Làm sao kiểm tra website có bị Google phạt?

Tuy nhiên nếu đó chỉ là nghi vấn và Google không thông báo cho chúng ta thông tin gì, chúng ta vẫn có thể kiểm tra bằng một số gợi ý sau đây.

Lưu ý: Kể từ tháng 09-2016 thuật toán Penguin của Google sẽ tập trung áp dụng hình phạt theo trang hoặc một phần của website thay vì phạt toàn site như trước đây.

Điều này nghe có vẻ là một con sâu không làm rầu nguyên nồi canh, nhưng mà để tìm cho ra con sâu đó ở đâu thì khá là cực.

Tại sao trang web bị Google phạt?

Trang web bị phạt khi nó vi phạm các nguyên tắc của Google.

Những lần phạt của Google đôi khi rất nhanh và rất nặng. Một ngày chúng ta có thể thấy hàng loạt từ khoá lên top, thì hôm sau đã bay ra xa ngoài vũ trụ (Google Penguin đã được cập nhật real time, nghĩa là có tác động gần như tức thời)

Trang web thường bị phạt sau các đợt cập nhật thuật toán mới của Google, bởi đó là lúc Google tăng cường các biện pháp mạnh để kiểm soát các trang web không tốt, lách luật.

Các biểu hiện đầu tiên có thể thấy khi website bị phạt

Trang web bị phạt đồng nghĩa với việc từ khoá rớt top, ra khỏi top 100. Tương đương với việc khách hàng khi search từ khoá, sẽ không thấy trang web (landing page) của bạn.

Một số dấu hiệu giúp bạn biết trang web đã bị tóm ót là:

Người quản trị website: lượng truy cập từ Organic search đến landing page giảm rõ rệt so với những tháng trước.

Kiểm tra website bị google phạt
Lượng truy cập organic bị tụt xuống vị trí thứ hai sau social

Người làm SEO: thứ hạng từ khoá đang ở những vị trí tốt bỗng văng ra khỏi top 100 và không có dấu hiệu nào chứng tỏ sẽ quay trở lại.

Kiểm tra kỹ hơn

1. Google có thông báo cho bạn

Có rất nhiều công cụ để kiểm tra liệu Google có phạt website không, tuy nhiên độ chính xác cũng là tương đối.

Trước hết hãy xem trong Google Webmaster tool coi Google có gửi thông báo gì cho bạn không? Google sẽ gửi thông báo của bạn trong phần Manual Actions (Thao tác thủ công).

Xem thông báo hình phạt của Google trong phần Manual Actions (Thao tác thủ công).

# Xây dựng backlink quá đà

Nếu website bạn vi phạm nguyên tắc bằng việc xây dựng backlink ồ ạt trỏ về website, Google có thể đánh hơi được.

Nhận được thông báo này, chứng tỏ Google vẫn còn đang “thương” bạn, vì dù đã giảm thứ hạng, nhưng ít ra nó đã cho bạn biết rằng nó biết bạn đang làm gì. Và điều bạn cần làm lúc này là gỡ đi những link không cần thiết.

Một số trường hợp khác, là bạn bị đối thủ chơi xấu bằng cách đặt link trang web lên các website có chất lượng thấp. Để ngăn chặn việc này, bạn cần dùng đến công cụ Disavow link.

Cảnh báo của Google khi website của bạn có link bất thường trỏ đến.

# website bị hack

Website bị hack dù không bị Google phạt nhưng sẽ bị giảm lượng truy cập vào website.

Nguyên nhân là do Google sẽ cảnh báo với người dùng rằng website này đang có vấn đề và đương nhiên là không ai muốn nhấn vào xem một website như vậy.

Khi website của bạn bị hack, Google sẽ gửi mail cho bạn
Còn đây là thông báo của Google đến người dùng

Việc phát hiện website bị hack chỗ nào khá là khó, vì thế tốt nhất bạn nên thường xuyên backup source và database để phục hồi cho những lúc như thế này.

# sử dụng rich snippet sai mục đích

Nhằm tăng tỉ lệ người nhấp vào kết quả tìm kiếm trên Google, một số quản trị website cài đặt các công cụ đánh giá rich snippet và tự đánh giá cho trang web của mình.

Điều này đã đi ngược lại với tiêu chí của Google, là muốn đưa ra các đánh giá khách quan của người xem.

Bạn có thể bị Google cảnh báo “dữ liệu có cấu trúc spam” nếu lạm dụng rich snippet

Nếu bạn nhận được cảnh báo như trên, bạn cần tìm trang đang có rich snippet và gỡ bỏ, rồi gửi yêu cầu Google xem xét.

# nội dung nghèo nàn

Google rất xem trọng người dùng, và nó muốn trả về những website tốt trong kết quả tìm kiếm của mình.

Một website có nội dung không có giá trị, bị nghi ngờ là doorway page, hoặc có sử dụng công cụ tạo nội dung tự động, sẽ bị Google cảnh báo.

cảnh báo về nội dung có nội dung nghèo nàn

2. Trường hợp khác

Không phải lúc nào bị phạt cũng nhận được thông báo từ Google, những trường hợp này khá khó vì người làm SEO sẽ phải rà lại từng mục một để tìm ra đâu là nguyên nhân.

Bạn có thể thử kiểm tra như sau. Đầu tiên vào Google.com và nhập vào ô tìm kiếm domain website của bạn, ví dụ: “directorybin.com”

Trong 10 kết quả hiện ra, tên miền website chỉ chiếm một số ít nghĩa là website của bạn đang bị phạt rất rất nặng.

kiểm tra website bị google phạt
Website directorybin.com chỉ có 2 kết quả trong 10 kết quả (nguồn: blog.rankwatch.com)

Nếu không bị rơi vào trường hợp trên, bạn có thể xem lại theo một vài gợi ý sau:

  • các website trỏ link tới website bạn có chất lượng sụt giảm hoặc không còn hoạt động.
  • website của bạn có thể đã bị hack. Tuy nhiên thay vì chèn mã độc, chúng có thể chèn những link website khác lên website bạn, khiến website của bạn bị giảm điểm. Hành động này giống việc chim tu hú đẻ trứng vào tổ chim khác, để những con chim đó nuôi giúp con của nó.
  • Google thay đổi các tiêu chí trong thuật toán của mình. Ví dụ Google ra mắt các bản cập nhật cho thuật toán thân thiện trên di động. Backlink vẫn là một tiêu chí rất quan trọng, nhưng nội dung và trải nghiệm người dùng trên website đã được bổ sung vào danh sách đánh giá của Google.

Xem thêm: tổng hợp các đợt cập nhật thuật toán của Google

Làm sao để thoát khỏi án phạt?

Bị phạt không hề vui tí nào, vì việc cày cuốc để Google gỡ phạt và leo lại lên top thường mất thêm một khoảng thời gian dài.

Một khi đã khoanh vùng được trang bị phạt và nguyên nhân bị phạt bạn dễ dàng biết được đâu là nơi cần khắc phục. Cố gắng không lặp lại sai lầm cũ, vì Google đã đưa website vào diện cần giám sát kỹ hơn. Đồng thời, hãy nhờ đến sự tư vấn của các công ty dịch vụ SEO chuyên nghiệp để có giải pháp SEO đúng đắn.

Trang Lê

 

Để không bao giờ bị phạt, ngay từ đầu hãy chọn phương pháp “SEO mũ trắng”!

 

Hoc11.vnsử dụngquy trình SEO chuẩn Singapore

An toàn – Hiệu quả – Bền vững

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *