Làm SEO website cho doanh nghiệp nhỏ thì như thế nào?
Ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay, chỉ tính trong nước Mỹ đã có đến 30.2 triệu các doanh nghiệp nhỏ. Con số này chiếm 99.9% tổng số doanh nghiệp của quốc gia.
Câu hỏi tại sao các đối thủ ranking Google cao hơn mình đôi lúc rất khó trả lời, đặc biệt là với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Dẫu biết rằng bạn đang có giá cả và chất lượng tốt hơn, các đối thủ vẫn luôn ranking trên bạn trong các kết quả tìm kiếm.
Điều này có nghĩa là họ đang tạo ra những nguồn lợi mà lẽ ra đã có thể thuộc về bạn. Điều này vô cùng ức chế.
1. Giải mã việc làm SEO website cho SMB
Nhiều người nói bạn cần đầu tư hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho việc SEO website. Số tiền này là để cho các chuyên gia hoặc agency giúp website của bạn rank trên Google hay Bing. Nhưng lời đồn thì vẫn luôn là lời đồn, điều này là sai sự thật.
Làm SEO website có thể rất phức tạp về kỹ thuật, đặc biệt là với các website lớn. Các doanh nghiệp nhỏ thường phải đối chọi với những doanh nghiệp địa phương cũng như họ.
Hầu hết các doạnh nghiệp nhỏ đều muốn tăng sự hiện hữu của mình trong khu vực tương đối nhỏ. Điều này sẽ làm tăng traffic sales, các câu hỏi cũng như lượt ghé thăm cửa hàng, showroom. Chỉ cần một chút đầu tư làm SEO website, bạn đã có thể thấy rõ những sự cải thiện này.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi qua những cách làm SEO cho doanh nghiệp nhỏ. Trong đó chú trọng:
- Tầm quan trọng của SEO cho doanh nghiệp nhỏ
- Những vấn đề doanh nghiệp nhỏ gặp phải khi làm SEO website
- Những mẹo SEO tăng ranking cho doanh nghiệp nhỏ
2. Tầm quan trọng của SEO cho doanh nghiệp nhỏ
Chúng ta sẽ cần phải hiểu tại sao SEO lại quan trọng đến vậy đối với những doanh nghiệp nhỏ. Xưa nay các doanh nghiệp nhỏ vẫn thường quảng bá bản thân họ trên báo, radio hoặc TV.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi.
So với 10 năm trước, người tiêu dùng ngày đã không còn tìm kiếm người cung ứng như vậy. Khi họ cần một cái gì đó, họ chỉ việc mở smartphone lên và Google nó. Từ nhà hàng, thợ điện, kế toán cho đến luật sư và hàng tá các dịch vụ, sản phẩm khác.
Đó là lý do ta cần phải làm SEO website tốt. Đối với một doanh nghiệp nhỏ, bạn cần được hiển thi khi ai đó Google. Hai lựa chọn bạn có là SEO hoặc PPC (quảng cáo trả tiền).
Để nói một cách đơn giản thì SEO là một công đoạn không thể bỏ qua cho doanh nghiệp nhỏ. Làm SEO website là một trong những phương thức hàng đầu trong việc tạo cơ hội và lợi nhuận.
Những điều cần biết về quản trị thương hiệu trực tuyến
Mặt khác, nếu bạn không ranking trên Google, thì đối thủ của bạn sẽ làm chuyện đó. Và điều đó thì không hay chút nào.
3. Những vấn đề SMB gặp phải khi làm SEO website
Chúng ta đều cảm thấy ức chế khi các doanh nghiệp khách ranking cao hơn mình. Cùng tìm hiểu một vài lý do tại sao các doanh nghiệp nhỏ không có thứ hạng cao trên Google.
3.1. Các kiến thức và chuyên gia làm SEO website
Nguyên nhân đầu tiên khiến doanh nghiệp nhỏ không hiển thị trên SERPs: thiếu các chuyên gia, hay chuyên môn.
