Knowledge Graph là gì? Cách đưa nội dung của bạn vào Knowledge Graph

Knowledge Graph nghe có vẻ lạ lẫm những tôi tin chắc rằng bạn đã từng bắt gặp từ ngữ này trước đó rồi. Khi bạn thực hiện một truy vấn liên quan đến cá nhân hay tổ chức cụ thể nào đó Knowledge Graph sẽ giúp hiển thị một hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin về cá nhân hay tổ chức mà bạn vừa search.

Thông tin hồ sơ sẽ được hiển thị bằng đồ họa và nằm trong một khu vực dành riêng trong SERPs. Như vậy, bạn sẽ không phải click vào liên kết mà vẫn có thể biết được những thông tin cần thiết.

Giờ thì bạn đã cảm thấy thú vị chưa? Nếu bạn hiểu được cách vận hành của Knowledge Graph, bạn không chỉ có những trải nghiệm tốt hơn mà còn giúp bạn có thể tăng cường khả năng hiển thị thương hiệu và cải thiệu SEO trên Google.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Knowledge Graph là gì? Và cách để đưa nội dung của bạn vào Knowledge Graph như thế nào?

knowledge graph là gì
Knowledge Graph cho phép người dùng tìm kiếm nâng cao

Vào năm 2012 sơ đồ tri thức của Google đã có tác động lớn trong việc tìm kiếm, đây là cách Google tìm hiểu ý định người tìm kiếm và mối quan hệ giữa các Entity trong thế giới thực. N cho phép người dùng truy cập ngay vào thông tin liên quan mà không cần nhấp vào liên kết.

Sơ đồ tri thức được tạo thành từ những yếu tố nào?

Năm 2012 Google đã thêm một bản mở rộng kết quả tìm kiếm là tiện ích trên các thực thể trong Sơ đồ tri thức. Kết quả từ sơ đồ tri thức bao gồm địa điểm, người, hoàn cảnh sự kiện khác nhau, hình ảnh, liên kết sẽ được hiển thị ở một khu vực riêng trên Google nếu có một Entity ngữ nghĩa khớp với cụm từ tìm kiếm.

Sơ đồ tri thức ngày nay chủ yếu được thu thập từ Wikidata, được cập nhật đầy đủ với các cụm từ tìm kiếm liên quan hoặc các liên kết nâng cao. Sơ đồ tri thức hiển thị bên phải kết quả Organic search trên máy tính bảng và máy tính để bàn. Trên điện thoại thông minh, chúng hiển thị phía trên kết quả tìm kiếm.

yếu tố tạo thành knowledge graph
Knowledge Graph và những yếu tố tạo thành Knowledge Graph

Các yếu tố có thể có trên hộp thông tin riêng biệt:

  • Dữ liệu về một công ty, một người hoặc một địa điểm
  • Thông tin về các truy vấn tìm kiếm tương tự, những người khác cũng đã tìm kiếm
  • (Các) Hình ảnh có liên kết đến Google Image Search
  • Dữ liệu được chuẩn bị, có cấu trúc với các chi tiết về truy vấn tìm kiếm
  • Trích xuất văn bản cũng như một liên kết đến nguồn

Những đặc điểm nổi bật của Knowledge Graph

Sơ đồ tri thức có đầy đủ đặc điểm của một số mô hình quản lý dữ liệu:

  • Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu có thể được khám phá thông qua các truy vấn có cấu trúc.
  • Cơ sở tri thức: Knowledge Graph sử dụng để diễn giải dữ liệu và suy ra các sự kiện mới.

Sơ đồ tri thức được thể hiện trong RDF, nó cung cấp Framework tốt nhất để tích hợp, hợp nhất, liên kết và sử dụng lại dữ liệu.

