Sau nhiều năn làm việc, tích lũy kinh nghiệm hiện tại bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí quản lý. Bạn đang nhận được một số lời mời đi phỏng vấn cho vị trí quản lý nhưng khoăn không biết ứng tuyển vị trí này cần chuẩn bị những gì và trả lời các câu hỏi ra sao? Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý bạn có thể tham khảo để giúp buổi phỏng vấn hoàn hảo nhất. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Để quá trình phỏng vấn vị trí quản lý của mình đạt kết quả cao nhất, bạn cần chuẩn bị những điều sau:
Hiện nay có rất nhiều ứng viên áp dụng hình thức gửi thư xin việc qua internet, tuy nhiên nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu bạn chuẩn bị một số giấy tờ cứng khác như bằng cấp hoặc CV,… Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết để nhà tuyển dụng không phải hỏi thêm về bất cứ giấy tờ gì của bạn. Đồng thời họ cũng đánh giá cao sự chu đáo, chuyên nghiệp của bạn.
Lưu ý: bạn chỉ nên mang bản photo của các giấy tờ khi đi phỏng vấn còn bản chính giấy tờ chỉ nên nộp khi bạn đã được nhận làm nhân viên chính thức nhé.
Tìm hiểu kỹ về vị trí cũng như công ty ứng tuyển sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị khi tham gia phỏng vấn để lời nhà tuyển dụng một cách tốt nhất. Đồng thời bạn cũng sẽ hiểu hơn về môi trường mình sẽ làm việc trong tương lai và đi đến quyết định có nên đi làm ở công ty đó không.
Hình thức, ngoại hình là một trong những yếu tố giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi đi phỏng vấn bạn nên chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo kết hợp với tóc tai gọn gàng, móng tay cắt giũa sạch sẽ sẽ luôn là lựa chọn an toàn.
Bạn cũng nên lưu ý là hãy tránh xa những bộ trang phục rườm ra, màu sắc lòe loẹt. Theo lời khuyên của các chuyên gia tuyển dụng, khi đi phỏng vấn bạn nên chọn những chiếc quần âu phối với áo sơ mi trông sẽ nhã nhặn và lịch sự hơn nhé.
Lưu số điện thoại của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn phòng ngừa các trường hợp không may trong quá trình phỏng vấn như: địa chỉ quá khó tìm, lạc đường, hỏng xe, tắc đường… để liên hệ khi cần hỗ trợ.
Lên danh sách những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn trước khi phỏng vấn vấn sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thật kỹ càng và trả lời các câu hỏi đó một cách hoàn hảo nhất. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp trong quá trình phỏng vấn bạn nên tham khảo:
Hãy tóm tắt khái quát về những công việc bạn đã từng làm trước đây, những thành tựu bạn đã làm được cho công ty cũ là gì. Lưu ý nêu rõ thời gian làm việc tại các vị trí của các công ty mình làm trước đó.
Đây là câu hỏi bạn sẽ gặp phải ở hầu hết các công ty khi đi phỏng vấn. Dựa trên bản mô tả công việc tại vị trí hiện tại, bạn hãy chỉ ra những điểm mạnh của mình có thể đáp ứng được những yêu cầu họ đưa ra.
VD: Bạn có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt; sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý, xử lý mâu thuẫn nội bộ tốt…
Hãy kể ra những thành tựu bạn đã làm được cho công ty cũ giúp là gì, cách bạn thực hiện nó như thế nào. Đồng thời chỉ ra những vấn đề tồn đọng bạn chưa giải quyết được và mong muốn được học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm để có giải quyết các vấn đề này trong tương lai một cách tốt nhất.
Với vị trí quản lý, bạn sẽ phải xử lý rất nhiều tình hương từ mâu thuẫn nội bộ, các sự cố… Nhà tuyển dụng muốn biết với cương vị là người quản lý bạn sẽ xử lý các tình huống đó ra sao. Bạn có thực sự biết cách kiềm chế cảm xúc và giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn hay không vì chính bạn đang giữ nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định cho tổ chức.
Bạn hãy kể lại trải nghiệm thực tế của bản thân và cách bạn xử lý vấn đề. Nếu là người đã có kinh nghiệm thì chắc hẳn câu hỏi này sẽ không làm khó được bạn.
