” (spider) Ahrefs di chuyển trong môi trường internet 24/7 để dò tìm và thu thập dữ liệu mọi website, cách chúng liên kết với nhau và từ khóa của trang web đó xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.
Hoạt động của Ahrefs sẽ thu thập được 4 chỉ số, gồm:
- Chỉ số về nội dung (Content index)
- Chỉ số về từ khoá
- Chỉ số về lượng tìm kiếm
- Chỉ số về backlink
Hãy cùng HOC11.VN tìm hiểu rõ hơn nữa về những chỉ số này.
2.1 Chỉ số về nội dung (Content index)
Sau 24h: 1,8 triệu trang mới được khám phá, 72 triệu trang được cập nhật dữ liệu và tổng số nội dung được lập chỉ mục: 1,1 tỷ trang.
Có thể nói, Ahrefs chỉ đứng sau Google về việc cập nhật dữ liệu, thậm chí còn vượt xa cả Bing và Yahoo! Chính vì vậy, Ahrefs có khả năng tổng hợp nội dung khá nhanh và đầy đủ.
Với Ahrefs, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ từ khoá nào và sẽ nhận lại tất cả các trang có đề cập đến từ khoá đó cùng số liệu SEO hữu ích kèm theo.
2.2 Chỉ số về từ khóa
Ý tưởng từ khoá sẽ không bao giờ cạn kiệt với khoảng 10,1 tỷ từ khóa tại 171 quốc gia được thu thập trên 10 bộ máy tìm kiếm khác nhau (như Google, YouTube, Amazon, Yandex hay Naver… tính đến hiện tại.
Đặc biệt, với tư duy rằng, từ khoá có lượng tìm kiếm cao không đồng nghĩa với số lượng nhấp từ khoá. Chính vì vậy, Ahrefs là công cụ duy nhất hiện thị số lần nhấp ước tính cho từ khoá mà bạn tìm kiếm.
2.3 Chỉ số về lượng tìm kiếm
– Chỉ số lưu lượng tìm kiếm là cơ sở dữ liệu của các truy vấn tìm kiếm mà Ahrefs sử dụng để ước tính lưu lượng tìm kiếm mà bất kỳ trang web hoặc URL nào có và hiển thị cho bạn các từ khóa thực tế mà nó xếp hạng.
Tại Ahrefs có 494 triệu từ khóa trên 155 quốc gia
2.4 Chỉ số về backlink
Sau mỗi 15-30 phút, dữ liệu mới sẽ được cập nhật và đồng bộ tại Ahrefs. Dữ liệu backlink được dùng để tính toán các số liệu như: xếp hạng Ahrefs, xếp hạng tên miền và xếp hạng URL.
– Tính đến ngày 05/01/2020 thì:
- 166,1 triệu tên miền
- 297,5 tỷ trang
- 16,3 nghìn tỷ backlink
- 1,9 nghìn tỷ External backlink
Đã được thu nhập vào trong bộ máy tìm kiếm Ahrefs
3. Ahrefs giá bao nhiêu tiền?
Chứa đựng nhiều dữ liệu và tính năng hữu ích nên giá thành của Ahrefs được đánh giá là không rẻ. Tuy nhiên, với sự linh hoạt giữa các gói dịch vụ, dao động từ 99$/ tháng đến 999$/ tháng, và gói trial là 7$/7 ngày, Ahrefs vẫn nhận được sự tin tưởng của rất nhiều SEOer.
Với từng mức giá dịch vụ, khách hàng sẽ có những lợi thế riêng như: Báo cáo tổng hợp chi tiết, rõ ràng hơn với từng chỉ số, được sử dụng trên nhiều user hơn, kiểm tra được nhiều domain hơn….
Để mua hoặc nâng cấp dịch vụ Ahrefs, các bạn truy cập tại đây: https://ahrefs.com/pricing-plans
4. 16 tính năng cực kỳ hữu ích trong Ahref
4.1 Thống kê số lượng backlink trỏ về Website/URL
Với tính năng này bạn có thể biết được số lượng backlink trỏ về website bất kỳ là bao nhiêu, đến từ trang web nào, là Dofollow hay Nofollow, ngày, tháng về website, backlink mới, backlink gãy…
- Để kiểm tra backlink, ta làm theo các bước sau:
– Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://ahrefs.com/site-explorer/ sau đó nhập trang web mà các bạn muốn kiểm tra, có thể là trang web bất kỳ hoặc của chính mình, sau đó bấm “Enter” hoặc bấm vào hình “Cái kính lúp”. Tại đây, bạn có thể kiểm tra backlink trỏ đến website và cả thời gian trỏ đến
Bước 2: Nếu bạn muốn Kiểm tra backlink trỏ đến website: Bấm vào backlinks ở bên tay trái để xem được chi tiết hơn số lượng backlink trỏ đến website. Ở đây, tại ô Backlinks các bạn dễ dàng nhận thấy có 4.97k backlink. Nghĩa là có tổng số 4.97k liên kết được trỏ đến website HOC11.VN.COM.
- Bấm vào backlinks ở bên tay trái để xem được chi tiết hơn số lượng backlink trỏ đến website.
- Từ bảng trên thì các bạn sẽ biết được backlink của mình đến từ trang web nào, chỉ số DR, UR là bao nhiêu…
* Với tính năng này của Ahrefs sẽ giúp SEOer:
-
- Kiểm tra tổng số link đã trỏ về website của mình hoặc website bất kỳ nào đó.
- Thống kê được link trỏ đến web mình đến từ website nào, url nào, từ khóa là gì, DOFOLLOW hay NOFOLLOW.
- Theo dõi và phân tích được nguồn link đó như thế nào, chất lượng tốt hay xấu, từ đó chọn lọc ra những link chất lượng bổ sung vào website của mình hoặc ngăn chặn (Disavow) những link bẩn ảnh hưởng đến thứ hạng web của bạn.
Tiếp theo, nếu muốn phân loại những backlink nào mới trỏ về, backlink nào bị mất hoặc bị broken. Bạn làm theo các bước sau:
4.1.1 Kiếm tra số backlink mới nhất trỏ về website
- Cách sử dụng: Bấm vào “New”
- Các bạn thấy backlink được trỏ từ website daotaoseohcm.com về HOC11.VN.COM khoảng 16h trước.
* Khi nào sử dụng tính năng này:
- Bạn muốn kiểm tra xem những backlink mình đã xây dựng thời gian gần đây trên các web (blog, forum, báo chí) đã về website của mình hay chưa.
- Khi cần biết link đã trỏ tới website của mình hay website bất kỳ mới nhất là từ đâu, từ khóa là gì, số lượng bao nhiêu, chỉ số từng link về như thế nào, tốt hay xấu…
- Thời gian kiểm tra link mới nhất trỏ về website có thời hạn: Hôm nay, hôm qua, 7 ngày, 30 ngày và tối đa 60 ngày gần đây.
4.1.2 Kiểm tra backlink bị mất hoặc xóa
- Cách sử dụng: Bấm vào “Lost”
* Khi nào thì sử dụng tính năng này:
- Bạn cần kiểm tra website hoặc url bất kỳ có bao nhiêu backlink bị mất, xóa và xóa từ domain, url nào
- Bạn cần biết thời gian backlink bị xóa là khi nào
Từ số liệu được đưa ra, bạn có thể xây dựng kế hoạch xây dựng hoặc tạo bổ sung những backlink đã bị xóa mất, giúp website không bị ảnh hưởng thứ hạng của việc mất backlink
4.1.3 Kiểm tra backlink bị gãy
Broken link trong Ahrefs là gì? Là những backlink này trỏ đến những trang 404 hoặc bị lỗi.
