Kiếm tiền Online (Make Money Online – MMO) đang ngày càng HOT ở Việt Nam và trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Cũng có rất nhiều người thành công từ MMO và đầy rẫy những bài hướng dẫn MMO trên mạng. Vậy thực sự MMO là gì? Và làm MMO dễ hay khó ?
Khỏi phải câu kéo dài dòng hay nước đôi, tôi xin trả lời luôn là MMO KHÓ, thậm chí cực khó. Nếu bạn đang đọc bài này và thực ra chả biết MMO là cái trò gì thì để thành công và đầy đủ kinh nghiệm về MMO. Lượng thời gian bạn bỏ ra sẽ chả thua kém gì việc học xong một cái đại học nào đó ở Việt Nam cả. Có khi còn hơn ấy chứ!
Hầu hết mọi người đều nghĩ MMO như là công việc hái ra tiền từ máy tính
Nhưng xin chúc mừng nếu như bạn vẫn còn đang đọc đến đây và thực sự suy nghĩ nghiêm túc về MMO như một công việc kinh doanh chân chính. Đúng vậy! MMO là một công việc kinh doanh chân chính.
Hôm nay, trong phần 1 này: tôi sẽ giới thiệu với các bạn một cái nhìn mới, một khái niệm mới về công việc Kiếm tiền trực tuyến (MMO)này.
1. MMO là cái mần gì ?
Như đã nói MMO – Make money Online là kiếm tiền trên mạng, đơn giản là kiếm ra tiền thông qua sử dụng mạng toàn cầu. Bạn làm cái gì cũng được, miễn là không phải lừa đảo, cướp đoạt, trộm cắp trực tuyến. Khái niệm MMO bắt đầu được quan tâm khi mà Marketing Online dần phổ biến. Ở Việt Nam thì có lẽ người ta bắt đầu chú ý đến MMO từ năm 2008. Tôi bắt đầu tìm kiếm và học hỏi về MMO cũng trong thời gian này. Mặc dù đến bây giờ vẫn chả làm được cái của nợ nào hoành tráng, chỉ chém gió là giỏi. 🙂
2. Thế MMO gồm những thể loại nào ?
Cái gì cũng vậy, khi người ta quan tâm cái gì đó thì họ bắt đầu tìm cách phân loại nó. Mặc dù MMO thực sự có vô vàn thể loại và các trang MMO nổi tiếng bây giờ định nghĩa nó theo nhiều kiểu như PTU, PTC, Invest,Gaming, Captcha hay Affiliate … vân vân các thể loại . Nhưng tôi xin phép được phân loại MMO theo một cách khác đi một chút, tổng quan hơn một chút. Và dị!
Ờ thì theo tôi thì nếu nói làm MMO như làm một công việc và nghĩ về MMO như nghĩ về kinh doanh thì nó sẽ gồm những thể loại đầy tính phá hoại sau:
1.Producing
2. Selling
3. Marketing
Notes: Tôi sẽ không coi Gaming như một thể loại MMO, vì đơn giản tôi không nghĩ nó như một loại công việc. Và tôi ghét trò đỏ đen. Thật đấy!
Tại sao lại có sự phân loại như vậy ? Nó hầu như phá vỡ và làm tụt giảm số thể loại MMO đi cả tá. Như đã nói thì trong bài viết này tôi nhìn nhận MMO từ góc độ của một nhà kinh doanh. Mà kinh doanh bạn sẽ phải làm 3 công việc chính: Sản xuất (nếu có) – Buôn bán và Tiếp thị. Bây giờ hãy cùng đào sâu bới bóc vào những ngóc ngách của 3 cái gạch đầu dòng chết tiệt phía trên nhé:
1. Producing: Khởi nguồn của hàng hóa luôn bắt đầu từ quá trình sản xuất. Là người sản xuất tức là bạn là người đứng đầu tiên trong chuỗi giá trị thặng dư, đồng tiền mà bạn kiếm được chính là giá trị nguyên bản công sức của bạn. Và thực tế sản xuất luôn phải gắn liền với buôn bán (tí nữa tôi sẽ nói về phần Selling sau nhé ). Nguyên tắc này không hề thay đổi trong MMO, bạn là người tạo ra sản phẩm của mình trên mạng và bán nó thông qua các kênh bán hàng trực tuyến. Hoặc tự bán nó trên trang chủ của mình. Đồng tiền bạn nhận được thuần thúy là tổng giá trị của “sản phẩm” + “công sức” + “trí tuệ bạn bỏ ra”.
Thực tế, việc bạn được đánh giá có phải là một MMO – Producer hay không được đánh giá chủ yếu bởi yếu tố “tính chất của công việc buôn bán” của bạn: đó là bạn phải “KINH-DOANH-TRỰC-TUYẾN” và “BẠN-LÀ-NGƯỜI-LÀM-RA-SẢN-PHẨM” chứ không phụ thuộc nhiều vào tính chất sản phẩm. Hiển nhiên là như vậy, mấy cuốn giáo trình kinh tế học nào chả nói đại loại kiểu: “hàng hóa chỉ có giá trị khi và chỉ khi được mang ra buôn bán, trao đổi.”
Những kiểu MMO – Producing bạn có thể thấy phổ biến như là :
– Lập trình viên viết ứng dụng, game và bán nó trên các chợ ứng dụng (mình nói là BÁN nhé, nếu họ cung cấp miễn phí và thu tiền qua kênh khác thì nó lại là lĩnh vực khác)
– Một phong trào đang rộ lên gần đây ở Việt Nam, chỉ cần một chiếc máy in vải và một trang web để bán hàng trực tuyến (như Facebook hoặc các thể loại kênh rao vặt chẳng hạn) là bạn đã trở thành một nhà sản xuất áo thun xì tai không phải hạng hai rồi! Tuyệt vời không ?!
-Bạn tạo một ứng dụng,dịch vụ trên nền web rồi bán quyền truy cập và sử dụng nó trên mạng. Cái này thì bạt ngàn ví dụ với các thể loại công cụ và dịch vụ trực tuyến.
-Nếu bạn được thuê viết bài trên 1 trang mạng nào đó được thì chắc chắn bạn cũng là 1 MMO-Producer chính hiệu và không phải dạng vừa đâu! Thứ bạn tạo ra và bán đi là những dòng chữ chứa đựng kinh nghiệm và kiến thức của bạn cùng với công sức bạn viết ra nó. Mọi việc cũng tương tự khi bạn được thuê làm cái gì đó ( như Gõ Captcha chẳng hạn ). Cái gì cũng có giá của nó mà!
2.Selling: Như đã nói ở trên, sản xuất luôn gắn liền với buôn bán. Bạn không phải là người tạo ra giá trị của sản phẩm. Nhưng bạn là người tạo ra giá trị thặng dư! Đồng tiền mà bạn nhận được nói nôm na là “tiền lãi” của việc định giá và bán lại sản phẩm của người khác sản xuất hoặc chính sản phẩm của bạn. Đó chính là giá trị thặng dư! Thực ra MMO – Selling chỉ là một hình thức phát triển của Selling truyền thống nhằm thích ứng với xu hướng mạng toàn cầu. Vì vậy tôi cũng không có gì nhiều để nói ở đây.
Về vấn đề Investing | Stock | Forex và các thể loại Money Exchange khác – Tôi coi chúng như một loại hình buôn bán. Bạn thấy đấy, bạn không hề làm ra tiền! Bạn nhận tiền từ người khác và “bán” nó đi để có cơ hội nhận về một khoản tiền khác. Có thể là lớn hơn – Bạn gọi đó là lãi. Và nếu nó nhỏ hơn thì tức là bạn lỗ chỏng vó. Nghe có mùi kinh doanh rồi đúng không nào ? Bản chất theo đúng Sách giáo khoa thì tiền cũng là một loại hàng hóa mà.
Một vài ví dụ về MMO – Selling thuần thúy, tức là bạn không phải nhà sản xuất như:
– Các trang thương mại điện tử nhan nhản trên mạng chẳng hạn.
– Các đơn vị là đại lý cung cấp tên miền
– Các đơn vị là đại lý cung cấp bản quyền của các dịch vụ, công cụ, và phầm mềm …
– Các trang, quỹ đầu tư trực tuyến, sàn chứng khoán trực tuyến, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
3. Marketing: Thực tế thì MMO phát triển chủ yếu là do sự phát triển của nhu cầu Marketing Online. Bạn cũng có thể thấy hầu hết các loại hình MMO hiện nay đều là Marketing hoặc phục vụ cho nhu cầu marketing.
Về bản chất thì đó là quá trình bạn được ai đó trả tiền để làm người khác biết đến sản phẩm, dịch vụ của họ hoặc của đối tác của họ thông qua hình thức là “trực tuyến”.
Thứ mà bạn phải bỏ ra là công sức đi làm Marketing thay cho đối tác của bạn qua nhiều biện pháp như: Đặt banner quảng cáo, giới thiệu và chia sẻ sản phẩm của đối tác. Bất cứ hoạt động nào trên mạng toàn cầu nhằm mục đích quảng bá nội dung bạn được đặt hàng từ đối tác khác đều có thể coi là MMO – Marketing.
Đồng tiền bạn nhận được là chi phí đối tác của bạn bỏ ra cho hoạt động Marketing hoặc chi phí trích xuất từ lãi kinh doanh dịch vụ Marketing.
Vậy có những hình thức MMO – Marketing phổ biến nào ?
– Các thể loại MMO rực rỡ một thời ngày xưa như Pay To Click, Pay To View, Pay To Show và các hình thức CPC&CPM bây giờ nhìn chung là đặt quảng cáo và chỉ khác nhau là hình thức chi trả của nó.
– Pay To Upload. Về bản chất là bạn quảng cáo cho dịch vụ download tốc độ cao của Hosting mà bạn tham gia thôi. Khác ở chỗ bạn vừa là người marketing, vừa là người tạo ra một phần sản phẩm. Nhưng tôi vẫn xếp nó vào Marketing, vì đồng tiền bạn nhận được chủ yếu là nhờ marketing dịch vụ của Hosting.
– Và còn vô vàn thể loại khác nhưng ít phổ biến ở Việt Nam. Hãy nhớ, chỉ cần bạn tiếp thị trực tuyến cái gì đó và nhận được tiền thì tức là bạn đã trở thành một nhà MMO – Marketing thứ thiệt rồi đó.
Đào bới tới đây chắc đã đủ, còn nhiều điều tôi muốn chia sẻ với các bạn về MMO hơn nữa nhưng mà mỏi tay quá! Hẹn gặp các bạn trong kỳ sau: Làm MMO như thế nào? Dễ hay khó ?
Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp MMO của mình. Mọi bản quyền và quyền tác giả thuộc về Hoc11.vn.com. Vui lòng ghi rõ nguồn trước khi chia sẻ.
Hoc11.vn.
Nguồn: https://vging.com/kien-thuc/ki-1-mmo-la-gi-cai-nhin-ve-mmo-nghiem-tuc–series-kiem-tien-online-mmo-de-hay-kho–n423.html
- 10 xu hướng social media marketing quan trọng trong năm 2020 bạn cần nắm
- Cách xông hơi trị cảm với những nguyên liệu giá chưa tới 10k, chỉ 1 đêm là khỏi ngay!
- Chuyển Website: 11 lý do khiến lượt traffic giảm
- Lịch nghỉ Tết Shopee Dương Lịch 1.1.2021 – Có thể bạn chưa biết?
- Một số thông tin về Phí thu hộ trên Shopee