Các ông chủ, nhân viên các doanh nghiệp nhỏ thường đảm đương nhiều vai trò trong công việc hằng ngày. Điều này có nghĩa họ thiếu sự chuyên biệt. Các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu đi những đội ngũ chuyên marketing có kinh nghiệm để ranking trên Google.
3.2. Ngân sách
Một lý do mấu chốt khách mà một doanh nghiệp nhỏ sẽ phải đối mặt: thiếu hụt ngân sách. Dù cho có sinh lợi nhuận đi chăng nữa, ngân sách của các doanh nghiệp này thường rất ít.
Các SMB khi làm SEO website thường thiếu ngân sách để chi trả cho đội ngũ SEO. Nó có thể là nhân viên marketing, chuyên viên hoặc một agency về SEO.
Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ khi muốn tối ưu các danh bạ địa phương hay kết quả tìm kiếm
3.3. Thời gian
Khi làm SEO website, các doanh nghiệp nhỏ thường bỏ quên yếu tố thời gian. Nhiều ông chủ doanh nghiệp biết mình phải làm gì để ranking, nhưng thường không có thời gian.
Chỉ cần cố gắng sắp xếp được thời gian lên kế hoạch SEO, có rất nhiều các công cụ hỗ trợ hiện nay.
4. Mẹo SEO tăng ranking cho doanh nghiệp nhỏ
Như trên, có rất nhiều cách để ranking site của bạn. Dưới đây là một danh sách cơ bản 10 mẹo SEO cho doanh nghiệp nhỏ giúp bạn bắt đầu làm SEO website
Lưu ý: Những mẹo dưới đây phục vụ chủ yếu cho những doanh nghiệp nhỏ quảng bá việc kinh doanh của họ. Tuy vậy, các loại hình doanh nghiệp khác vẫn có thể tham khảo.
- Thiết lập Google Search Console và Analytics
- Làm quen với Nghiên cứu Từ khóa
- Quan sát các đối thủ của bạn trên SERPs
- Thiết kế cấu trúc trang web
- Tìm và sửa những lỗi SEO cơ bản
- Viết content hấp dẫn khách hàng
- Tối ưu title, meta descriptions và headings tag của trang
- Tạo listing online liên quan đến doanh nghiệp của bạn
- Xin các nhà cung ứng và đối tác đặt link về website của bạn
- Thiết lập Google My Business
4.1. Thiết lập Google Search Console và Analytics
Bước đầu cho việc cải thiện độ hiện hữu cho website là thu thập những insight cần thiết. Bạn sẽ cần những công cụ phù hợp để tối ưu công đoạn này.
Hai công cụ miễn phí, hiệu quả là: Google Search Console và Google Analytics. Có thể bạn website của bạn đã được thiết lập sẵn với hai công cụ này. Nếu không, bạn sẽ cần phải làm quen với chúng khi làm SEO website.
Google Analytics theo dõi và báo cáo traffic và conversion của website. Nó sẽ hiển thị mức độ tăng trưởng, giúp bạn hiểu cách người dùng đang sử dụng site.
Google Search Console cho thấy cách mà website của bạn hiển thị trên kết quả quả tìm kiếm Google. Bạn còn có thể sửa lỗi, yêu cầu index cho site và xem các dữ liệu khác.
Đây là những công cụ sẽ giúp bạn thu thập nguồn insight cần thiết. Vì vậy đừng bỏ qua bước này, những insight này sẽ là vô giá khi làm SEO website. Xem bài viết về Google Analytics tại đây và Google Search Console tại đây.
21 Web Directories vẫn còn giá trị hiện nay
4.2. Làm quen với Nghiên cứu Từ khóa
Nắm được cách mà khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm những doanh nghiệp cùng ngành vô cùng quan trọng. Điều này cho phép bạn làm SEO website một cách tối ưu.
Nghiên cứu từ khóa có nghĩa là tìm các cụm từ người dùng đang sử dụng. Bước đầu tiên bạn sẽ phải tự liệt kệ ra một danh sách từ khóa người dùng có thể dùng. Đây là những từ họ sẽ dùng khi muốn tìm dịch vụ, sản phẩm tương tự với bạn.