- Cách sử dụng: Bấm vào “Broken” bên tay trái
* Khi nào sử dụng tính năng này:
- Thống kê những trang trên website bị lỗi hoặc 404 mà có backlink trỏ đến.
- Fix lỗi hoặc sửa lại nội dung trên những trang 404 để backlink không bị gãy gây lãng phí nguồn backlink đã xây dựng trước kia.
- Vào những nơi bạn xây dựng backlink để thay thế, điều hướng sang trang/url khác không bị lỗi hoặc không bị 404.
4.2. Thống kê số lượng domains trỏ đến website/URL
Tính năng này thống kê cho bạn có bao nhiêu domain (tên miền) trỏ đến website. Có thể có rất nhiều backlink nhưng từ 1 domain thì không khác gì spam, do đó các bạn nên cân nhắc kỹ việc sử dụng backlink cũng như để biết được những domain nào đang trỏ tới web của mình quá nhiều để ngăn chặn kịp thời, tránh bị Google phạt do lạm dụng backlink nhé.
- Để Kiểm tra số lượng domain trỏ tới website ta chỉ cần click vào “Referring domains”.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
-
- Kiểm tra số lượng domain và domain nào đã trỏ về website/url của mình hoặc website bất kỳ nào đó.
- Kiểm tra những domain trỏ đến website đã trực tiếp trỏ đến url nào trên website, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao, ngày tháng domain đã trỏ về website/url.
Công cụ này, giúp bạn đánh giá được domain nào chất lượng tốt, xấu (dựa vào chỉ số DR, Ahrefs rank). Từ đó chặn được những backlink từ domain xấu, chất lượng kém. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra số domain mới nhất trỏ đến website hoặc đã bị xoá, mất.
4.2.1 Kiểm tra số domain mới nhất trỏ tới website
- Cách sử dụng: Bấm vào “New”
Như trên hình thì trong 7 ngày vừa qua có domain “silverwings.vn” có backlink trỏ tới website của bạn.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Khi cần xem domain nào mới nhất trỏ đến website, thời gian domain trỏ về website là khi nào.
- Domain mới nhất đã trỏ tới trang/url nào trên website
- Chất lượng từ domain mới trỏ đến website ra sao, chỉ số như thế nào.
Việc này sẽ giúp ngăn chặn sớm những domain xấu gây ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
4.2.2 Kiểm tra domain trỏ tới website đã bị xóa, mất
- Cách sử dụng: Bấm vào “Lost”
Như trên hình thì bạn bị mất 21 domain có backlink trỏ đến website.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Kiểm tra số lượng và domain nào có backlink trỏ đến website của bạn hoặc website bất kỳ bị xóa
- Thời gian những backlink trên domain này bị xóa là khi nào
Sau khi kiểm tra số lượng domain bị mất hoặc xóa, bạn cần có kế hoạch xây dựng bổ sung những domain khác thay thế, tránh việc ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa khi số lượng backlink trên những domain này bị xóa.
4.3. Mật độ từ khóa – Anchors
Sử dụng dụng tính năng này các bạn sẽ biết được từ khóa nào, mật độ từ khóa bao nhiêu khi trỏ đến website của mình hoặc đến website bất kỳ nào đó.
– Để sử dụng các bạn bấm vào “Anchors”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Thống kê những Anchor text nào trỏ đến website, tỷ lệ chiếm bao nhiêu % trong tổng số domain trỏ đến website.
Ví dụ: trong bảng trên Anchor text seongon.com có 65 domain trên tổng số 300 domain >> chiếm 22% (65/300). Tương tự Anchor text này chiếm 5% là backlink dofollow
Trong quá trình xây dựng backlink bạn cần chú ý đến mật độ từ khóa, tránh spam từ khóa mật độ quá nhiều. Cần cân đối giữa các Anchor text và sử dụng thêm các Anchor text mở rộng khác.