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng chủ yếu muốn tìm hiểu xem khả năng đánh giá và cách lựa chọn nhân viên của bạn có phù hợp cho công việc của nhóm và của công ty hay không. Bạn có loại nhầm những nhân viên có năng lực không và tuyển dụng những nhân viên thiếu kinh nghiệm không.
Lúc này, bạn nên đưa ra câu trả lời theo nhiều hướng với nhiều lý do và phương pháp bạn sử dụng để phân tích khả năng của mỗi nhân viên để từ đó lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất.
Bộ phận nhân sự chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là giao tiếp, quản lý con người từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào bản mô tả công việc tại vị trí hiện tại, hãy chỉ ra những tồn đọng mà công ty đang gặp phải và đưa ra những mục tiêu, định hướng của công việc này cho tương lai.
VD: cải thiện tinh thần đồng đội và giao tiếp giữa các nhân viên, mở rộng doanh số bán hàng,…
Hãy chỉ ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn liên quan đến việc phát triển của công ty.
VD: nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, đưa ra những chính sách thưởng phạt cụ thể để khiến họ không chỉ hài lòng với các chế độ phúc lợi mà còn cảm thấy yêu công việc, có ý định gắn bó với công ty và dốc lòng phục vụ công ty…
Khi quyết định đi phỏng vấm tại công ty thì chắc ẳn bạn đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu từ trước. Hãy cho nhà tuyển dụng biết mong muốn của mình tại môi trường làm việc này là gì.
Nếu bạn có sáng kiến gì, định hướng thay đổi môi trường làm việc ra sao thì bạn cũng hãy tự tin trình bày vì nếu được tuyển, bạn chính là người ra quyết định môi trường làm việc đó.
Bạn có thể tham khảo những bí quyết chúng tôi chia sẻ dưới đây để quá trình phỏng vấn diễn ra một cách thuận lợi nhất nhé.
Đây được xem là yêu cầu thiết yếu với mỗi ứng viên dù bạn đi phỏng vấn vị trí nào để bạn hiểu rõ hơn về những công việc mình sẽ làm sau này. Hãy cố gắng đưa những thông tin bạn đã tìm hiểu được trước đó đan xen vào buổi phỏng vấn.
Mỗi ứng viên khi tham gia đi phỏng vấn vị trí quản lý đều có những thế mạnh riêng. Để là người được nhận, bạn cần thể hiện tốt kiến thức mà mình có, dám nói thẳng, dám đưa ra ý tưởng và tự tin khẳng định chúng.
Hãy nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng và đưa ra những câu trả lời dứt khoát, chính xác nhất để thể hiện sự tự tin của bạn. Đừng nhìn ngang, liếc dọc sẽ gây ấn tượng không tốt đến nhà tuyển dụng.
Bạn cũng có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của mình bằng cách đưa ra vài trường hợp bạn đã từng làm và thành công trước đây.
Hãy thể hiện bạn là người điềm tĩnh, từ tốn, không quá nóng vội, cắt ngang lời người khác. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu hơn về người đối diện, là chìa khóa có thể giúp nhà bạn dẫn dắt đội ngũ của mình phát triển hơn.
Thể hiện thái độ lạc quan và tích cực trong công việc, bạn sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Một người quản lý luôn có thái độ lạc quan sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến nhân viên của mình.
Với từng công ty sẽ có những câu hỏi và yêu cầu về vị trí khác nhau đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đến phỏng vấn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý hữu ích, giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách suôn sẻ nhất. Chúc bạn thành công.
Nguồn: https://salekit.vn/blog/kinh-nghiem-di-phong-van-vi-tri-quan-ly-dam-bao-thanh-cong.html
Post Views:
2.095
- SEO Magento là gì? 9 bước tối ưu website Magento chuẩn SEO
- Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào? bạn cần quan tâm?
- Bí kíp dùng phần mềm Nhanh.vn quản lý kinh doanh online hiệu quả
- Thế nào là SEO từ khoá & SEO tổng thể? Nên sử dụng phương pháp nào?
- Loại cây gai góc này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà bạn chưa biết