Trong bài viết hôm nay, Uplevo xin gửi tới bạn cái nhìn tổng quan nhất về quản trị khủng hoảng như định nghĩa, các bước trong quá trình lập kế hoạch ứng phó với khủng hoảng và nhiều điều khác nữa.
Inbound Marketing là gì?
Inbound marketing là một phương thức mà trong đó, người quản trị tập trung tối ưu hóa nội dung tiếp thị của mình trên các nền tảng như blog, SEO (tối ưu hóa nội dung để đạt thứ hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google, Bing hoặc Yahoo), mạng xã hội và nhiều các nền tảng truyền thông khác. Thông qua những nội dung chất lượng, khách hàng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp để xúc tiến hành vi chuyển đổi.
Mục tiêu của nhà quản trị khi ứng dụng inbound marketing là để nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Ngược lại, với trường phái marketing kiểu outbound (outbound marketing), người quản trị tìm khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị (như khuyến mãi, quảng cáo,…).
> Marketing online là gì? Cẩm nang toàn diện về Marketing Online
Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng Inbound Marketing?
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà thông tin có thể được khách hàng tiếp cận hoàn toàn dễ dàng thông tin. Theo IBM, trên thế giới mỗi ngày có tới 2,5 tỷ Gigabyte dữ liệu được xuất ra. Thậm chí, 90% lượng data chúng ta sử dụng hàng ngày được tạo ra trong vòng 2 năm trở lại đây.
Rõ ràng, người nắm trong tay quyền lực cao nhất trong mối quan hệ thương mại chính là người mua hàng. Internet cung cấp cho họ thông tin nhanh và chính xác nhất. Họ muốn biết về giá của sản phẩm, tính năng, review, chính sách bảo hành, vận chuyển? Cứ lên mạng và tham khảo ý kiến, mọi thắc mắc của họ sẽ được giải đáp với cái nhìn đa chiều nhất.
Thay Joshua Gill, nhà tư vấn chiến lược SEO và Inbound Marketing: “Inbound Marketing trở thành chiến lược có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ như ngày nay chính bởi khả năng cung cấp cho người dùng cái câu trả lời khách quan nhất cho những điều họ cần. Phương thức này gây dựng niềm tin, chữ tín cho thương hiệu, dù ngành nghề của bạn là gì”.
Cũng chính bởi vậy, nhiều chiến lược marketing truyền thống với tư tưởng đặt việc thu hút sự chú ý “bị động” của khách hàng dần trở nên lạc hậu và kém hiệu quả hơn trong những năm gần đây.
Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều doanh nghiệp bắt đầu thay đổi tư duy và chuyển dần trường phái tiếp thị từ chú trọng tới các hoạt động quảng cáo bị động sang thu hút sự chú ý chủ động từ khách hàng thông qua các nền tảng truyền thông.
Mục tiêu của các doanh nghiệp không gì khác ngoài việc: Nâng cao nhận thức khách hàng về thương hiệu, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mới.
Hiệu quả của Inbound Marketing một phần tới từ việc: Chúng ta quảng bá thương hiệu của mình một cách tế nhị, không khiến cho khách hàng cảm thấy họ đang bị “săn đuổi”. Khách hàng cảm thấy mình có được sự chủ động nhất định: Chủ động tìm kiếm thông tin, chủ động quyết định mua hàng.
> 5 Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Lợi ích của Inbound Marketing với các doanh nghiệp
Với Inbound Marketing, doanh nghiệp bạn có thể thu nhận những điểm tích cực như sau:
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu và tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng trong tương lai.
- Tạo dựng sự hiện diện của thương hiệu tại đa nền tảng truyền thông.
- Tạo dựng trải nghiệm tốt cho khách hàng trong quá trình tiếp cận thương mại và mua hàng.
- Nâng cao nhận biết thương hiệu trong khách hàng.
- Tạo dựng khả năng tiếp cận khách hàng tại đa nền tảng, đa “điểm chạm”, 24/7.
- Tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Khác với marketing truyền thống, doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian tương đối để nhìn thấy kết quả. SEO (Search Engine Optimization) là ví dụ điển hình. Để nội dung của bạn có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google hay Bing, bạn phải mất ít nhất từ 2 đến 3 tháng với vô số những công việc cần phải thực hiện.
Đó là chưa kể mục đích của doanh nghiệp bạn khi thực hiện SEO: Có được thứ hạng cao trong danh sách kết quả truy vấn, lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi hay giá trị chuyển đổi.
