Kế hoạch và kinh nghiệm kinh doanh buôn bán gạo lẻ online lãi lớn

Trong bài viết 18 cách kinh doanh năm 2020 hốt bạc mình có nhắc đến ý tưởng kinh doanh gạo online. Vậy bạn đã có kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ online có lãi? Làm sao để lên bản kế hoạch chi tiết để bán gạo online có lời. Cùng tìm hiểu chi tiết kế hoạch và kinh nghiệm kinh doanh bán buôn bán gạo lẻ online trong bài viết này nhé.

Trước tiên chúng ta hãy bàn đến câu chuyện kinh doanh gạo liệu có giàu? Về vấn đề lời lãi bạn có thể xem lại trong bài viết Bán gạo có lãi không, trước khi đưa ra quyết định kinh doanh cho mình.

kinh-nghiem-buon-ban-gao-le-online1

Một cửa hàng bán gạo lẻ

  1. Kế hoạch và kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ online

Nghiên cứu thị trường

Tìm nguồn cung hàng hóa: Phải cân nhắc kỹ tìm cho được mối hàng chất lượng đảm bảo thơm ngon, đảm bảo an toàn, giá thành hợp lý, nhà cung cấp không quá xa đảm bảo vận chuyển nhanh, thuận lợi nhất.

Ban đầu dự tính bán các mặt hàng: Gạo tám hải hậu, tám ninh bình, tám thái bình, khang dân, gạo nếp, si dẻo và một số các nông sản khác như đậu đen, đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc, trứng gà ta, rượu, gà ta, bột gạo, bột sắn dây,… kèm theo.

Kinh nghiệm bán gạo lẻ thường thấy là theo dõi số lượng hàng bán ra để biết được khách hàng thích loại gạo và nông sản nào nhiều nhất thì nhập nhiều hơn.

Các mặt hàng gạo và nông sản sẽ tăng lên để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Thời điểm thu mua: Lúc giá gạo rẻ sẽ lập tức mua ngay.

Vận chuyển: Thời gian đầu sẽ vận chuyển bằng xe khách, khi công việc kinh doanh đi vào ổn định sẽ thuê xe tải nhỏ, phát triển hơn thì mua xe riêng.

  1. Lập website bán hàng

Buôn bán gạo online có lời nhất định phải có một website, với đầy đủ các tiện ích phục vụ cho quảng bá sản phẩm và bán hàng, có đầy đủ các thông tin để khách hàng tham khảo.

  1. Quảng cáo

Phát tờ rơi ở những khu như chợ, trung tâm thương mại gần khi vực mình ở- Thành công;

Đến tận nhà hoặc gọi điện cho người thân, bạn bè để giới thiệu và chào bán sản phẩm;

Tận dụng các trang mạng xã hội, các kênh rao vặt để quảng bá sản phẩm gạo của mình.

  1. II. Thuê cửa hàng và lên kế hoạch bán gạo

Kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ của nhiều người thì khi mở cửa hàng bán gạo chúng ta sẽ cần chi các khoản phí như sau:

  1. Dự tính chi phí

Chi phí thuê mặt bằng, điện nước

Yêu cầu chi phí ở mức thấp nhất có thể. Dự tính tối đa vào khoảng 5 triệu đồng/ 1 tháng* 6 tháng= 30 triệu đồng.

Chi phí điện nước 1 tháng không quá 300 nghìn đồng.

Chi phí hàng hóa kinh doanh: Dự tính 20 triệu đồng

Chi cho mặt hàng kinh doanh chính- Gạo;

Chi cho các mặt hàng kinh doanh phụ: một số loại nông sản khác như đậu, đỗ, lạc, trứng gà vịt, rượu quê, bôt sắn,…

Chi phí mua dụng cụ bán hàng, trang trí cửa hàng và làm card: Dự tính 3 triệu đồng

– Chi mua dụng cụ bán hàng:

+ Cân gạo;

+ Chậu hoặc dụng cụ đựng gạo trưng bày mẫu tại cửa hàng;

+ Túi, bao đựng gạo cho khách;

+ Kệ đựng gạo tránh ẩm mốc;

– Chi mua dụng cụ trang trí cửa hàng và card cửa hàng:

 + Biển hiệu;

+ Băng rôn quảng cáo khi mới khai trương;

+ Chi thiết kế, in ấn card cửa hàng.

Chi thuê nhân viên

Dự tính thuê nhân viên bán hàng luôn túc trực tại cửa hàng số tiền từ 1,5- 2 triệu đồng 1 tháng bao ăn ở.

  1. Kế hoạch bán gạo online

Đối với khách mua lẻ

Đối với những khách hàng gần khu vực Thành công: Đưa ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng như vận chuyển tận nhà cho khách miễn phí, không quên đưa card cho khách và lưu lại thông tin của khách để có thể đưa gạo đến lúc họ gọi, thực hiện khuyến mại thường xuyên, treo băng rôn với những câu slogan hay gây shok, màu sắc rực rỡ để thu hút khách hàng,…

Đối với những khách hàng ở xa: Tận dụng kênh bán hàng online triệt để, hoặc nhờ người thân, bạn bè hay khách hàng giới thiệu,… Phí vận chuyển sẽ tính nhưng sẽ có hỗ trợ nếu mua nhiều, hoặc hứa hẹn lần sau mua sẽ miễn phí.

