Kinh doanh nhỏ với việc mở quán trà sữa đang là mô hình được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Khi mà ngành kinh doanh trà sữa mang lại tiềm năng rất lớn, đây vẫn là miếng bánh cực kỳ béo bở đáng khai thác.
Tập tành kinh doanh nhỏ với mô hình quán ăn vặt
Kinh doanh nhỏ là hướng đi an toàn nếu muốn bắt đầu khởi nghiệp
Kinh nghiệm kinh doanh nhỏ với phần mềm quản lý bán hàng
Một vài kinh nghiệm
Khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh nhỏ với việc mở quán trà sữa, bạn cần bỏ túi một vài kinh nghiệm để công việc kinh doanh được hành thông.
a. Xác định đối tượng khách hàng
Xác định khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên khi bắt đầu kinh
doanh nhỏ với việc mở quán trà sữa. Khách hàng tiềm năng nhất chính là học
sinh, sinh viên. Đối tượng này chiếm gần 60% tập khách hàng. Do đó, cần tập
trung vào đối tượng này các các hình thức khuyến mãi khi đi theo nhóm.
Đối tượng thứ hai là các
cặp đôi và gia đình, chiếm khoảng 30%. Lượng khách này thường ghé quán vào các buổi
tối hoặc ngày cuối tuần. Vì vậy, việc thiết kế không gian lãng mạn cho quán là
điểm cộng rất lớn trong việc lôi kéo đối tượng khách hàng này.
b. Xác định rõ vốn đầu tư
Xác định rõ ràng vốn đầu tư giúp bạn dự
trù được các doanh mục một cách chính xác. Chi phí cho việc mở quán trà sữa bao
gồm các hạng mục:
- Chi
phí thuê địa điểm - Chi
phí thiết kế quán - Chi
phí trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu - Chi
phí duy trì hoạt động của quán: điện, nước, thuế, lương nhân viên - Các
loại chi phí khác: marketing, giấy phép kinh doanh
Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể
duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương. Vì giai đoạn đầu thường
là giai đoạn thu hút khách hàng, bạn sẽ phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và
các chương trình khuyến mãi hơn trước khi quán đi vào ổn định. Vì vậy, hãy
chuẩn bị vững vàng về tài chính.
Bạn cũng nên chuẩn bị một nguồn vốn dự phòng cho việc phát sinh các chi phí, rủi ro thời gian ban đầu.Vì giai đoạn đầu bạn thường phải chịu lỗ và tập trung đầu tư nhiều vào các chương trình khuyến mãi nhằm lôi kéo khách hàng.
c. Lên ý tưởng kinh doanh
Vậy là bạn đã hoàn thành các bước quan trọng bậc nhất
khi mở quán. Tiếp theo, hãy lên ý tưởng cho quán của bạn. Có 2 hướng bạn có thể
tham khảo:
Có hai hướng kinh doanh trà sữa phổ biến nhất hiện
nay: mua thương hiệu và xây dựng thương hiệu riêng.
- Mua
thương hiệu: Ưu điểm của hình thức này là bạn sẽ có được thương hiệu nổi tiếng.
Do đó bạn mặc nhiên có sẵn một số lượng “fan” trung thành của các nhãn hiệu nổi
tiếng. Bạn sẽ được cung cấp các trang thiết bị, decor đúng chuẩn của chuỗi. Vì
vậy, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và mọi thứ. - Xây
dựng thương hiệu riêng: Hình thức này giúp bạn chủ động trong kinh doanh cũng
như tiết kiệm vốn đầu tư để chi trả cho các khoản phí.
Nói chung, việc lựa chọn hình thức kinh doanh như thế nào đều phải được đánh giá rất kỹ càng dựa trên nhiều thứ. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ để có lựa chọn hợp lý.
d. Nhập máy móc, nguyên liệu
Các loại máy móc, thiết bị cho quán trà sữa gồm các
loại sau:
- Máy dập nắp: có hai loại là dập nắp tự động và dập
nắp thủ công. Chi phí đầu tư khoảng 10 -12 triệu. - Bình ủ trà: một bình ủ trà có dung tích khoảng 12l.
Chi phí khoảng hơn 1 triệu cho 1 bình. bạn có thể đầu tư từ 2 đến 3 bình là
thoải mái phục vụ khách. - Máy xay: máy xay đá giúp bạn chế biến các món đá bào
và làm phong phú menu. Chi phí rơi vào khoảng 20 triệu đồng cho một máy. - Máy định lượng đường: Sử dụng máy định lượng đường
để ước lượng lượng đường chính xác giúp trà sửa có được sự chuẩn vị 100%.
Nguyên liệu cho quán trà sữa gồm các loại:
- Trà: Trà sữa chia làm 2 loại chính: trà sữa dùng trà và trà sữa
vị. Mỗi loại trà lại sử dụng các loại hương liệu khách nhau như bột trà sữa,
syrup, đường nước… - Topping:
Trên
thị trường bây giờ có hàng chục loại topping khác nhau, như trân châu đen, trân
châu trắng, thạch thủy tinh, thạch hoa quả, thạch dừa, đậu đỏ…
Bạn nên sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tăng uy tín cho quán.
e. Chuẩn bị nhân sự cho quán
Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa, việc tuyển
người của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc
giám sát và điều hành nhân viên.
Tùy vào hình thức hoạt động, bạn có thể chọn loại hình
thuê toàn thời gian hoặc bán thời gian. Về cơ bản, pha chế trà sữa không khó
nên bạn có thể thuê nhân viên mới và về đào tạo lại.
f. Lên kế hoạch marketing
Khi đã hoàn tất các khâu
chuẩn bị, quán sẽ đi vào giai đoạn vận hành. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị chiến
lược marketing để hút khách tới quán.
Bạn có thể áp dụng các chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Để tăng độ phủ sóng, hãy sử dụng các hình thức quảng bá trực tuyến thông qua mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử. Tại cửa hàng, hãy làm các banner thật to và thu hút với các chương trình khuyến mãi để mời gọi khách hàng.
Kinh doanh nhỏ từ quán trà sữa – Bước khởi đầu để ra biển lớn
Không ai mong muốn công
việc kinh doanh bị chững lại. Do đó, việc mở rộng kinh doanh là chuyện sớm
muộn. Chính vì vậy, những bước đi đầu tiên phải thật chắc chắn để tạo bàn đạp
cho những cú nhảy sau này.
Khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh nhỏ là hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Được cọ xát với thực tế giúp gia tăng kinh nghiệm. Để có thể thành công, bên cạnh sự chăm chỉ, bạn cần phải có một cái đầu thông minh.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào trong quá trình bán hàng đã trở nên cực kỳ phổ biến. Các hình thức Marketing Online mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp. Hãy biết tận dụng điều đó để đẩy mạnh công việc quảng bá. Bên cạnh đó, lời khuyên là nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu để chuyên nghiệp hóa quá trình quản lý kinh doanh.