4.4. Thống kê số lượng Ips trỏ về website/URL
4.4.1 Ips là gì?
Địa chỉ IP (Internet Protocol – giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.
– Các địa chỉ này được chia ra làm 3 lớp A, B, C. Ví dụ để dễ hiểu hơn
- 107.180.58.74
- 107.180.58.50
- Tại địa chỉ 107.180.58.* chia ra thành 2 IP khác nhau trỏ đến website.
Nếu như các số càng dịch về phía trái thì càng chia được nhiều IP khác nhau, bởi vậy các Ips này càng khác nhau nhiều về số bên trái thì càng chất lượng.
Ví dụ: 107.*.*.* thì tốt hơn nhiều so với 107.180.*.*
4.4.2 Cách kiểm tra
- Cách sử dụng: Bấm vào “Referring Ips”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Thống kê số lượng địa chỉ IP trỏ về website
- Thống kê trên mỗi IP này có bao nhiêu domain, backlink trỏ đến website
Trong quá trình xây dựng backlink cho website cần chú ý:
- Nếu như có quá nhiều backlink đến từ 1 IP thì bạn cần xem xét lại, có thể xóa hoặc chặn backlink từ IP này đi. Bởi việc có quá nhiều domain/backlink đến từ 1 IP trỏ đến website rất dễ bị Google để ý và đánh giá là mua liên kết. Tất nhiên bạn sẽ bị ảnh hưởng thứ hạng website theo chiều hướng xấu.
4.5. Thống kê tổng số link nội bộ
Đây là một tính năng mới được cập nhật của Ahrefs cuối năm 2019. Khi sử dụng tính năng này các bạn sẽ thống kê được có bao nhiêu Internal link (link nội bộ) trỏ tới url, trang đích bất kỳ mà bạn muốn kiểm tra. Ngoài ra, bạn còn có thể xem được Anchor Text là gì, được trỏ đến từ url nào
– Cách kiểm tra:
- Bước 1: Nhập trang đích/ url mà bạn muốn kiểm tra
- Bước 2: Bấm vào “Internal backlink”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Cần thống kê 1 trang/url bất kỳ có bao nhiêu internal link
- Thống kê Anchor text của Internal link là gì
Trong quá trình xây dựng Onpage website bạn cần nắm được số lượng internal link để:
- Cải thiện thứ hạng từ khóa (top từ khóa)
- Giúp công cụ thu thập dữ liệu trên trang web nhanh hơn
- Cung cấp thêm thông tin hữu ích cho người dùng
- Đặc biệt giúp google hiểu được trang nào là quan trọng trên website.
4.6. Thống kê số lượng từ khóa
Sử dụng tính năng này bạn sẽ biết được website có bao nhiêu từ khóa đã vào top 100, lượng search, độ khó, vị trí top
– Cách sử dụng: Bấm vào “Organic keywords”
>> Bảng bên phải sẽ hiển thị toàn bộ thông tin cho bạn: Volume, KD (Keyword difficulty – độ khó), Traffic, Position(vị trí)
– Theo dõi biến động từ khóa: Với tính năng này bạn theo dõi được từ khóa biến động như thế nào. Đây cũng là cách theo dõi một website bất kỳ nào đó làm từ khóa như thế nào để có chiến lược xây dựng từ khóa riêng mình.
– Cách dùng: Bấm vào “Movements”
– Bên phải là danh sách từ khóa thay đổi theo từng ngày, bạn dễ dàng theo dõi và đánh giá dự án của mình.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Thống kê được số lượng từ khóa đã vào top (1,2,3,4…) và độ khó, volume, traffic của từ khóa đó mang lại.
- Kiểm tra được vị trí từ khóa, thời gian vào top, sự biến đổi, tăng trưởng của từ khóa hàng ngày.
Trong quá trình xây dựng bộ từ khóa cho website của mình có thể sử dụng chức năng Organic keywords này, để xem trên các website cùng lĩnh vực khác có những từ khóa nào mà bạn còn thiếu và bổ sung (bộ từ khóa mở rộng).