Các điểm nổi bật:

  • Tính nhanh chóng: Các tiêu chuẩn trong mạng ngữ nghĩa Semantic Web, RDF và OWL cho phép hiển thị thuận lợi các loại dữ liệu và nội dung khác nhau.
  • Hiệu suất: Các thông số kỹ thuật đã chứng minh mang lại hiệu suất cao, cho phép quản lý hiệu quả hàng tỉ dữ kiện và thuộc tính của biểu đồ.
  • Khả năng tương tác: Việc sử dụng các thông số trên toàn cầu, tuần tự hóa dữ liệu, quản lý, truy cập và liên kết đều thuận lợi cho việc tích hợp và xuất bản dữ liệu.
  • Tiêu chuẩn hóa: Các điểm mạnh trên đều được tiêu chuẩn hóa thông qua quy trình của cộng đồng W3C. Điều này đảm bảo các đối tượng sử dụng khác nhau đều thỏa mãn, từ các chuyên gia quản lý dữ liệu doanh nghiệp, nhà phân tích, các nhóm vận hành hệ thống,…

Các loại và ví dụ về Sơ đồ tri thức

Knowledge Graph sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng tiếp cận với nhiều người hơn, nhận thêm lưu lượng truy cập cho trang web. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại truy vấn phổ biến hay cho kết quả là các thẻ Sơ đồ tri thức.

Các công ty

knowledge graph của unilever
Knowledge Graph Google của Unilever

Việc tận dụng bảng Sơ đồ tri thức có thương hiệu về doanh nghiệp, logo, linh vật là một cơ hội lớn. Các thẻ này giúp bạn gắn các đặc điểm của thương hiệu thành một nhóm thông tin dễ nhận biết, dễ hiểu giống như một mô tả cơ bản. Các thông tin như giá cổ phiếu hay một hoặc hai sự kiện đáng chú ý.

Những thẻ này không chỉ liên quan đến thông tin tìm kiếm mà còn liên kết đến website, hồ sơ của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm doanh nghiệp bạn, người tìm kiếm sẽ tìm đến doanh nghiệp bạn thông qua sơ đồ tri thức bằng hộp tìm kiếm hoặc xem sản phẩm trực tiếp.

Các tổ chức phi lợi nhuận

Sơ đồ tri thức sẽ hiển thị các thông tin có liên quan về tổ chức phi lợi nhuận khi tìm kiếm. Ví dụ bạn tìm kiếm ALS từ Canada, kết quả sẽ liên kết đến Amyotrophic Lateral Sclerosis, bảng sơ đồ tri thức sẽ đưa ra thông tin về Hiệp hội ALS của Canada.

Sơ đồ tri thức tạo cơ hội cho các tổ chức phi lợi nhuận hiển thị, các thông tin về tổ chức đó được hiển thị giống như một công ty. Thông tin sẽ bao gồm liên kết đến website hay hồ sơ xã hội của họ trên thẻ.

Những người có tầm ảnh hưởng

knowledge graph seo của obama
Knowledge Graph SEO Obama

Khi search tên những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng, thẻ sơ đồ tri thức sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và nhanh nhất cho bạn. Ví dụ khi bạn tìm kiếm một ca sĩ, kết quả sẽ nêu ra các thành tích, thành tựu, các bài hát hit, các thông tin cơ bản về ngày tháng năm sinh, các sự kiện trên con đường nghệ thuật,…

Doanh nghiệp địa phương

Knowledge Graph Hoc11.vn SEO

Doanh nghiệp địa phương hiển thị trên thẻ sơ đồ tri trước với các thông tin sau:

  • Đánh giá phê bình.
  • Hướng.
  • Hàng ngày.
  • Thời gian phổ biến.
  • Phản hồi khách hàng.
  • Số điện thoại.
  • Một liên kết đến website của bạn.
  • Tùy chọn đặt phòng.
  • Và hơn thế nữa.

Cung cấp các thông tin cho khách hàng đặt hàng, đặt cuộc hẹn từ trên SERPs, người tìm kiếm sẽ thấy các thông tin chính xác liên quan nhất đến doanh nghiệp mà không cần quá nhiều nỗ lực.