Đừng lo về độ chính xác, hãy cứ liệt kê hết khả năng của bạn. Sau đó, công cụ Keyword Overview của SEMrush sẽ giúp bạn tìm được từ khóa tối ưu. Hãy gõ những cum từ đó vào công cụ, bấm Analyze.
Ngay sau đó, SEMrush sẽ trình bày những số liệu liên quan: Volume tìm kiếm, Độ khó của từ (KD%).
Ngoài ra bạn sẽ có thể lưu những từ khóa này lại trong một danh sách để lên kế hoạch. Đây là một cách tốt để theo dõi tính cạnh tranh của từ khóa, nhưng danh sách này chưa đủ để làm SEO website.
Keyword Magic Tool sẽ giúp được phần này. Hãy điền vào những từ khóa chính bạn đã xác định được, bấm “search”
Một list danh sách những ý tưởng từ khóa gợi ý liên quan đến cụm từ mà bạn điền sẽ xuất hiện.
4.3. Quan sát các đối thủ của bạn trên SERPs
Sau khi xác định được các từ khóa cần tối ưu, hãy xác định các đối thủ trên kết quả tìm kiếm. Có thể bạn nghĩ kết quả sẽ chỉ trả về các doanh nghiệp cạnh tranh khi tìm kiếm từ khóa SEO.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, còn nhiều “đối thủ” khác trên SERP. Lấy ví dụ về cụm “văn phòng luật sư Hồ Chí Minh”.
Bạn có thể thấy không chỉ những đối thủ trực tiếp xuất hiện, mà còn là những trang web có thông tin liên quan. Như hình minh họa, những “đối thủ” bạn cần vượt qua có thể là những bài viết “danh sách top 10”, “top 8”.
Hãy xác định xem là những trang chủ của đối thủ đang ranking, hay những trang con, bài viết đang ranking. Cùng với công cụ phân tích từ khóa đối thủ như Organic Research của SEMrush, bạn sẽ có thể vạch ra chiến lược tăng thứ hạng của mình.
4.4. Thiết kế cấu trúc trang web
Bước tiếp theo để làm SEO website là thiết kế cấu trúc trang web và cách bạn sẽ tối ưu. Điều này có nghịa là bạn sẽ phải lên kế hoạch các trang bạn cần có để ranking từ khóa mong muốn.
Quy tắc chung cho công đoạn này là dựa vào nghiên cứu từ khóa, và sự hiểu biết của bạn. Một cách đơn giản để hiểu là bạn cần một trang chuyên biệt để ranking những từ khóa chính.
Nếu bạn có nhiều chi nhánh, bạn sẽ cần một trang cho từng nơi. Ví dụ:
- domain.com/HCM
- domain.com/Danang
- domain.com/Hanoi
Hay có thể là một phân theo dịch vụ công ty bạn có:
- domain.com/dich-vu-1
- domain.com/dich-vu-2
- domain.com/dich-vu-3
Hãy lên một cấu trúc website cẩn thận dựa trên từ khóa, đồng thời nghĩ đến cách mà khách hàng tương tác với mình.
4.5. Tìm và sửa những lỗi làm SEO website
Sau khi đã có một cấu trúc website, bộ từ khóa quan trọng, khi làm SEO website không thể bỏ qua các lỗi SEO cơ bản. Những lỗi SEO này có thể là nguyên nhân khiến website của bạn không hiển thị trên Google.
Một số các vấn đề SEO kỹ thuật và on-page có thể là:
- Trang ngăn cản index
- Hư hại link
- Tốc độ tải trang chậm
- Lỗi Sitemap
- Trùng lặp nội dung
- V.v.
Để kiểm tra những lỗi SEO này khi làm SEO website, bạn có thể dùng công cụ Site Audit của SEMrush. Kết quả trả về sau khi thực hiện audit có thể sẽ trông như thế này:
Xây dựng Local business listings hiệu quả
Tất cả các lỗi, cảnh báo, chú ý sẽ được liệt kê chi tiết kèm theo giải thích, hướng dẫn chi tiết cách khắc phục.