Đối với khách hàng bán buôn:

Phải tận dụng mọi chiêu thức để quảng cáo, giới thiệu những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu của họ.Các đối tượng khách bán buôn gạo bạn nên hướng đến như:

– Nhà hàng, khách sạn;

– Quán cơm phở;

– Siêu thị;

– Các cơ sở sản xuất thực phẩm cần đến gạo;

– Các đại lý nhỏ khác;

– Căng tin các trường đại học, công ty, …

III.  Dự toán và phát triển kinh doanh gạo online

  1. Dự toán lãi lỗ

Riêng tổng chi phí tháng đầu tiên: 5 triệu(thuê mặt bằng) + 300k(điện nước)+ 2 triệu(thuê nhân viên)+ 3 triệu(các loại dụng cụ bán hàng).

Các tháng tiếp theo: 5 triệu + 300k+ 2 triệu.

Chi phí hàng hóa: 20 triệu.

Dự tính 3 tháng đầu số vốn chúng ta bỏ ra là 10.300k+ (7.300+ 20 tr)* 2= 64.900k.

Dự tính 6 tháng đầu số vốn chúng ta bỏ ra sẽ là: 10.300k+(7.300k+20tr)* 5= 146.800k.

Dự tính số lượng hàng bán ra trung bình một ngày.

Dự tính 1 kg gạo, 1 kg nông sản phải lãi bao nhiêu+ các khoản thu  từ kinh doanh các mặt hàng khác.

  1. Kế hoạch phát triển lâu dài

Đầu tư thêm vào việc thiết kế website, tăng cường bán hàng online;

Phát triển cửa hàng thành một thương hiệu chuyên cung cấp các loại gạo và nông sản uy tín nhất Hà Nội, và không quên đăng ký bản quyền thương hiệu;

Mở thêm các chi nhánh tại những quận chưa có nhiều cửa hàng cung cấp gạo;

  1. Hỗ trợ

Người có kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ online: Các CEO, Giám đốc sẽ có nhiều kinh nghiệm, chiến thuật cho bạn tham khảo, học hỏi.

Bạn bè, người thân: Bạn bè, người thân sẽ đóng góp những ý kiến còn thiếu sót để chúng ta hoàn thành kế hoạch kinh doanh chuẩn hơn. Hỗ trợ chúng ta về tính toán, làm sổ sách kế toán chi tiết các mặt hàng gạo và nông sản.

  1. Dự kiến bán hàng một ngày

Tối thiểu 1 ngày phải bán được 200 kg.

Dự kiến tiền lãi phải đạt tối thiểu 1k/ 1kg. Với những loại gạo hoặc nông sản cao cấp hơn thì phải đạt tối thiểu 3k/ 1 kg.

Cửa hàng phải là cửa hàng độc lập để có thể bán kèm các mặt hàng khác như đồ ăn sáng, sim, thẻ, trà đá,… đem lại doanh thu không nhỏ cho chúng ta, đặc biệt là những tháng đầu doanh thu chưa ổn định.

  1. Thời gian thực hiện

Ngày 1/6 đầu tháng bắt đầu thuê cửa hàng. Từ mùng 1- 5 chọn ra một ngày đẹp để khai trương.

Trước khai trương 10 ngày sẽ tiến hành phát tờ rơi, gọi điện hoặc đến tận nhà bạn bè, người thân để giới thiệu sản phẩm.

Trước khai trương 1 tháng phải xong website, thuê Seo để đưa trang wep lên top đầu tìm kiếm google, đăng bài quảng cáo sản phẩm thật thu hút cùng các chương trình khuyến mại khi khai trương.

Song hành với quảng cáo trên website là quảng cáo trên các trang mạng xã hội, rao vặt.

Bắt đầu từ tháng 4 hoặc trước đó đã phải chắc chắn về các vùng như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình để nghiên cứu và tìm mối cung hàng chất lượng.

Trong tháng 5 phải chuẩn bị xong những dụng cụ bán hàng, biển hiệu và làm xong card cho cửa hàng.

Tìm kiếm, chào hàng các khách hàng bán buôn như nhà hàng, khách sạn, đại lý,…

Các loại gạo buôn bán online và mặt hàng khô bạn nên nhập

  • ♦ Gạo tám Hải Hậu
  • ♦ Gạo tám Ninh Bình
  • ♦ Gạo tám thái bình
  • ♦ Gạo điện biên
  • ♦ Gạo khang dân
  • ♦ Gạo lứt
  • ♦ Gạo nếp
  • ♦ Bột gạo cho trẻ em cho cửa hàng bánh cuốn, bún …
  • ♦ Vừng
  • ♦ Lạc
  • ♦ Trứng gà ta
  • ♦ Rượu Kim Sơn
  1. Kinh nghiệm buôn báo gạo online

Trước tiên, nếu số vốn kinh doanh ban đầu của bạn nhỏ, thì nên đơn giản hóa bản kế hoạch của mình lại. Hãy tập trung vào nhiệm vụ bán hàng sao cho hiệu quả đã rồi mới tính đến các khoản chi, cắt bỏ những khoản chi viển vông không cần thiết như thuê mặt bằng, thuê nhân viên…

Chọn mua một loại gạo mà bạn cho là tốt nhất, rẻ nhất chừng 500 kg rồi mang lên bán thử xem phản ứng của khách hàng ra sao.

Phải thử trong vòng 3 tháng bạn mới đúc rút được kinh nghiệm, khi đó bạn sẽ chỉ quan tâm tới “đầu vào” và “đầu ra”. Nên thiết kế một website bán gạo online sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ.

Hy vọng với bản kế hoạch và kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ online mình chia sẻ trên này sẽ giúp các bạn tìm thấy hướng đi hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *