Trong một bài viết, tiêu đề chính như một cánh cửa mời gọi khách hàng vào ngôi nhà của bạn. Và phần mô tả (meta decription) cũng giống như tấm thảm phía sau cánh cửa đó. Bạn khó có thể mời gọi nhiều khách hàng đến với ngôi nhà của bạn nếu như bạn đang sở hữu một tấm thảm xộc xệch, nhàu, bẩn,… Kể cả khi bạn đã dành nhiều công sức cho một tiêu đề thật tốt để mời gọi, bài viết của bạn vượt qua hàng loạt đối thủ trên công cụ tìm kiếm, bạn vẫn có thể đánh rơi khách hàng tiềm năng vào tay những đối thủ có vị trí đôi khi còn thấp hơn thứ hạng bạn đang có. Tôi sẽ chỉ ra cho bạn một số cách để có một đoạn mô tả hiệu quả hơn, hấp dẫn người dùng click chuyển đổi thực hơn.
Đoạn mô tả (Meta Decription) là gì?
Trước khi đi vào những cách để có một đoạn mô tả hay mà tôi đề cập, tôi nghĩ bạn nên hiểu rõ hơn về phần mô tả (Meta Decription). Đây là đoạn thông tin sẽ được hiển thị bên dưới kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của bạn. Mục đích của phần mô tả là giúp người tìm kiếm có cái nhìn sơ lược về nội dung trong bài viết của bạn. Mục đích lớn hơn là thuyết phục họ có click vào bài viết hay không. Dưới đây là một mẫu mô tả:
Phần mô tả (meta decription)
Đồng nghiệp của tôi có viết một bài gần đây về thay đổi của Google cho hiển thị mô tả nhiều hơn.
Bạn cũng sẽ tìm được khá nhiều định nghĩa tương tự về phần mô tả (meta decription) trên rất nhiều bài viết khác. TUY NHIÊN, đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao phần mô tả lại là meta decription chứ không đơn thuần là decription – danh từ thể hiện sự mô tả là gì? Bản thân cụm từ “meta” cần được hiểu như sau:
- Most
- Efficient
- Tactics
- Available
Most Efficient Tactics Available (chiến lược hiệu quả nhất có thể áp dụng trong thời điểm hiện tại). Chính vì vậy, khi xây dựng một đoạn mô tả là bạn đang vạch ra con đường tối ưu nhất để rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng, người tìm kiếm đến với website của bạn. Do đó, đừng nghĩ phần mô tả chỉ là lời mời gọi sáo rỗng, phần mô tả mang lại cho bạn nhiều sức mạnh hơn thế nếu được chăm chút.
Những yếu tố giúp bạn xây dựng đoạn mô tả hiệu quả
#1 Đừng lừa dối người tìm kiếm
Nếu mô tả của bạn lừa dối người đọc với nội dung không liên quan đến những gì họ đang tìm bằng cách nhồi quá nhiều từ khóa, bài viết đó sẽ có tỉ lệ thoát rất cao. Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ tin tưởng mà người tìm kiếm mong muốn trong nội dung của bạn. Khi bài viết của bạn thường xuyên có tỉ lệ thoát cao, việc có được một thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm là rất khó.
#2 Cố gắng mô tả càng cụ thể càng tốt
Tránh nói chung chung về những gì bạn có trong bài viết. Mô tả càng cụ thể càng giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng phù hợp cho bài viết của bạn. Hầu như không ai muốn mất thời gian vào một bài viết nếu như họ không chắc bài viết đó có những nội dung đang tìm kiếm. Bạn càng mô tả cụ thể, khách hàng của bạn càng dễ tìm đến bạn hơn. Điều này cũng giúp bạn tránh được tỉ lệ thoát cao, gia tăng độ uy tín đáng kể.
Mô tả càng cụ thể càng dễ tiếp cận người tìm kiếm
#3 Súc tích nhưng không quá ngắn
Trước đây, công cụ tìm kiếm thường chỉ cho phép hiển thị khoảng 2 dòng (~155 ký tự) nhưng hiện tại, bạn sẽ dễ thở hơn khi công cụ tìm kiếm hiển thị nhiều hơn con số này. Điều này sẽ giúp cho người tìm tìm kiếm xem được nhiều thông tin sơ bộ hơn trước khi quyết định có nhấp vào bài viết của bạn hay không và bạn cũng có nhiều không gian hơn để giới thiệu về nội dung mà bạn đang có trong bài viết.
#4 Cung cấp giải pháp hoặc lợi ích
Bạn nên cho người tìm kiếm biết được những lợi ích cụ thể họ nhận được bằng cách nhấp vào liên kết của bạn. Đó có thể là một giải pháp cụ thể cho rắc rối của họ hoặc những lí do vì sao họ nên xem bài viểt của bạn, có những vấn đề nào trong bài viết có thể thật sự giúp ích cho họ.
#5 Dùng nhiều động từ
Đặc biệt là những động từ hướng lợi ích đến người tìm kiếm như “học”, “khám phá”, “biết thêm”, “nắm bắt”, “chộp lấy”,… Những động từ này sẽ kích thích người tìm kiếm theo dõi bài viết của bạn tốt hơn so với những chỉ mô tả đơn thuần.
Bạn đã có kế hoạch gì cho phần mô tả của mình chưa? Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của tôi để cùng nâng cao kỹ năng tiếp thị nội dung.
Bài viết bạn nên đọc: Tại sao nội dung là điều quan trọng nhất trên Website?
Biên soạn: Nguyễn Vĩnh Phúc
Nguồn: https://www.vietnetgroup.vn/lam-the-nao-de-co-doan-mo-ta-tim-kiem-hieu-qua.html
- Cách xử lý câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “đỉnh” nhất
- Giải đáp thắc mắc cho người bán khi đăng sản phẩm hàng loạt trên Sendo
- Cách thêm sơ đồ trang web vào Google Search Console
- Hướng dẫn cách sao chép sản phẩm từ Sendo sang Shopee nhanh chóng
- Gợi ý cách tìm nguồn hàng kinh doanh chỉ dân buôn lâu năm mới biết