Chìa khóa của mỗi chiến lược Inbound Marketing chính là nằm ở việc nắm bắt hành vi khách hàng và xác định vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Việc thấu hiểu tâm lý khách hàng giúp bạn xác định được chính xác nội dung thông điệp bạn muốn truyền tải tới họ, gây dựng niềm tin và tiết kiệm chi phí Marketing.
Các loại Inbound Marketing
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận Inbound Marketing khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi dành cho doanh nghiệp của bạn:
1. SEO:
Với phương pháp tiếp cận khách hàng này, công việc của doanh nghiệp bạn bao gồm: Nghiên cứu hành vi tìm kiếm của khách hàng (thông qua quá trình nghiên cứu từ khóa tìm kiếm), xây dựng cấu trúc website hợp lý, phát triển nội dung website, link-building, điều hướng traffic,…
Mục tiêu của doanh nghiệp bạn ở đây bao gồm: Tối ưu hóa website, giúp nó có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google, Bing, Yahoo; nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng; cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, giá trị chuyển đổi;…
> 12 Xu hướng SEO 2020 giúp bạn lên đỉnh Google
2. Blogging:
Đây có thể coi là cách tiếp cận được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Mục tiêu của blogging là nhằm nhân cao nhận thức về thương hiệu và tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng mới của doanh nghiệp.
3. Social Media:
Với 67% người dùng mạng xã hội chia sẻ nội dung mà họ cho là hữu ích, bạn không thể làm ngơ trước những lợi ích mà nền tảng này có thể đem lại cho doanh nghiệp của mình.
4. Tổ chức sự kiện/workshop:
Rõ ràng, việc lồng ghép mục tiêu thương mại vào các hoạt động chia sẻ kiến thức là một cách làm hay để quảng bá thương hiệu, tiếp cận với đối tượng khách hàng mới và làm khăng khít thêm mối quan hệ với những khách hàng trung thành.
Các bước thực hiện Inbound Marketing
Với Inbound Marketing, bạn càng đầu tư nhiều thời gian và công sức, lợi ích bạn thu về càng nhiều. Tiền bạc có thể là một vấn đề đáng để lưu tâm, nhưng ý tưởng mới là khía cạnh quan trọng nhất để triển khai Inbound Marketing.
Các bước để triển khai một chiến dịch Inbound Marketing bao gồm:
- Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm bạn muốn nhắm tới. Hành vi của mỗi nhóm khách hàng lại khác nhau, bạn cần phải biết rõ họ là ai để thiết lập nội dung truyền tải phù hợp.
- Điểm nổi bật và khác biệt của thương hiệu/doanh nghiệp bạn là gì? Hãy trả lời câu hỏi: “Vì sao khách hàng phải lắng nghe bạn?”.
- Nền tảng bạn muốn truyền tải nội dung của mình là gì? Trên web của bạn, trên mạng xã hội hay guest blogging?
- Tạo nội dung và lên lịch public chúng trên các nền tảng truyền thông.
- Sử dụng các công cụ theo dõi hiệu suất nội dung và có những điều chỉnh phù hợp trong những chiến dịch trong tương lai.
Tương lai của Marketing tự động hóa
Với những công cụ bổ trợ hữu ích, các hoạt động Inbound Marketing có thể được thực hiện một cách hoàn toàn tự động. Những công cụ này có thể giúp bạn post bài theo lịch trình bạn thiết lập sẵn; xác định, phân loại nhóm khách hàng phù hợp; gợi ý cách duy trì mối quan hệ với các đối tượng khách hàng riêng biệt;…
> 15 Xu hướng Digital Marketing mới nhất
Đo lường hiệu quả các chiến dịch Inbound Marketing
Dù lựa chọn cách thức tiếp cận khách hàng nào, điều bạn muốn thu nhận được chính là hiệu quả của chiến dịch. Bạn cần nắm bắt xem với mỗi phương thức tiếp cận, những chỉ số đo lường nào bạn cần quan tâm để đo lường mức độ hiệu quả một chiến dịch.
> Cẩm nang sử dụng Google Analytics để đo lường
Những chỉ số bạn cần quan tâm trong một chiến dịch Marketing bao gồm: thứ hạng trang web trên các nền tảng công cụ tìm kiếm; lượt traffic, lượt chuyển đổi, giá trị chuyển đổi; lượt tương tác trên mạng xã hội;…
> Hướng dẫn xây dựng chiến lược Digital Marketing
Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Inbound Marketing. Từ đó, bạn có thể lựa chọn và áp dụng phương thức tiếp cận phù hợp trong trường hợp của doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!