4.6. Viết content hấp dẫn khách hàng
Khi làm SEO website, content nằm trong top 3 các yếu tố để Google ranking. Nó thường là yếu tố phân biệt mức độ hiển thị tốt hay không tốt.
Khi viết content, hãy luôn nghĩ về khách hàng. Khách hàng cần biết gì về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hãy đảm bảo khách hàng được thông tin đầy đủ về cách mà bạn sẽ giúp họ, thuyết phục họ chọn bạn.
Ngoài hấp dẫn khách hàng với điểm bán hàng độc nhất (USP), content còn phục vụ search engine. Chúng giúp search engine hiểu một site và chất lượng của site đó.
Mặt khác, những con chữ không phải là phương tiện duy nhất để tạo content. Hãy luôn tìm kiếm những phương tiện khác như hình ảnh, video để thu hút người xem. TopOnSeek cũng đã có bài viết về xu hướng SEO content 2020 để bạn tiện tham khảo.
4.7. Tối ưu title, meta descriptions và headings tag:
Một trong những bước tối ưu hiệu quả nhất khi làm SEO website là tối ưu:
- Title tags
- Meta descriptions
- Heading tag
TopOnSeek cũng đã có một bài viết cụ thể, hướng dẫn chi tiết về những yếu tố trên, cũng như cách tối ưu chúng. Mời bạn tham khảo thêm tại đây.
4.8. Tạo listing online khi làm SEO website
Một yếu tố nữa mà bạn cần cân nhắc khi làm SEO website: Links. Đây là một trong những yếu tố ranking chính của Google. Một link từ web này tới web khác là một bằng chứng cho chất lượng của nó.
Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Để có link từ website khác trỏ về là một nghệ thuật, và cần thời gian. Dẫu vậy, các doanh nghiệp nhỏ vẫn cần chúng.
Một phương án cho doanh nghiệp nhỏ là danh bạ.
Tự thêm mình vào những danh bạ như thế này sẽ giúp bạn xây dựng nên những links liên quan, đồng thời có trên những trang đang ranking. Cũng giống như ví dụ về “văn phòng luật sư Hồ Chí Minh” phía trên, danh bạ giúp bạn có link dẫn về và hiển thị trên các trang đang ranking.
4.9. Xin các nhà cung ứng và đối tác đặt link về website
Ngoài các listing nêu trên, để làm SEO website, một cách link building khác là nhờ các đối tác. Các đối tác như nhà cung ứng, hay đối tác nói chung đều có thể giúp bạn. Hãy nhờ họ đặt link về website của mình.
Nếu bạn là một nhà phân phối, nhà cung ứng luôn có thể đặt website của bạn lên trên danh sách “Mua ở đâu?”, hay “các đại lý”.
4.10. Thiết lập Google My Business khi làm SEO website
Một bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ khi làm SEO: thiết lập Google My Business.
Nếu bạn không quen với khái niệm này, nó là nền tảng của các listing trên Google map. Chúng luôn hiển thị cho hầu các các tìm kiếm về những doanh nghiệp nhỏ.
Để tận dụng được hết các cơ hội hiển thị trên Google, chắc chắn bạn phải dùng đến Google My Business.
Tổng kết
Đó là một số những cách để bạn có thể bắt đầu làm SEO website cho doanh nghiệp của mình. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chỉ cần kiên trì và cố gắng học hỏi, bạn sẽ có thể ranking vượt các đối thủ của mình trong một ngày không xa. Chúc bạn may mắn!
Nguồn tham khảo: https://www.semrush.com/blog/small-business-seo/
- Ăn trứng vịt lộn có thật sự tốt, cùng xem câu trả lời của chuyên gia
- 21 Web Directories vẫn còn giá trị hiện nay
- Ngành bán lẻ mỹ phẩm: bán hàng online hay cửa hàng truyền thống (P2: cửa hàng online)
- 1001 ý tưởng kinh doanh hot nhất năm 2021
- Google KELM – phương thức giảm sai lệch và cải thiện độ chính xác thực tế