4.7. Thống kê website đang cạnh tranh thứ hạng từ khóa với lĩnh vực của bạn
– Cách dùng: Bấm vào “Competing domains”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Xem những website nào đang cạnh tranh thứ hạng từ khóa với bạn
- Xem số lượng và vị trí từ khóa của bạn so với từ khóa của domain đang cạnh tranh với bạn (có thể bạn ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn).
Trong quá trình xây dựng nội dụng cho website bạn có thể sử dụng tính năng này để xem những domain đang cạnh tranh với bạn có những từ khóa nào đang top, đang làm tốt và làm như thế nào. Từ đó bạn chọn lọc và làm nội dung tốt hơn.
4.8. Kiểm tra trang/page nào có traffic tốt nhất trên website
– Cách dùng: Bấm vào “Top pages”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Kiểm tra xem trên website bất kỳ có page nào đang có traffic tốt nhất
–Trong quá trình Onpage:
- Tham khảo cách viết nội dung của page này như thế nào để viết nội dung trên site của mình cho tốt.
- Tham khảo cách điều hướng internal link ra sao để mình làm tương tự, điều hướng người dùng tốt hơn.
–Trong quá trình Offpage:
- Kiểm tra xem website/blog/forum… mà bạn đang có ý định đặt backlink trên đó. Thì page nào có traffic cao nhất để bạn đặt backlink , giúp mang lại chất lượng cho backlink sẽ tốt, chất lượng cao.
4.9 Thống kê những từ khóa của website khác xếp hạng cao mà bạn chưa có
Tính năng này cho phép bạn kiểm tra được những nội dung mà website cùng lĩnh vực với bạn đang làm rất tốt mà bạn còn đang yếu, kém.
– Cách sử dụng:
- Bấm vào “Content gap”
- Điền website cùng lĩnh vực của bạn vào
- Bấm vào “Show keywords”
- Từ bảng show ra những website đã top cao với từ khóa cùng nghành nghề, lĩnh vực của mình
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Thống kê số lượng từ khóa mà các domain cạnh tranh thứ hạng với bạn đang top, còn bạn thì không.
- Thống kê 10 -100 kết quả tốt nhất với từ khóa bạn chưa top
* Sử dụng tính năng Content gap giúp bạn:
- Sửa lại nội dung, cập nhật lại bài viết cũ dựa vào 10 kết quả tốt nhất hoặc dựa vào website đang top cạnh tranh với bạn, để tăng thứ hạng từ khóa.
- Hợp nhất nội dung giữa các bài có nội dung giống nhau.
- Mở rộng bộ từ khóa liên quan đến chủ đề bài viết.
4.10. Kiểm tra page có link, content tốt nhất trên website
4.10.1 Kiểm tra url nào đang nhận được link tốt, chất lượng nhất trên website
– Cách dùng: Bấm vào “Best by links”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Kiểm tra xem url bất kỳ đang nhận được nhiều backlink nhất, số lượng bao nhiêu.
- Khi xây dựng backlink có thể sử dụng tính năng này để đặt link website của bạn trên page có số lượng backlink trỏ về nhiều, các chỉ số cao.
4.10.2 Kiểm tra sự tăng trưởng về backlink của url bất kỳ
– Cách dùng: Bấm vào “Best by link’s growth”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Theo dõi thời gian 30 ngày trở lại đây URL bất kỳ đã nhận được backlink như thế nào: Số lượng, từ domain nào
- Trong quá trình Offpage website bạn dễ dàng theo dõi xem url nào đang có biến động nhiều nhất về backlink, để có biện pháp xử lý kịp thời (Disavow nếu là link xấu).
