Chào bạn! Hôm nay tôi sẽ nói về chủ đề dành cho các bạn newbie mới vào nghề SEO!
Bạn muốn trở thành một SEOer chuyên nghiệp? Bạn muốn bức phá trong hành trình xây dựng thứ hạng cho website của mình hay của khách hàng? Nhưng bạn đang là một newbie, bạn vẫn chưa trang bị hoặc không biết nên trang bị các kỹ năng SEO cơ bản?
Bài viết này, tôi muốn chia sẻ để bạn có thể nắm được một số kỹ năng nền tảng quan trọng để bắt đầu trở thành một SEOer. Hãy theo dõi ngay bạn nhé!
1. Kỹ năng tư duy phản biện
Tại sao làm một SEOer lại đòi hỏi bạn phải có tư duy phản biện? Bời vì, người làm SEO cần phải đưa ra được những quan điểm, những góc nhìn cá nhân về chiến lược SEO triển khai của doanh nghiệp.
Tư duy phản biện còn là yếu tố quyết định người đó có hiểu rõ được những sai lầm, những thiếu sót hay những ưu điểm từ chiến dịch SEO đối thủ hay không. Tư duy phản biện giúp người làm SEO nhạy bén hơn với các lập luận, phân tích đa chiều một ý kiến để rút ra một giải pháp SEO tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn bước chân vào ngành này, hãy không ngừng trau dồi kỹ năng SEO tư duy phản biện nhé!
2. Kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc, thời gian
Bạn biết không, một SEOer trong một ngày phải đối diện với rất nhiều những đầu việc khác nhau, phải làm việc với rất nhiều người từ các phòng ban khác. Từ phân tích keyword, phân tích website, lên outline, phân tích content, feedback hỗ trợ các bạn content, các bạn design.
Vì khối lượng công việc nhiều như thế, nếu không có kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc thì sẽ rất khó làm việc. Bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái rối ren, không biết bắt đầu làm gì trước, từ đó dễ chán nản, bỏ cuộc.
Một SEOer cần xác định được đâu là công việc cần ưu tiên hàng đầu, cần hoàn thiện trước nhất, đâu là công việc mình có thể xử lý sau. SEOer cũng cần có khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian tốt, có khả năng ước tính các khoảng thời gian tương lai để đạt được kết quả như mình đã hoạch định.
Kỹ năng SEO này thật sự rất quan trọng, giúp bạn có sự dễ dàng, nhanh chóng, logic hơn khi triển khai các chiến lược SEO. Chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá rất cao một SEOer có khả năng lập kế hoạch như thế.
3. Nghiên cứu chuyên sâu
Kiến thức SEO cũng giống như một tảng băng trôi, ngoài các kiến thức bề mặt tưởng chừng ai cũng biết thì nó còn chứa đựng những kiến thức ngầm chuyên sâu, đòi hỏi người làm SEO phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi thường xuyên.
Nếu chỉ dựa trên những kiến thức cơ bản về SEO, là hoàn toàn không đủ để một SEOer có thể thúc đẩy thứ hạng website của doanh nghiệp được, nhất là trong thời điểm mà sự cạnh tranh về SEO đang trở nên rất khốc liệt.
Một SEOer được đào tạo SEO bài bản, luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi, luôn phấn đấu để trau dồi những kiến thức mà mình chưa biết sẽ có khả năng thành công trong lĩnh vực này rất cao. Khi đã trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc sẽ giúp bạn được trọng dụng hơn. Các bạn cũng dễ dàng thực hiện các chiến lược cho kế hoạch SEO của mình một cách nhanh chóng, đảm bảo và hiệu quả nhất.
4. Kỹ năng phân tích, báo cáo
Kỹ năng SEO cơ bản tiếp theo mà một SEOer mới vào nghề cần trang bị đó là kỹ năng phân tích, báo cáo. Vì SEO có một ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp luôn muốn nắm rõ về chiến lược SEO của công ty mình nên trong những cuộc họp, người làm SEO phải có khả năng trình bày, phân tích, báo cáo giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ về chiến lược mà bạn triển khai.
Ngoài ra, đây còn là kỹ năng bạn cần có khi làm việc với đội nhóm của mình, giúp họ nắm được rõ ràng những gì mà bạn mong muốn trong quy trình SEO.
Kỹ năng này giúp nâng cao sự chuyên nghiệp của bạn hơn trong công việc. Các sếp sẽ luôn đặt câu hỏi với từng công việc mà bạn đề ra và bạn cần phải làm rõ nó, giúp các sếp hiểu được lý do tại sao bạn triển khai như vậy.
5. Kỹ năng làm việc nhóm
Là một SEOer, bạn sẽ phải làm việc với khá nhiều người, từ những bạn content, các bạn design, các bạn admin, các bạn coder, với cấp trên và với những bạn SEOer khác. Chính vì thế, kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố không thể thiếu được.
Hãy xây dựng một mối liên hệ hòa hảo với các thành viên trong nhóm làm việc của bạn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi trao đổi, bàn bạc công việc với mọi người.
Bạn cũng hãy tích cực trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm của mình. Đây chính là cách bạn vừa xây dựng tình cảm với đồng nghiệp tốt hơn vừa góp phần làm nên sự thành công của dự án.
6. Khả năng đưa ra quyết định
Khi làm SEO, bạn có thể sẽ đối diện với rất nhiều lựa chọn, rất nhiều câu hỏi khác nhau, do đó đòi hỏi bạn phải có tính quyết đoán từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Đặc biệt, khi quá trình thực hiện SEO không bao giờ nhất quán. Bạn sẽ luôn phải đối diện với những thay đổi từ Google, để ứng phó tốt nhất bạn định hướng được những hướng đi, giải pháp thích ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Sự quyết đoán của bạn cũng sẽ giúp cho các bộ phận liên quan khác triển khai công việc của họ được trơn tru, khả năng hoàn thành tiến độ tốt hơn.
Tuy nhiên để có được kỹ năng này, như đã nói ở trên, bạn phải thật sự am hiểu tường tận các kiến thức về SEO, phải làm nhiều, thì mới rút được nhiều kinh nghiệm từ đó có sự ứng phó nhanh nhạy. Đây cũng là lời khuyên chân thành cho những bạn làm SEO và muốn trở thành một chuyên gia SEO. Bạn hãy đặt nặng chuyện học hỏi, làm việc vì kinh nghiệm hơn là chỉ vì lương thưởng.
Một trong những khuyết điểm lớn của SEOer chính là quá mơ hồ, hoang mang không biết làm theo hướng nào. Khiến cho các dự án trở nên trì trệ kém hiệu quả.
Đây cũng là kỹ năng SEO quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc sau này như: SEO Leader, SEO Specialist.
7. Thích ứng linh hoạt với những thay đổi
Những lần update của Google, những xu hướng SEO mới, những xu hướng SEO đã lỗi thời cần lược bỏ là những điều mà bạn cần phải có sự thích ứng nhanh chóng. Nếu bạn không thích ứng nhanh, bạn có thể khiến cho doanh nghiệp bị thụt lùi, các đối thủ cạnh tranh dễ dàng vượt qua. Ngược lại nếu thích ứng nhanh và triển khai kịp lúc sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tiến xa hơn nữa, xây dựng được một vị trí bền vững.
Ví dụ như trong thời điểm covid 19 như hiện nay, nếu bạn thích ứng kịp thời, đưa ra các chiến lược SEO phù hợp với tình hình hiện tại nhanh chóng sẽ giúp website của bạn có được những lợi thế vững mạnh trong giai đoạn này.
Ngoài ra, sự thích ứng với những thay đổi còn thể hiện ở sự linh động của bạn đối với các chiến lược SEO. Bạn biết không, một chiến lược SEO đối với từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực sẽ luôn có sự thay đổi. Bạn không thể sử dụng duy nhất một chiến lược để áp dụng cho toàn bộ các dự án được. Vì thế, một SEOer phải đảm bảo linh hoạt trong việc thay đổi chiến lược của mình sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng.
8. Kỹ năng viết content
Nhiều bạn làm SEO vẫn hay than thở với tôi rằng các bạn không thích viết, và thường khá mệt mỏi và mất nhiều thời gian với công việc này. Nhưng đây lại chính là một kỹ năng rất cần thiết cho bạn, hãy rèn luyện nó.
Content chính là yếu tố để bạn có thể tiếp cận được khách hàng. Nội dung càng chuyên sâu, càng chất lượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về SEO chính là cầu nối để khách hàng tìm đến doanh nghiệp nhiều hơn. Nó còn là tiêu chí mà Google sẽ căn cứ vào đó và chấm điểm cho website của bạn.
Cho nên dù thế nào đi nữa, hãy đảm bảo với tôi rằng bạn phải cố trau dồi kỹ năng viết, hoặc ít nhất là bạn phải nắm được một số những yếu tố, tiêu chí để xây một content đạt tiêu chuẩn, đúng yêu cầu SEO, chưa nói tới việc nó phải hay nhé!
Nói một chút về viết content SEO: Thực chất viết bài SEO là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kỹ năng chứ không đơn giản chỉ là việc viết đại một cái gì đó rồi chèn keyword một cách loạn xạ là xong như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngoài ra khi bạn có được kỹ năng SEO này, bạn sẽ dễ dàng làm việc với các bạn content khác, dễ dàng hơn khi đưa ra các lỗi của bài viết trong những lần audit content.
9. Kỹ năng lập trình web cơ bản
Nãy giờ khi đọc bài viết, tôi đoán có lẽ bạn đang suy nghĩ là: Sao một SEOer lại phải biết nhiều thứ đến vậy? Đúng là như thế bạn nhé! Để trở thành một SEOer, và muốn trở nên chuyên nghiệp hơn, xuất sắc hơn, bạn phải học hỏi và phải trau dồi rất nhiều kỹ năng.
Quay trở lại mục số 9 này, một SEOer cũng cần phải có kỹ năng lập trình cơ bản, cụ thể là lập trình website. Bạn cần phải am hiểu về thiết kế của website, source code HTML, code các thẻ meta. Vì những yếu tố này có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả SEO của bạn.
Một website chuẩn không đơn thuần chỉ có thiết kế tốt về mặt giao diện, mà còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về SEO. Một SEOer khi nắm được các yếu tố về coding website sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện các lỗi SEO của website, cũng như dễ dàng làm việc hơn với bộ phận lập trình.
10. Kỹ năng giao tiếp làm việc với đồng nghiệp và khách hàng
Phía trên tôi cũng có nhắc đến việc một SEOer phải làm việc với khá nhiều người khác nhau. Do vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức đến với đồng nghiệp, cấp trên và đặc biệt là với khách hàng của bạn (khi bạn làm SEO tại các công ty Agency, hoặc Freelancer).
Khách hàng đôi khi sẽ không thể hiểu rõ hết mọi vấn đề liên quan đến SEO, do vậy bạn cần có cách giao tiếp, trao đổi để khách hàng thật sự hiểu rõ những gì mà bạn sẽ thực hiện cho công ty của họ. Nếu bạn truyền đạt tốt khả năng bạn có được dự án sẽ cao hơn rất nhiều.
Thêm nữa, thông qua việc giao tiếp, bạn cũng dễ dàng trao đổi hơn với khách hàng trong quá trình bạn thực hiện dự án khi có xuất hiện các vấn đề, các thắc mắc từ khách hàng.
Để trở thành một chuyên gia thực thụ về SEO, có thể quản lý tốt chiến lược và rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết của một người quản lý, bạn có thể tham khảo: Đào tạo SEO Manager – Từng bước trở thành Quản lý SEO 2021.
11. Kỹ năng nghe đọc tiếng Anh
Nguồn tài liệu về SEO rất đa dạng và phong phú, không chỉ có những tài liệu tiếng Việt mà còn có những tài liệu về tiếng Anh. Đa số những tài liệu hay, chuyên sâu sẽ được trình bày chủ yếu bằng tiếng Anh. Các quyển sách chuyên ngành đa phần cũng được viết bằng tiếng Anh.
Nắm vững tiếng Anh một chút sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm kiếm thông tin trên Google, bởi các thuật ngữ chuyên ngành SEO đều là tiếng Anh cả.
Song song đó, các công cụ bạn sử dụng trong SEO cũng đa phần sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, nên biết tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng các công cụ phân tích hơn rất nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội thảo chuyên về SEO khi diễn giả là người nước ngoài hay họ sử dụng tiếng Anh để chia sẻ.
Lời kết
Như vậy, tôi vừa chia sẻ top 11 kỹ năng SEO cơ bản để trở thành một SEOer mà các bạn mới bước vào lĩnh vực này nên học hỏi và trang bị cho mình. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ còn phải học hỏi và lĩnh hội nhiều kiến thức hơn nữa. Tin chắc rằng với niềm đam mê, sự kiên trì và chịu khó sẽ giúp bạn từng ngày trở thành một chuyên viên SEO toàn diện nhất. Chúc bạn thành công!
- Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp
- 12 nguyên tắc ăn uống phòng chống Covid-19
- Chọn web 2.0 nào để xây dựng site vệ tinh?
- Chiến lược tăng doanh số thông qua lưu lượng truy cập quảng cáo trên Shopee
- Kinh doanh đồ uống online như nào để tránh rủi ro và mang lại hiệu quả?