Vì thế đừng bỏ qua cơ hội tận dụng thẻ Knowledge Graph cho doanh nghiệp của bạn.

Phương tiện (Phim, Chương trình TV, Sách, m nhạc,…)

Khi bạn tìm kiếm, các thông tin giới thiệu về phim, xếp hạng phim, thông tin diễn viên, ngày phát hành, các rạp chiếu phim,…Bạn còn có thể mua vé thông qua thẻ sơ đồ tri thức này.

Ngoài phim, việc tìm kiếm sách, chương trình TV cũng sẽ hiện các thông tin tương tự như vậy. Sơ đồ tri thức là cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý và khả năng có tỷ lệ nhấp cao.

Thông tin dinh dưỡng

Sơ đồ tri thức sẽ cung cấp các thông tin như công thức nấu ăn, lượng calo hàng ngày hay các số liệu về dinh dưỡng khác. Nếu doanh nghiệp bạn giao dịch về thực phẩm, các thông tin về kế hoạch bữa ăn, công thức nấu ăn, các thông tin này sẽ thu hút người tìm kiếm.

Các sản phẩm

Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh các sản phẩm cố định, thì việc xây dựng thẻ cho các sản phẩm đó thành sơ đồ tri thức của công ty là việc vô cùng cần thiết. Điều này giúp tăng nhận thức về thương hiệu và tỉ lệ nhấp.

Thẻ sơ đồ sản phẩm khác với thẻ sơ đồ tri thức công ty, thẻ này không nhất thiết phải có vị trí chính trên SERPs. Nên bạn hãy tìm hiểu trước cách để tối ưu khả năng hiển thị.

Google Knowledge Graph ảnh hưởng tới tìm kiếm và SEO như thế nào?

Google Knowledge là tiện ích mang lại lợi ích cho cả người dùng và người làm SEO. Người dùng sẽ có được các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất, người làm SEO sẽ nhận được lưu lượng truy cập xứng đáng.

Tuy nhiên nó không hẳn là vùng đất màu mỡ, vì sau đó vẫn có một vài nhược điểm.

Google hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm

Liên kết sẽ được dùng để đánh giá chất lượng của một trang, nhưng sẽ không đánh giá được mức độ liên quan của nó tới truy vấn tìm kiếm. Google có thể sử dụng các tín hiệu chất lượng như liên kết để trả về nội dung tốt nhất từ chỉ mục.

Tuy nhiên người dùng có nhiều cách tìm kiếm khác nhau, họ mô tả mọi thứ theo nhiều cách khác nhau. Đó là lý do vì sao Google Knowledge Graph xuất hiện, giúp việc đối sánh các từ khóa và trả về cho người tìm kết quả phù hợp nhất.

Tìm kiếm bằng giọng nói

tìm kiếm bằng giọng nói
Google cung cấp thông tin hữu ích hơn khi tìm kiếm bằng giọng nói

Việc truy vấn bằng giọng nói sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, điều này giúp Google tìm kiếm các kết quả liên quan nhất. Google Knowledge Graph sẽ trợ giúp việc này như thế nào? Bạn chỉ cần tìm kiếm kết quả bằng giọng nói và gõ chữ rồi so sánh là sẽ thấy sự khác biệt.

Khả năng hiển thị thương hiệu và quyền hạn nhiều hơn

Google hiển thị dữ liệu Google Knowledge Graph trong các tính năng SERP như Knowledge Panels và Knowledge Cards.

Nếu bạn đưa thương hiệu của mình vào Google Knowledge Graph bạn sẽ hưởng được nhiều lợi về không gian. Khả năng hiển thị và thậm chí có thể có được sự tin tưởng từ những người tìm kiếm trên SERP.