4.10.3 Kiểm tra nội dung trên page nào tốt nhất
– Cách dùng: Bấm vào “Top content”
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Kiểm tra website bất kỳ có url nào đang làm nội dung tốt nhất
- Khi bạn cần tối ưu, update lại nội dung trên website mình thì có thể tham khảo những pages tốt nhất của domain đang cạnh tranh thứ hạng từ khóa với bạn, để làm tương tự hoặc tốt hơn.
- Khi bạn xây dựng backlink nên dùng tính năng này để chọn ra page tốt nhất trên website và có thể đặt link của mình trên page đó. Khi đó backlink của bạn cực kỳ chất lượng.
4.11. Thống kê số lượng link out
– Thống kê được website của mình hoặc website bất kỳ link out ra bên ngoài tới đâu, những domain nào, số lượng bao nhiêu
– Cách sử dụng: Bấm vào “Linked domains”
– Ngoài ra bạn có thể thống kê được Anchors text là gì bằng cách bấm vào “Anchors” trong phần “Outgoing links”.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Thống kê số lượng external link là bao nhiêu
- Số lượng External link ra những domain nào
* Tính năng Outgoing links này giúp bạn:
- Kiểm soát được External link trên website của mình, tránh trỏ ra ngoài lung tung làm giảm sức mạnh của website.
- Kiểm soát được việc có chủ động trỏ đến những domain trong danh sách hay không. Có thể bị web bị hack, chèn link ẩn…ra ngoài, từ đó bạn có thể sửa, xóa kịp thời.
4.12. Tìm từ khóa liên quan
– Tính năng này của Ahrefs giúp bạn nghiên cứu từ khóa,tìm bộ từ khóa mở rộng cực kỳ hữu ích và hiệu quả.
– Cách sử dụng:
- Bước 1: Vào “Keywords explorer” hoặc truy cập tại đây https://ahrefs.com/keywords-explorer
- Bước 2: Nhập từ khóa vào ô, chọn bộ máy tìm kiếm là Google, và chọn quốc gia VietNam
Ta sẽ nhận được bảng thống kê với ý nghĩa như sau:
– Keyword difficulty : Độ khó của từ khóa
– Search volume: Lượng tìm kiếm
– Keyword ideas by search volume: Ý tưởng từ khóa (bạn cần chú ý đến mục này).
– Và dưới đây là hiển thị 10 kết quả của website đang top với từ khóa này
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Nghiên cứu bộ từ khóa, độ khó – dễ của từ khóa, lượng tìm kiếm của từ khóa…
- Cần mở rộng thêm bộ từ khóa
- Xem với từ khóa này có những domain nào đang có vị trí top
* Quá trình này giúp bạn:
- Tìm được những từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều, tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Lên được kế hoạch thứ tự triển khai từ khóa, làm từ nào trước, từ nào sau.
- Giảm thời gian triển khai nhưng độ hiệu quả mang lại cao.
4.13. Tìm nội dung liên quan
– Tính năng của Ahrefs sẽ thống kê cho bạn những nội dung liên quan đến chủ đề mà bạn đang quan tâm
– Cách sử dụng:
- Bước 1: Vào “Content explorer” hoặc truy cập tại đây https://ahrefs.com/content-explorer
- Bước 2: Nhập chủ đề >> chọn từ khóa xuất hiện ở đâu (title, content, url). Ở đây mình chọn chủ để là từ khóa “dịch vụ seo”
Xuất hiện những page có chứa từ khóa “dịch vụ seo” ở trong title (vì ở đây mình chọn từ khóa trong title)
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Tìm thêm thông tin, tài liệu về nội dung mà bạn đang triển khai.
- Thống kê được những page cũng đang viết về nội dung từ khóa mà bạn đang triển khai.
- Tham khảo về cách thực hiện từ khóa, nội dung, chủ đề liên quan đến lĩnh vực của bạn.
4.14. Audit website
Tính năng Audit website của Ahrefs còn rất hạn chế về tính năng, bởi vậy chức năng này bạn nên tham khảo mà thôi.
Cách sử dụng: Các bạn vào site audit trên Ahrefs, sau đó điền website muốn Audit là xong
Ở đây, Audit đã có sẵn từ trước, nên khi Audit xong sẽ có giao diện như trên.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Tình trạng website hiện tại như thế nào: Lỗi nhiều hay ít, lỗi ở đâu…
4.15 Check top vị trí từ khóa
- Các bạn vào “rank tracker” , sau đó nhập từ khóa muốn check
Sau khi add xong thì chúng ta được như hình bên dưới
Từ đây các bạn có thể theo dõi vị trí từ khóa.
*Lưu ý vị trí này chỉ tương đối do Ahrefs xếp hạng chứ không phải do chính Google xếp hạng nhé.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Kiểm tra vị trí thứ hạng từ khóa mà bạn đang triển khai
- Kiểm tra xem từ khóa đó đang nhận url nào
Giúp bạn tối ưu lại bài viết để những từ khóa nhận đúng trang đích mà bạn mong muốn.
4.16. Chặn liên kết xấu
– Tính năng này giúp bạn tạo danh sách những domain bẩn, liên kết xấu ảnh hưởng đến website của bạn
– Cách sử dụng:
- Bước 1: Add website của bạn vào công cụ Ahrefs
- Bước 2: Bấm vào “Disavowed links”
- Bước 3: Chọn “Upload from file”, Lấy danh sách mà các bạn đã Disavow ở WMT
- Bước 4: Quay trở lại mục Backlink của Ahrefs >> chọn link muốn Disavow
- Bước 5: Bấm “Disavow Domains”
- Bước 6: Bấm vào “Disavow list”
- Bước 7: Bấm vào “Export” để xuất ra danh sách domain >> Đem danh sách này disavow ở WMT.
* Khi nào bạn cần sử dụng tính năng này:
- Tạo danh sách những domain mà bạn muốn chặn
- Xử lý nhanh những backlink xấu ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn
5. Những chỉ số và thuật ngữ trong Ahrefs
5.1. Ahrefs Rank
Ahrefs Rank là chỉ số của website dựa trên chất lượng và số lượng backlink trỏ về website ấy. Nếu như web có nhiều backlink chất lượng trỏ về thì chỉ số Ahrefs rank cực kỳ cao.
Ahrefs rank được tính chủ yếu dựa vào DR. Nghĩa là cho dù chỉ số UR website có cao đi chăng nữa nhưng DR thấp thì Ahrefs rank của web đó cũng khá thấp, và ngược lại.
Ví dụ trong hình là chỉ số của website HOC11.VN.COM, với Ahrefs rank là 713,589
5.2. UR
– UR là gì?
- UR là viết tắt của URL Rating, đo sức mạnh của backlink của một URL cụ thể nào đó. Hiểu đơn giản nghĩa là chỉ số này được đánh giá dựa trên những backlink trỏ về.
- Chỉ số UR dựa trên thang đo từ 1 cho tới 100, với giá trị nào lớn hơn mang ý nghĩa là nó mạnh mẽ hơn >> chỉ số này càng cao càng tốt (max là 100)
Tại đây, mình đo chỉ số UR của HOC11.VN.COM là 32
* Lưu ý: Chỉ số này không quá quan trọng để đánh giá được chất lượng chính xác của url. Nó được tính toán dựa trên thuật toán xếp hạng của Ahrefs. Do đó nó không hoàn chính xác 100% được.
5.3. DR
– DR là gì?
- DR là từ được viết tắt của Domain rating, chỉ số này cho biết sức mạnh và độ tin tưởng của toàn bộ website ấy dựa trên những backlink trỏ tới trang web ấy.
- DR càng cao thì chứng tỏ website đang được nhiều backlink có chỉ số cao, chất lượng trỏ đến.
Lưu ý: Chỉ số này chủ yếu dựa vào việc bạn offpage SEO chứ không tính onpage SEO. Nghĩa là đánh giá dựa trên những backlink đã trỏ tới domain đó. Nó khác với UR là tính trên URL cụ thể, còn DR là trung bình của toàn bộ backlink trỏ tới website.
Chỉ số DR của HOC11.VN.COM là 49
5.4. Backlink
– Backlink là gì?
- Backlink là liên kết trả về, nghĩa là backlink được hiểu một cách đơn giản là mối liên kết được trả về từ website khác tới website của mình.
- Chi tiết hơn, là việc bạn tự đặt hoặc người dùng nào đó đặt backlink website của bạn trên website khác (website, blog, forum…) dựa trên các ký tự như Anchor text, hình ảnh, link trần, link full url… Mà từ đó người dùng click vào sẽ chuyển đến website của bạn.
– Sau khi kiểm tra website HOC11.VN.COM thì các bạn dễ dàng nhận thấy có 4,94k backlink, nghĩa là có 4,94k liên kết được trỏ đến HOC11.VN.COM.
5.5. Referring domains
– Referring domains là gì?
- Referring domains là tổng số domain trỏ tới website của bạn.
- Càng nhiều Referring domains nghĩa là website của bạn đang được nhiều backlink từ nhiều domain trỏ về, việc này tốt hơn là nhiều backlink mà ít domain trỏ về website của bạn.
Lưu ý: Tổng số backlink trỏ đến website của bạn mà lớn hơn nhiều so với tổng số referring domains thì google sẽ đánh giá những link đó không chất lượng, không đáng tin cậy.
Do đó cần cân đối giữa tỷ lệ referring domains và backlink nhé, tốt nhất là nên tỷ lệ 1:1, để tránh việc google cho là mua liên kết, spam backlink.
Tổng số Referring domain của HOC11.VN.COM là 302, nghĩa là có 302 domain khác trỏ đến HOC11.VN.COM.
5.6. Organic keywords
– Organic keywords là gì?
- Organic keywords trong Ahrefs là tổng số từ khóa đã lọt vào top 100 dựa trên url chính xác mà bạn điền vào Ahrefs.
Check url HOC11.VN.COM thì có 4,7k từ khóa đã lọt vào top 100
5.7. Organic traffic
– Organic traffic là gì?
Organic traffic trong Ahrefs là con số ước lượng có bao nhiêu người dùng truy cập vào website của bạn dựa trên tổng số Organic keywords.
Ví dụ: url HOC11.VN.COM có 10,5k traffic, được tính dựa trên 4,7k từ khóa vào top 100
*Lưu ý: Đây là những con số do thuật toán Ahrefs sắp xếp, không phải do chính Google thống kê, vì vậy, chỉ số này chỉ mang tính tham khảo.
5.8. Traffic value
– Traffic value là gì?
- Traffic value có nghĩa là giá trị lưu lượng. Nghe có vẻ khó hiểu phải không nào? Một cách đơn giản hơn nghĩa là con số này ước lượng nếu như với traffic như vậy thì bạn sẽ mất bao nhiêu tiền hàng tháng nếu như chạy quảng cáo trả tiền Ads.
6. Lời kết
Trên đây là 16 tính năng tuyệt vời của Ahrefs 2020 mà HOC11.VN đã sử dụng với chính những dự án của mình. Hi vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về công cụ này, giúp mang lại kết quả tối ưu cho dự án SEO của bạn.
Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy hay và bổ ích.
- Bí kíp tăng đơn hiệu quả cho shop trên Sendo với tin nhắn quảng cáo
- Top 6 việc làm tại nhà dành cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập
- Internal link là gì? 3 Chiến lược tối ưu liên kết nội bộ cho SEO
- 12 lý do khiến rich snippets không hiển thị trên trang SERPs và cách giải quyết
- 10 Thủ thuật SEO cơ bản cho người mới bắt đầu cần biết