Khi kinh doanh quán ăn hay nhà hàng thì chọn địa điểm kinh doanh quán ăn là điều quan trọng nhất. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi giúp quán bạn dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Vậy là thế nào để quán ăn đông khách, chọn mặt bằng mở quán ăn như thế nào cho hợp lý? Sau đây sẽ là những kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán ăn giúp bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng một cách tốt nhất.
Sự sống còn của một mô hình kinh doanh quán ăn sẽ phụ thuộc vào mặt bằng chứ không phải chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh thương hiệu. Nhận định này luôn đúng.
1. Làm thế nào để quán ăn đông khách
Khi mở cửa hàng kinh doanh thì ai mà không muốn quán ăn của mình làm ăn phát đạt, khách ra vào như nườm nượp chứ. Nhưng làm thế nào để quán ăn đông khách? Có thể kể đến những yếu tố khiến khách hàng cứ đến là sẽ quay lại nhà hàng của bạn đó là:
Phong cách thiết kế quán: kể đến vấn đề này thì nói đến sáng cũng không kể hết. Một số phong cách điển hình như: thiết kế quán ăn theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản,…theo phong cách cổ điển, theo phong cách hiện đại…Nhưng chung quy lại là bạn sẽ phải lựa chọn phong cách thiết kế quán ăn phù hợp với mô hình bạn kinh doanh. Ví dụ bạn đang kinh doanh ẩm thực Việt Nam mà lại trang trí quan theo phong cách Âu Mỹ được.
Làm thế nào để quán ăn đông khách? Cách lựa chọn địa điểm mở cửa hàng?
Cơ sở vật chất khi kinh doanh quán ăn: Muốn có một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn phải đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bao gồm bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp,… Trong đó bạn cần đặc biệt quan tâm đến ba nơi trong cửa hàng, đó là khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp. Với khu vực đón khách nên thiết kế bãi gửi xe riêng, không chắn lối đi, biển hiệu bắt mắt, bài trí thông thoáng và làm nổi bật được nhà hàng. Khu vực phục vụ là nơi bạn bày bàn ăn, quầy thanh toán, quầy đựng đồ uống,… bạn nên ước tính trước lượng khách tối đa để mua sắm bàn ghế, khăn trải cho hợp lý. Riêng khu vực nhà bếp nên được thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi, xả khói hay an toàn sử dụng gas cũng hết sức quan trọng, bạn nên dự trù thật kĩ trước khi lắp đặt.
Làm thế nào để quán ăn đông khách? – Chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ: Người phục vụ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh.
Đọc thêm: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống với 11 bước cực chuẩn
2. Chọn địa điểm kinh doanh quán ăn
2.1. Cách chọn địa điểm mở cửa hàng
Các kỳ trước tôi đã phân tích để bạn hiểu, bạn cần phải biết mình bán sản phẩm gì, cho ai rồi mới tới bán ở đâu được. Bạn phải thực hiện tuần tự như vậy, nếu đảo ngược tìm được mặt bằng như ý nhưng khả năng mọi kế hoạch lựa chọn trước đó của bạn bị đảo lộn để phù hợp với mặt bằng đó là rất lớn. Ví dụ: Nếu bạn muốn mở 1 quán cafe theo phong cách thập niên 90, bạn tìm được mặt bằng là căn nhà mới xây 2015 với vị thế đắc địa gần trung tâm, các văn phòng xung quanh, giá mềm, chủ tốt,… Vậy bạn có nên chọn mặt bằng này rồi đầu tư tiền để cải tạo thành không gian xưa cổ hay không? Rồi đặt tiền cọc để giữ mặt bằng hay không? Đi sai bước đầu không chỉ khiến ý tưởng ban đầu phải thay đổi, đảo lộn mà còn khiến bạn bị áp lực về vốn nữa đấy!
Bởi vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy kiên trì với những ý tưởng ban đầu của mình và chờ đợi tìm địa điểm bán hàng phù hợp. Mỗi khi chạy xe trên đường, hãy dành nhiều thời gian quan sát những tiệm có chung đối tượng khách hàng mục tiêu với mình, so sánh với mô hình kinh doanh mình chọn, ghi nhớ những địa điểm mà mình ưng ý. Và sau thời gian chạy đôn chạy đáo để tìm mặt bằng cho quán, tôi đã đúc kết được 7 ghi nhớ quan trọng nhất để cách chọn vị trí mở cửa hàng , đó là:
Thứ nhất là khi kinh doanh quán ăn bạn nên chọn những vị trí thuận tiện cho khách tiện hẹn với bạn bè sau giờ làm hoặc ăn trưa, và quan trọng nhất là quán phải gần những khu vui chơi, mua sắm để họ đi dạo sau khi ăn.
Thứ hai là nên chọn mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh thuộc chung cư. Lợi ích thứ nhất là có thể tận dụng bãi gửi xe của chung cư, không lo phải giữ, trông xe cho khách, không lo mất xe lẫn việc hàng xóm phàn nàn việc đậu xe gây ách tắc giao thông…; thứ hai là giá cả thuê mặt bằng tại đây mềm hơn nhiều so với mặt tiền; cuối cùng là không gian, kiến trúc tại đây phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh quán ăn.
Thứ ba mang tích chất cảm giác “thuộc về”, khi cảm nhận được “vị trí đó phải thuộc về mình” bạn hãy cố gắng có được nó. Khi đã có “duyên” với địa điểm kinh doanh quán ăn đó thì hãy gắng hết sức tạo ra “nợ”!
Thứ tư là khi chọn mặt bằng mở quán ăn, nếu thấy có một trở ngại nào đó mà bạn không tìm được cách khắc phục thì hãy suy xét lại có nên thuê hay không. Vì có thể cái trở ngại duy nhất đó lại chính là tác nhân khiến bạn thất bại nhanh hơn đấy. Kinh nghiệm khi thuê mặt bằng mở quán ăn là hãy tìm hiểu lý do vì sao đóng cửa của những chủ trước. Nếu bạn không thể tìm ra cách giải quyết cho hạn chế đó thì nên cân nhắc lại.
Thứ năm là xem lại mô hình kinh doanh của mình xem mô hình kinh doanh của bạn hướng tới là gì? Nếu là dạng bình dân, hãy chọn khu vực nào mật độ dân cư đông đúc hoặc tòa nhà văn phòng nhiều. Còn nếu hướng tới một tiệm ăn sang trọng, hãy xem lại kinh nghiệm bản thân đã đủ chưa rồi hãy quyết định địa điểm để mở cửa hàng kinh doanh nha.
Tiếp theo là nghiên cứu khu dân cư nơi bạn định mở cửa hàng kinh doanh. Nếu là những khu dân cư trung lưu mới, những khu cho thuê mới thì không phải là đích ngắm của chúng ta. Vì chủ nhà của những khu này thường còn phải chịu nhiều áp lực về trả nợ tiền mua nhà, con cái rồi xe cộ,… sẽ không có nhu cầu mua sắm ăn uống nhiều đâu. Còn nếu là khu dân cư trung bình, bạn hãy thử ý tưởng mở quán phở, hủ tíu, cháo hoặc các món giải khát, xí muội, kem,… khả năng thu về vài chục triệu/tháng là bình thường. Nhưng nếu là khu dân cư cao cấp thì đừng mở quán ăn nha, cấm kỵ luôn, thay vì đó tiệm rửa xe hợp hơn!
Cuối cùng là hãy ghi nhớ tất cả những địa điểm kinh doanh thuận lợi mà mình cho là ổn nhất với mô hình kinh doanh của mình, kể cả nơi đó không cho thuê lúc bạn hỏi hoặc chưa có ý định kinh doanh. Vì chỉ cần sau một thời gian, mọi thứ sẽ thay đổi và dường như mặt bằng đó chỉ dành để đợi bạn tới mà thôi!
2.2. Các bước lựa chọn địa điểm kinh doanh
Kết lại, các bước để lựa chọn địa điểm kinh doanh thành công bao gồm:
1. Trước khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn hãy giải đáp được 2 câu hỏi bán gì, bán cho ai? Không nóng vội, nên kiên nhẫn tới khi tìm được vị trí chuẩn nhất.
2. Khi tìm mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh nên đặt ra những tiêu chí cụ thể, để khi nhìn thấy một vị trí nào đó bạn dễ dàng nhận ra “nơi đây nên thuộc về mình” nhanh chóng hơn.
3. Tìm thấy mặt bằng kinh doanh quán ăn ưng ý là “duyên”, nhưng để thành “nợ” đòi hỏi bạn phải kiên trì cố gắng mới đạt được.
4. Bỏ nhiều thời gian tìm hiểu về mặt bằng bạn dự định kinh doanh quán ăn, tham khảo nhiều ý kiến khác nhau để chắc chắn rằng không có một trở ngại nào khi bạn quyết định.
5. Mỗi khi đi ngoài đường, hãy quan sát và ghi nhớ những vị trí đẹp mà bạn cho đó là địa điểm kinh doanh thuận lợi, để khi có ý định kinh doanh quấn ưn ta chỉ cần quay lại để xem, có thể nó “ chỉ đang chờ bạn tới thuê” mà thôi!
6. Cuối cùng là ngành ăn uống không phụ thuộc vào gu, cách bài trí, món ăn hay pha chế nước ngon, hoặc là địa điểm kinh doanh thuận lợi như nhiều người lầm tưởng. Mà cái chính vẫn là con người, đã là con người thì chắc chắn có sai sót, chúng ta cần có thời gian để học hỏi và rút kinh nghiệm. Vị trí kinh doanh quán ăn cũng rất quan trọng, nhưng nếu chủ quán không biết cách quản lý, chăm sóc khách hàng thì mặt bằng đó cũng chẳng đem lại giá trị gì hết. Vì thế, việc cửa hàng có hoạt động tốt hay không là tổng hợp ảnh hưởng từ nhiều phía, chứ không chỉ cần có mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh tốt là đủ, không phải cứ địa điểm đẹp là đảm bảo doanh thu cao đâu. Muốn doanh thu cao, bạn cần phải biết khi nào nên khuyến mại giảm giá, khi nào đẩy các dịch vụ chăm sóc khách hàng vào thêm và thiết kế website nhà hàng để tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng… Những kinh nghiệm quý báu này chẳng ai dạy đâu mà chỉ được đúc kết bởi chính bản thân bạn mà thôi.
Đọc thêm: Kinh doanh nhà hàng phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Nguồn: https://www.sapo.vn/blog/kinh-doanh-nha-hang-tim-kiem-mat-bang-kinh-doanh-nhu-the-nao/
- Một số lưu ý tránh tình trạng nhận phải đơn hàng giả mạo Lazada
- Những lợi ích bất ngờ của tàu hũ ky đối với sức khỏe
- Mách bạn cách lấy Token Facebook người khác từ A – Z nhanh nhất
- Có nên xây dựng PBNs (liên kết thực hiện trong SEO mũ xám) vào 2018?
- Tăng doanh thu chóng mặt với top sản phẩm bán chạy trên Shopee