Với những truy vấn không có thương hiệu, thương hiệu của bạn vẫn có khả năng được hiển thị.

Ít nhấp chuột hơn vào kết quả tìm kiếm

knowledge graph ảnh hưởng đến SEO
Knowledge Graph cũng có ảnh hưởng đến SEO

Khi Google Knowledge Graph làm tốt nhiệm vụ của nó, đưa ra các kết quả hữu ích, đồng nghĩa các liên kết hiển thị trên bảng kết quả sẽ có khả năng ít được click vào hơn. Đây sẽ là vấn đề của những người làm SEO, khi người dùng không nhấp vào kết quả tìm kiếm, nghĩa là Organic Traffic bằng 0 ngay cả khi bạn xếp hạng đầu tiên.

Cách đưa nội dung của bạn vào Knowledge Graph

Đưa nội dung của bạn vào Knowledge Graph để bạn trở thành người có thẩm quyền với chủ đề của mình. Đầu tiên tìm hiểu những gì mọi người tìm kiếm bằng cách nghiên cứu từ khóa, sau đó viết nội dung thật xuất sắc và đảm bảo website của bạn được tối ưu thân thiện với thiết bị di động.

Sử dụng Schema Markup trên trang của bạn

Sử dụng Schema markup giúp Google dễ dàng hiểu nội dung hơn, vì các dữ liệu có cấu trúc đánh dấu các yếu tố quan trọng. Việc ghi nhớ, đánh dấu dữ liệu cấu trúc dưới dạng Schema.org ngày càng trở nên quan trọng.

Bạn có thể sử dụng Schema để điền các thông tin bạn cho là có liên quan như: con người, tổ chức, doanh nghiệp địa phương. Mọi dữ liệu được đánh dấu bởi Schema đều được Knowledge Graph ghi nhận thông tin.

Để chắc chắn những thông tin bạn thiết lập Schema đã chuẩn bạn nên sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google để kiểm tra lại.

Đăng ký Google My Business

Google My Business có thể giúp doanh nghiệp của bạn được hiển thị thương hiệu và quyền hạn trong cả Google Maps và tìm kiếm.

Tôi không dám chắc với bạn rằng việc đăng ký Google My Business sẽ được đưa vào Google Knowledge Graph hay không. Nhưng, việc cung cấp dữ liệu có cấu trúc cho Google My Business có thể làm tăng cơ hội được đưa vào Google Knowledge Graph. Bạn cần đảm bảo nhập chính xác các thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại,… như trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội của bạn.

Tạo một mục wikidata.org

Có một sự liên kết thú vị giữa các nền tảng như sau, Wikidata là nơi lưu trữ dữ liệu cho Wikipedia và các trang web Wikimedia khác. Còn hầu hết các dữ liệu của Google Knowledge Graph đều được thu thập từ Wikidata.

Vậy nên, nếu bạn chưa từng xuất hiện trên Wikipedia thì bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo một mục trong wikidata. Để tạo một mục trên Wikidata cũng khá đơn giản bạn chỉ cần tuân thủ các quy tắc và chính sách là có thể tạo mục thành công.

Xác minh tài khoản truyền thông

Cách nhanh nhất để Google có thể nhận ra bạn đó là thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Google+,…Thậm chí, nếu Google không thể tìm thấy website của bạn chỉ cần tài khoản truyền thông của bạn đã được xác định và xác minh trước đó thì bạn vẫn có thể tìm thấy sơ đồ tri thức.

Knowledge Graph đã mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cả người dùng và doanh nghiệp. Tằng trải nghiệm tìm kiếm của người dùng trên website và cải thiện đáng kể kết quả SEO. Vậy nên, nếu bạn là một doanh nghiệp thì việc đưa thông tin của bạn vào Knowledge Graph là điều nên làm càng sớm càng tốt.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ của tôi sẽ giúp bạn có thể xuất hiện trên Knowledge Graph vào một ngày gần nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *