Local SEO là gì? Thống trị thứ hạng từ khóa với Local SEO

Local SEO có thể hiểu là cách thức tối ưu các từ khóa liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó. Ví dụ như các từ khóa dịch vụ seo tp hồ chí minh; dịch vụ thiết kế website hồ chí minh; dạy seo ở tp hồ chí minh...đều là các từ khóa Local SEO

Hiển nhiên rồi, vì có rất nhiều doanh nghiệp muốn tập trung phục vụ các khách hàng ở 1 khu vực nhỏ để khai thác hết tệp đối tượng khách hàng tiềm năng trước hoặc để đảm bảo chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất khi mở rộng phạm vi ra toàn quốc.

Ví dụ Hoc11.vn SEO chỉ có thể nhận triển khai dịch vụ SEO chuyên nghiệp ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh, chưa thể nhận dự án ở các khu vực phía Trung và phía Bắc được vì dịch vụ SEO có thời gian thực hiện dài (trên 6 tháng) cần phải làm việc với khách hàng liên tục và thường xuyên mới có thể phục vụ khách hàng một các tốt nhất.

46% kết quả tìm kiếm trên Google đều là về các doanh nghiệp địa phương. Con số này cũng đã nói rất rõ nhu cầu làm SEO Local của số đông các doanh nghiệp.

Nhưng thực tế thì 56% doanh nghiệp chưa có Google My Business.

Bạn có biết việc tạo lập Google My Business là nền tảng cho toàn bộ quá trình local SEO? Nếu nằm trong số 56% doanh nghiệp chưa có tên trong Google My Business, tôi e là bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn đó.

Google My Business không chỉ là 1 khởi đầu tốt mà còn mang lại hiệu quả bất ngờ khi bạn làm local SEO.

Vậy Local Seo là gì? Có nhiều lợi ích ra sao? Tôi sẽ trình bày và hướng dẫn thật chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

Nào, mình bắt đầu thôi!

Trước tiên tôi muốn biết bạn hiểu thế nào là Local SEO?

Local SEO là quá trình tối ưu hóa sự hiện diện của bạn trên Internet nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp hơn từ những tìm kiếm liên quan trong cùng địa phương. Những tìm kiếm này thường là từ Google và các công cụ tìm kiếm khác, như: Bing, Yelp, Apple Maps, v.v…

Tuy nhiên, Google vẫn là công cụ được nhiều người ưa chuộng nhất trong việc tìm kiếm doanh nghiệp địa phương (ở Việt Nam Google chiếm đến ~87% thị phần cả nước)

Bởi lẽ đó, trong bài viết này, tôi chỉ chú trọng hướng dẫn bạn cách tối ưu hóa website trên Google.

SEO Google là gì mà tại sao doanh nghiệp nào cũng cần SEO? 6 lợi ích “bất ngờ” trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời chính xác điều đó!

Kết quả tìm kiếm ‘Snack Pack’ và kết quả tìm kiếm tự nhiên

Trước khi đi vào phần này, tôi sẽ lấy 1 ví dụ đơn giản để bạn hình dung được 2 khái niệm: kết quả tìm kiếm “Snack Pack” với kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Ví dụ như tôi đang ở trên công ty thuộc quận Bình Thạnh và muốn tìm 1 địa chỉ coffee shop để đến mua cà phê sáng. Khi tiến hành tìm kiếm trên Google, tôi nhận được kết quả hiển thị như sau:

Như bạn thấy trên hình tôi đã phân định rõ ràng giữa 2 kết quả tìm kiếm bao gồm: snack pack và kết quả tự nhiên.

Bạn hẳn đã quá quen thuộc với kết quả tự nhiên rồi! Nhưng còn kết quả “snack pack” thì sao nhỉ?

Google Snack Pack là gì

Google Snack Pack là phần khung xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm khi bạn nhập tên 1 địa điểm liên quan tới phương, nơi chốn thông qua Google. Khung Snack Pack thường sẽ hiển thị tên 3 doanh nghiệp địa phương phổ biến nhất. Như hình trên là tên 3 quán cà phê gần chỗ tôi và đồng thời được yêu thích nhất.

Theo 1 khảo sát gần đây của Moz thì 33% tổng số người dùng sẽ click vào kết quả “snack pack” và 40% sẽ nhấp chọn kết quả tự nhiên.

Bạn cũng đừng quên rằng các tìm kiếm Google được thực hiện qua nhiều thiết bị và ứng dụng khác nhau

Tương tự với cùng cụm từ khóa “ coffee shop gần đây”, tôi tiến hành tìm kiếm trên điện thoại di động và ứng dụng Google Maps.

Một vài ví dụ snack pack hiện lên khi tìm kiếm trên Google

Trong bài viết này, tôi cũng sẽ bày cho bạn cách tối ưu hóa trên 2 ứng dụng này ở phần sau đây:

Trước khi chúng ta bắt đầu…

Bạn hãy đảm bảo là website của bạn đã được tối ưu hóa cho khách truy cập trên thiết bị di động, vì 61% người tìm kiếm trên điện thoại có nhiều khả năng liên hệ với doanh nghiệp địa phương hơn nếu họ có trang web tối ưu tối trên thiết bị di động.

Sử dụng công cụ Google’s Mobile-Friendly Test để kiểm tra điều này:

Kiểm tra xem web site của bạn có mobile-friendly hay không

Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng bố cục website của bạn đẹp, gọn gàng chứ không phải một đống lộn xộn như thế này:

Bảo đảm bố cục trang web không bừa bộn

Website bạn xếp hạng bao nhiêu không quan trọng vì thực chất dù có trong top 3 mà bố cục trang web không có tính thẩm mỹ thì cũng chẳng ai thèm quan tâm hay liên hệ đâu.

Cuối cùng, tôi khuyên bạn nên chuẩn bị khai báo đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, như: tên, địa chỉ, số điện thoại và trang web của doanh nghiệp

Việc này sẽ có ích cho các công việc về sau đấy!

Còn giờ thì vào phần chính thôi!

Chương 1: Tìm kiếm từ khóa

Lấy ví dụ về chính doanh nghiệp của tôi – Hoc11.vn SEO

Khi làm SEO cho từ khóa, tôi muốn làm bật lên các tìm kiếm như:

“Hoc11.vn SEO”;

“dịch vụ Seo hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh”;

“Hoc11.vn SEO làm việc lúc mấy giờ ?;

“Hoc11.vn SEO đóng cửa lúc mấy giờ?”

“Mất bao lâu để đi bộ đến Hoc11.vn SEO?”;

“Số điện thoại Hoc11.vn SEO”;

Nhưng tất cả những câu trên không phải là các truy vấn truyền thống bởi vì Google sẽ hiển thị kết quả về chúng dưới dạng thẻ trong SERPs như hình dưới đây:

Kết quả dạng thẻ của Google

Google lấy những thông tin này từ thông tin trên Google My Business

Thế còn những từ khóa “truyền thống” khác thì sao? Làm thế nào để biết tìm ra các local keywords và bạn nên tối ưu trang web của mình như thê nào?

Tôi gợi ý cho bạn một vài chiến thuật thế này nhé:

Phân tích cấu trúc SiLs (Service in Locations – dịch vụ tại địa phương)

Việc nghiên cứu Local keyword thật ra chẳng có gì khó khăn cả.

Với đa phần các doanh nghiệp hiện nay thì từ khóa chính phải được chỉ định rõ ràng.

Giả sử bạn làm về dịch vụ thiết kế nội thất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – làm sao để biết được mọi người sẽ tìm thông tin doanh nghiệp của bạn như thế nào?

Có thể họ sẽ tìm trên Google với các cụm từ như là:

“thiết kế nội thất thành phố Hồ Chí Minh”;

“thiết kế nội thất văn phòng tphcm”;

“nhà thiết kế nội thất hcm”

Bạn có để ý định dạng chung của 3 câu trên không? Đó chính là ví dụ điển hình cho cấu trúc SiL. Chỉ cần liệt kê ra các dịch vụ bạn cung cấp và kèm theo địa chỉ cụ thể nơi đó thì bạn đã có hẳn 1 bộ từ khóa phong phú rồi.

từ khóa theo địa chỉ
Bộ từ khóa kèm theo địa điểm

Nếu sử dụng Ahrefs, bạn có thể sao chép rồi dán các từ khóa này vào mục tìm kiếm Keywords Explorer để xem xét lượng truy cập cùng các số liệu khác của mỗi từ

Dùng Ahrefs để xem lượng truy cập từng từ khóa

TIP CHO BẠN:

Nếu công ty của bạn nằm ở 1 quận huyện nhỏ thì quá trình SEO sẽ có chút khó khắn. Cụ thể là công cụ tìm kiếm sẽ không thu thập đủ thông tin thực để hiển thị lượng tìm kiếm chính xác về cho bạn.

Nhưng cũng đừng quá lo, tôi sẽ bày cho bạn 1 mẹo nhỏ thế này:

Điều chỉnh địa điểm tìm kiếm của bạn sang 1 thành phố lớn hơn gần đó, ví dụ như từ Biên Hòa chuyển qua thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, đồng thời kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng cho các địa điểm này.

Sau đó, thực hiện phép tính theo công thức:

(Dân số tại địa phương của bạn / dân số tại thành phố gần đó mà bạn chọn) * lượng tìm kiếm từ khóa tương ứng với thành phố bạn chọn.

(Về dữ liệu dân số, bạn có thể tìm thông tin thông qua Google).

Lưu ý: Kết quả từ phép tính trên thực chất cũng chỉ là 1 con số tương đối.

Google Autocomplete

Bước tiếp theo là bạn dùng Google Autocomplete để tìm thêm các đề xuất tìm kiếm

Thực hiện tác vụ này cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần nhập vào khung tìm kiếm của Google cụm từ khóa chính của bạn và ghi lại các lượt tìm kiếm mà Google đề xuất.

Ví dụ tôi tìm kiếm với cụm từ khóa “quán cà phê tại thành phố hồ chí minh”

google auto complete
Google tự động gợi ý thêm từ khóa khi tìm kiếm

Ghi chú lại những cụm từ khóa liên quan

Sau đó, bạn có thể chuyển qua tiếp tục tìm kiếm cho các vị trí hoặc các từ khóa khác.

Nếu sử dụng Ahrefs, bạn có thể bỏ qua toàn bộ quá trình này bằng cách sử dụng báo cáo Đề xuất tìm kiếm trong Keywords Explorer. Google Autocomplete sau đó sẽ đưa ra cho bạn hàng loạt đề xuất thú vị.

Theo dõi các từ khóa mà đối thủ của bạn đang được xếp hạng

Tôi phải công nhận là Google cực kì nhanh nhạy trong việc hiểu được mục đích tìm kiếm của người dùng, đó có thể là lý do tại sao nếu 1 trang nào đó đã lên được top 1 Google thì có khả năng ~1000 những từ khóa khác liên quan đến trang đó ít nhất cũng phải nằm trong top 10.

Để tìm hiểu về từ khóa của đối thủ, bạn sử dụng công cụ Ahrefs Content Gap tool và xem các trích xuất từ khóa phổ biến cho nhiều đối thủ cạnh tranh cùng 1 lúc.

Xem thêm về cách phân tích đối thủ cạnh tranh với công cụ Ahrefs

Nhờ vậy mà chúng ta nghĩ ra hàng loạt các ý tưởng hay ho về từ khóa cho dịch vụ của mình.

Chương 2 Google My Business

Việc tạo lập và xác nhận Google My Business được xem là phần quan trọng nhất trong việc local SEO.

Việc thiết lập những công cụ này không quá khó – bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn mà Google đưa ra là được.

Nhưng riêng với Google My Business (GMB), có một vài điều bạn cần lưu ý có thể mang về lợi ích đáng kể cho chủ doanh nghiệp

Theo Moz, GMB là một trong những yếu tố xếp hạng địa phương hàng đầu cho cả “snack pack” và kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Để thiết lập GMB, bạn truy cập vào đường link https://business.google.com/create  , sau đó làm theo các bước sau:

Bước 1. Đăng nhập vào tên doanh nghiệp của bạn

Trước tiên, Google yêu cầu bạn điền vào tên doanh nghiệp.

Bạn có hai lựa chọn ở đây:

  • Tạo doanh nghiệp mới
  • Xác thực tên doanh nghiệp đã có sẵn

Bắt đầu nhập và Google sẽ tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trong hệ thống của họ.

Nếu doanh nghiệp của bạn đã đăng ký rồi thì nó sẽ hiển thị ngay còn nếu chưa đăng ký thì bạn nhấn tùy chọn “tạo lập doanh nghiệp với cái tên này”

Lưu ý: Chỉ nhập tên doanh nghiệp thôi nhé! Đây không phải vị trí để bạn chen từ khóa vô đâu.

Bước 2: Nhập địa chỉ doanh nghiệp

Bước tiếp theo, Google yêu cầu bạn thêm phần địa chỉ doanh nghiệp

Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn vào các ô thông tin

Bạn chỉ cần nhập địa chỉ công ty vào là xong.

Nhưng có những thông tin sẽ phần nào làm bạn bối rối không biết nên khai báo ra sao:

  • Bạn kinh doanh tại nhà
  • Bạn có một hoặc nhiều đối tác kinh doanh và cả 2 bên đều làm việc tại nhà (nghĩa là có nhiều địa chỉ quá đấy)
  • Bạn kinh doanh lưu động, chẳng hạn bán đồ ăn trên xe tải
  • Bạn có 1 hoặc nhiều văn phòng làm việc
  • Bạn kinh doanh trực tuyến chứ không có văn phòng nhất định ngoài đời thực
  • Khách hàng của bạn bao gồm những người sống xung quanh địa phương và cả những người ở xa.

Nếu rơi vào các tình trạng kể trên thì cũng đừng lo lắng quá. Tôi sẽ bày bạn một số cách khắc phục hiệu quả:

Nếu có 1 văn phòng hẳn hoi ngoài đời thực thì nhập địa chỉ văn phòng ấy vào.

Nếu bạn và đối tác cùng làm viêc tại nhà thì nên điền vào mẫu địa chỉ của người ở gần doanh nghiệp nhất.

Nếu chỉ có mỗi “văn phòng trực tuyến” thì đừng đưa địa chỉ ấy vào nhé! Làm như vậy là phạm luật GMB! Hãy dùng địa chỉ nhà của bạn để thay thế.

Hãy nhớ rằng, tất cả các thông tin phải nhất quán với nhau. Vì vậy tôi khuyên bạn nên sao chép thông tin từ bảng tính bạn đã tạo trước đó để đảm bảo rằng điều này vừa chính xác vừa phù hợp với thông tin trên trang web của bạn (và bất kỳ danh sách doanh nghiệp nào khác mà bạn tham gia).

Nếu bạn kinh doanh lưu động thì bạn đánh dấu thêm vào ô “Tôi nhận giao hàng hóa và và dịch vụ đến cho khách hàng”

google my business kinh doanh lưu động
Check vào ô này nếu bạn kinh doanh lưu động

À mà một số cửa tiệm, nhà hàng nếu cung cấp thêm dịch vụ giao hàng riêng thì cũng nên đánh dấu vào mục này.

Sau đó, sẽ xuất hiện một ô khác nữa với nội dung “Ẩn đi địa chỉ của tôi”

google my business hide address
Google cho bạn lựu chọn ẩn địa chỉ doanh nghiệp

Nếu đánh dấu vào ô này nghĩa là khi ấy, mặc dù Google biết vị trí doanh nghiệp của bạn (cho mục đích xác minh), họ sẽ không hiển thị địa chỉ của bạn cho người dùng. Thông tin địa chỉ sẽ được giữ ở chế độ riêng tư và không công khai trên trang GMB của bạn.

Mục này đặc biệt tiện lợi cho những ai kinh doanh tại nhà.

Bước 3:  Khai báo địa chỉ chính xác

Màn hình tiếp theo sẽ hiển thị bản đồ có ghim vị trí.

Bạn có thể kéo và di chuyển xung quanh để xác định vị trí chính xác doanh nghiệp của mình.

đăng ký địa chỉ doanh nghiệp google
Xác định vị trí chính xác doanh nghiệp của bạn trên bản đồ

Nếu kết quả hiển thị 9/10 là đúng thì bạn cứ yên tâm mà tin tưởng vào Google .

Nhưng nếu phát hiện vị trí ghim đặt sai chỗ thì cứ di chuyển nó qua chỗ khác thôi.

Bước 4: Chọn danh mục phù hợp

Danh mục sẽ giúp cho Google định hình được lĩnh vực của website bạn, từ đó nó là nền tảng để các từ khóa trong lĩnh vực ấy có thể lên top được và cũng là tiền đề cho việc bạn SEO hàng trăm, ngàn từ khóa google map mà tôi sẽ nói ở bên dưới.

Bước 5: Nhập số điện thoại và địa chỉ website.

Phần này đơn giản quá rồi, tôi cũng không có lưu ý gì nhiều ngoài việc nhắc bạn nhớ rằng tất cả thông tin bạn nhập trên GMB và bảng tính của mình phải trùng khớp với nhau đấy nhé!

Bước 6: Xác minh lại thông tin

Trước khi thông tin GMB của bạn được xuất hiện trực tuyến, bạn cần xác minh các thông tin ấy lại kĩ càng.

Việc này thường được thực hiện qua điện thoại hoặc bưu thiếp — chỉ cần làm theo hướng dẫn của Google là được.

Bước 7: Tối ưu hóa thông tin hiệu quả hơn

Ngoài việc xác minh lại các thông tin đã điền, tôi thiết nghĩ bạn nên tối ưu hóa thêm nhiều thông tin GMB của mình hơn bằng cách:

  • Thêm nhiều danh mục hơn;
  • Tải lên một số ảnh (lý tưởng nhất là ảnh chụp tại cơ sở của bạn hoặc ít nhất gần đó, vì những ảnh này sẽ được đính kèm với location metadata);
  • Khai báo giờ mở cửa;
  • Liệt kê hết thảy các dịch vụ mà bạn cung cấp;
  • Thêm bất kỳ số điện thoại bổ sung nào;
  • Thêm các thuộc tính / tiện ích có liên quan;

Bing Places (nếu SEO ở global/Us)

Công cụ tiếp theo là Bing Places.

Về cơ bản thì các bước thực hiện trong Bing Places cũng tương tự như Google My Business. Có điều, việc khai báo với Bing không quan trọng lắm đâu vì nó chỉ chiếm 7.81% trong toàn thị phần ở Mỹ. Đây là phần bạn nên tối ưu thêm nếu như bạn đang triển khai SEO ở thị trường Mỹ.

Nhưng tôi khuyến khích bạn dù sao cũng nên làm thêm vì dư còn hơn thiếu mà.

Giờ thì chúng ta bắt đầu thôi!

Bước 0. Kiểm tra và phát hiện bạn chưa có tên trong danh sách

Đầu tiên là bạn xác nhận xem doanh nghiệp của bạn đã có tên trong danh sách Bing Places chưa bằng cách truy cập vào Bing Maps và nhập tên doanh nghiệp của bạn vào. Nếu có rồi thì bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong ô kết quả tìm kiếm như hình bên dưới:

Kiểm tra xem đã có doanh nghiệp của bên trên Bing chưa

Còn nếu chưa có thì bạn sẽ được chuyển hướng đến trang khai báo quyền sở hữu hoặc thêm doanh nghiệp của mình vào.

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Tiếp theo – bạn chọn hình thức doanh nghiệp và địa điểm doanh nghiệp ấy.

Dưới đây là các lựa chọn của bạn cho các loại hìnhdoanh nghiệp:

  1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (1-10 địa điểm)
  2. Kinh doanh theo hình thức chuỗi doanh nghiệp (hơn 10 địa điểm)
  3. Kinh doanh trực tuyến (không có địa điểm thực)

Lưu ý:

Hình thức kinh doanh online (lựa chọn #3) không đáp ứng được yêu cầu tham gia vào danh sách Bing Places đâu.  Vì vậy, tôi khuyên bạn chỉ đăng nhập vào Bing nếu là doanh nghiệp thuộc lựa chọn #1

Cùng chờ xem điều kì diệu gì sẽ xảy ra nhé! — đó là một loạt các tùy chọn sẽ xuất hiện để bạn nhập dữ liệu từ Google My Business vào trong ấy.

import data bing places
Có thể nhập dữ liệu trực tiếp qua Bing từ Google My Business

Nếu bạn đã được xác minh trên GMB, thì chỉ việc nhấp vào ô xanh lá để xác nhận thôi. Thao tác này không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn làm giảm khả năng mắc lỗi.

Nếu không, hãy nhập tên doanh nghiệp và vị trí của bạn  (nên nhập mã ZIP) như bình thường.

Bing sau đó sẽ tìm kiếm doanh nghiệp của bạn. Nhưng nếu doanh nghiệp ấy chưa tồn tại thì như chúng tôi đã nói trước đó, bạn click ngay vào nút “Create new business” để thành lập 1 doanh nghiệp mới.

Click vào đây để tạo thông tin doanh nghiệp mới

Bước 2: Khai báo thông tin cơ bản

Ở bước này, bạn nhập đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ và website doanh nghiệp của mình vào

Lứu ý:

Tương tự như bên GMB, mọi thông tin bạn khai báo với Bing đều phải khớp với những gì bạn nhập trên bảng tính của mình hoặc ở các danh sách khác.

Bing cũng có luôn mục ẩn địa chỉ nếu bạn không muốn nó hiển thị trên các kết quả tìm kiếm, đặc biệt là trong trường hợp bạn làm việc tại nhà hoặc kinh doanh online.

Bing cũng cung cấp tính năng ẩn địa chỉ doanh nghiệp

Bước 3: Chọn danh mục cho doanh nghiệp

Trước hết, nếu bạn là bác sĩ hay 1 chuyên gia về sức khỏe thì bạn đánh dấu vào ô đặc biệt với nội dung như hình dưới. Thế là hoàn thành bước khai báo danh mục rồi đó.

Tìm và chọn danh mục doanh nghiệp phù hợp với bạn

Còn trong các trường hợp khác, nhấn nút “duyệt” và chọn một trong 11 phân khúc doanh nghiệp có sẵn. Chọn “Tôi không biết” nếu bạn không chắc chắn.

Sau đó chọn danh mục đúng với doanh nghiệp của bạn

Danh sách của Bing không phong phú như của Google nhưng có lợi thế hơn là bạn có thể chọn nhiều danh mục (tối đa 10) tại đây và sau đó chọn danh mục “chính” sau .

Bạn nhấn vào ô “duyệt” để hiển thị cửa sổ gợi ý, sau đó tìm kiếm danh mục doanh nghiệp phù hợp tại đó.

gợi ý doanh nghiệp bing places
Có thể tìm danh mục phù hợp hơn trong phần “Browse”

Bạn có 10 tùy chọn không có có nghĩa là bạn phải chọn hết cả 10 nhé, chỉ nên đánh dấu vào danh mục nào phù hợp nhất thôi. Thường thì chọn 2, 3 loại thôi là được rồi

Sau đó, trong số những mục đã chọn, lấy ra 1 cái làm danh mục chính.

Chọn danh mục chính trong số các danh mục được bạn chọn ra

Bước cuối cùng là thêm vào dòng mô tả cho doanh nghiệp của bạn, chèn thêm một số từ khóa vào đây nhưng làm sao để hợp lý đấy chứ đừng nhồi nhét quá nhiều.

Bước 4: Thêm thông tin số điện thoại, website, Twitter, Facebook, Yelp và địa chỉ TripAdvisor.

Ở phần này, cách tốt nhất là bạn nên copy-paste các thông tin từ bảng tính của mình qua Bing để đảm bảo tính chính xác, nhất quán giữa chúng.

Bing cũng hiển thị các liên kết hồ sơ xã hội trong bảng Knowledge Graph khi mọi người tìm kiếm doanh nghiệp của bạn. Đây cũng là cách để bạn tạo lập Thực Thể (Entity) cho website của bạn.

Vì vậy, nếu có, hãy thêm chúng vào.

Nếu không thì bạn bổ sung sau cũng được

Bước 5. Thêm hình ảnh

Bạn có thểm nhiều nhất là 10 tấm hình ở mục này

Apple Maps (nếu SEO ở global/Us)

IPhone của Apple chiếm 32,9% thị phần ở Mỹ – tương đương ⅓ tổng số người dùng điện thoại thông minh

Bạn có thể dùng Google Maps thay vì Apple Maps nhưng có 2 điều bạn nên nhớ:

Hàng triệu người dùng iOS vẫn sử dụng Apple Maps vì đây là ứng dụng bản đồ mặc định trên iPhone. Apple bảo mật thông tin khá kín, vì vậy tôi không thể tìm thấy bất kỳ thống kê cập nhật nào về số lượng người dùng iOS sử dụng Apple Maps. Nhưng, vì đó là ứng dụng bản đồ mặc định trên iPhone nên tôi cá là phần lớn người dùng iOS đều dùng Apple maps

Apple Maps được tích hợp vào các tìm kiếm Siri và Spotlight. Nếu bạn yêu cầu chỉ đường trên Siri thì Apple Maps sẽ được khởi động. Tương tự với các tìm kiếm Spotlight. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy Siri đang được sử dụng tích cực trên hơn nửa tỷ thiết bị. Đây là một con số cực kì lớn!

Tóm lại: nếu bạn đang làm local SEO , bạn nên xác nhận quyền sở hữu và tối ưu hóa danh sách Apple Maps của mình.

Chương 3. Local Citation (Tên, địa chỉ, số điện thoại – NAP)

Citation là các đề cập trực tuyến về doanh nghiệp của bạn, thường hiển thị tên, địa chỉ và số điện thoại doanh nghiệp (NAP = Name – Address – Phone)

Có 2 loại citation chính: citation có cấu trúc và citation không có cấu trúc.

Dưới đây là ví dụ về citation có cấu trúc:

local citation
Mẫu một citation có cấu trúc

Về cơ bản, citation có cấu trúc bao gồm các thuộc tính NAPđược đưa ra ở định dạng có cấu trúc tốt bởi các website mà chúng xuất hiện, như: ở các phần thông tin doanh nghiệp hoặc danh bạ thương mại,…

Còn đây là ví dụ về citation không có cấu trúc:

Mẫu một citation không có cấu trúc

Citations không có cấu trúc thường đường đề cập trong các bài viết blog, website báo điện tử hoặc blog doanh nghiệp. Chúng kà những trích dẫn được xây dựng không theo 1 cấu trúc nhất định nào.

NAP Citations quan trọng như thế nào?

Có 2 lý do giải thích cho tầm quan trọng của NAP citations:

  1. Theo nhận định của Moz, citation signals là một trong những yếu tố xếp hạng hàng đầu. Nhận định này hoàn toàn đúng khi chứng thực với kết quả tìm kiếm snack-pack và cả tìm kiếm tự nhiên. Điều này có được là do thông tin NAP trên web được thể hiện nhất quán với nhau nhằm xác minh thêm dữ liệu mà Google có trên tệp (GMB) cho một doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, nếu thông tin NAP không nhất quán thì sẽ gây nhầm lẫn, lừa dối và làm sai lệch cả Google và người dùng. Điều này dẫn đến trải nghiệm người dùng kém.
  2. Google không phải là nơi duy nhất mọi người tìm kiếm doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có Facebook, thư mục, vv. Liệt kê chính xác thông tin NAP trên website sẽ cho phép khách hàng tiềm năng tìm thấy doanh nghiệp của bạn, từ đó chuyển đổi thành khách hàng thân thiết và góp phần tăng doanh thu đáng kể.

Vì vậy, khi làm local SEO, bạn phải đảm bảo được 2 điều:

  • Citation hiện có là chính xác và nhất quán.
  • Xây dựng thêm nhiều các citation có liên quan với nhau.

Hãy cùng khám phá cách thực hiện cụ thể 2 thao tác trên nhé:

Thực hiện bản kiểm tra Citation

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ có sẵn một số citation.

Nhưng thường thì ít nhất một số trong số này sẽ không chính xác hoặc không đầy đủ.

Sẽ có doanh nghiệp được hiển thị đúng tên và địa chỉ nhưng sai số điện thoại. Một số khác thì đúng tên và số điện thoại nhưng vẫn giữ địa chỉ cũ chưa đổi lại. Và cũng có những citation chỉ hiển thị 1 hoặc 2 trong 3 yếu tố cần thiết đấy.

Lưu ý: Với trường hợp bạn có nhiều số điện thoại văn phòng thì chỉ nên khai báo 1 số thôi để đảm bảo tính nhất quán giữa tất cả các thông tin.

Dưới đây là cách thức để tìm các trích dẫn NAP không phù hợp, không đầy đủ hoặc trùng lặp:

Kiểm tra NAP Citation thủ công

Khắc phục mọi vấn đề với tập hợp dữ liệu chính sẽ không giúp xóa tất cả citation. Tôi cá là sẽ vẫn còn tồn tại một số dữ liệu không phù hợp, không chính xác hoặc không hoàn chỉnh.

Cách duy nhất để xóa sạch dữ liệu này là thực hiện kiểm tra citation thủ công và dọn dẹp chúng.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

Để tìm ra các NAP citations không hoàn chỉnh, bạn dựa vào các yếu tố sau:

“Tên doanh nghiệp” + “địa chỉ” “số điện thoại chính xác”

“Tên doanh nghiệp” + “số điện thoại chính xác” – “địa chỉ”

“số điện thoại chính xác” + “địa chỉ” – “Tên doanh nghiệp”

Để tìm ra các NAP citation không chính xác:

“Tên doanh nghiệp” + “địa chỉ” +”số điện thoại cũ/ không đúng”

“Tên doanh nghiệp” + “số điện thoại chính xác” + ”địa chỉ cũ/không đúng”

“số điện thoại chính xác” + “đúng địa chỉ” + “tên doanh nghiệp cũ”

Xây dựng thêm nhiều Citations:

Khi đã tìm thấy và sửa lỗi hoàn chỉnh cho các citations, bước tiếp theo là bạn nên tạo dựng thêm nhiều citation hơn nữa bằng cách kiếm thêm các trang web khai báo directories

Bạn nên bắt đầu với các citation

TripAdvisor (cho nhà hàng, khách sạn,…)

FindLaw.com (cho ngành Luật)

HealthGrades.com (cho ngành y)

Về cơ bản, bạn chỉ cần tìm bất kỳ bài viết trực tuyến nào liên quan đến ngành nghề của mình.

Dưới đây là một số cách để tìm ra các bài viết ấy:

Sử dụng Công cụ tìm kiếm citation của Whitespark (dùng cho thị trường nước ngoài)

Nếu kinh doanh ở nước ngoài bạn có thể sử dụng Công cụ Whitespark’s local citation finder tool giúp tìm nhiều cơ hội xếp hạng dựa trên vị trí và cụm từ khóa của bạn.

Chỉ cần nhập vị trí và một số từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Công cụ sẽ thực hiện việc thúc đẩy thứ hạng nhanh chóng đến bất ngờ.

Còn thị trường Việt Nam thì hãy dùng đến “gậy như ý” Ahrefs

Sử dụng báo cáo Anchors text trong Ahrefs Site Explorer theo các bước sau:

Vào Site Explorer ->  nhập tên domain của đối thủ -> chọn mục Anchors

Sau đó, bạn tìm các anchors kiểu:

“Truy cập website”

“Website”

“Bấm vào đây”

“Hiển thị trang web”

Những kiểu anchors chung chung như thế này thường xuất phát từ trang web directories. Sau đó chọn lựa các web directory để khai báo NAP.

Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu trong báo cáo Backlinks và chọn mục “nofollow”. Ở đây ta cũng có thể thường tìm thấy các web directory của đối thủ.

Vào Site Explorer -> nhập tên domain của đối thủ -> chọn Backlinks -> chọn nofollow

Xem web directory của đối thủ qua các backlink nofollow

Đầu tiên, bạn vào Google và tìm cụm từ khóa với cú pháp   [từ khóa][địa điểm]. 

Sau đó, copy-paste những website nằm trong top 10 vào công cụ Link Intersect trên Ahrefs.

Còn domain trang web của bạn thì bạn nhập vào tùy chọn “But doesn’t link to”  .

Kiểm tra các trang đối thủ top 10 bằng Link Intersect của Ahrefs

Trong chốc lát, Ahrefs Link Intersect Tool sẽ cho bạn biết những website nào đang trỏ liên kết đến các website đối thủ bạn vừa mới nhập vào.

À mà bạn phải đảm bảo đó đều là website đối thủ thật chứ không phải là các web directory nhé.

Nhấp chọn  “Show link opportunities”. Bạn sẽ biết được website nào đang trỏ tới 1 hoặc nhiều web đối thủ của bạn, mà nó chưa trỏ đến bạn.  Hãy tìm cách để có được backlink từ họ. Có thể đầu tư chi phí cho nó cũng được. Vì các website bạn vừa search đều nằm ở top 10 cả, nghĩa là backlink từ website kia khá hiệu quả để bạn đầu tư vào.

Dựa vào kết quả và xác định web chưa trỏ đến web của bạn

Chương 4. On-Page SEO

Hẳn là các bạn đã quá quen thuộc với các thủ thuật on-page seo như là:

  • Thêm từ khóa vào thẻ H1
  • Thêm từ khóa vào thẻ tiêu đề
  • Thêm từ khóa vào URL
  • Tạo Url ngắn gọn, xúc tích
  • Viết thẻ meta description độc đáo

Nhưng để được xếp hạng trong phạm vi địa phương, bạn cần bổ sung thêm các yếu tố như: hiển thị thông tin NAP và thêm schema markup có liên quan.

Ngoài ra còn có sự khác biệt về cách tiếp cận tùy thuộc vào số lượng địa điểm kinh doanh mà bạn có.

Giờ thì cùng tìm hiểu các thủ thuật on-page trong local seo thôi nào:

Thiết lập cấu trúc trang web của bạn để xếp hạng Local Landing Pages

Nếu công việc kinh doanh của bạn phân bổ trên nhiều khu vực / thành phố và bạn muốn xếp hạng từ khóa cho từng địa điểm đó, bạn cần phải thiết lập các trang landing page theo từng địa phương.

Dưới đây là 1 số cấu trúc tôi gợi ý đến bạn:

  • thuexemay.com/hanoi/
  • thuexemay.com/ho-chi-minh/
  • thuexemay.com/da-lat/

Chúng đều là cấu trúc mẫu cho các cụm từ có gắn thêm vị trí, địa điểm, chẳng hạn như: “thuê xe [kèm địa điểm]” hoặc “xe cho thuê [kèm theo địa điểm].”

Vậy rõ ràng là các trang local landing page giúp thúc đẩy thứ hạng từ khóa trên nhiều địa điểm khác nhau.

Lưu ý: Cũng đừng tạo quá nhiều trang local landing page nếu bạn Không có văn phòng đại diện thực ở đó nhé. Đừng dại dột tạo hàng chục, hàng trăm các địa điểm hoặc ở những nơi quá xa khu vực kinh doanh của bạn. Mà chỉ tạo local landing có chủ ý, mục đích rõ ràng.

Tối ưu Homepage (trang chủ) của bạn

Hầu hết các doanh nghiệp nên tối ưu trang chủ của họ về cùng 1 địa điểm kinh doanh chính. Nghĩa là:

Ví dụ như với website Hoc11.vn, tôi sẽ tối ưu hóa trang chủ website của mình bằng cụm từ khóa “dịch vụ seo thành phố hồ chí minh”

Bạn có thể đặt câu hỏi rằng: Nhưng tôi muốn bán dịch vụ của mình cho tất cả khách hàng ở khu vực miền nam?? và nếu không thêm chữ “thành phố hồ chí minh” vào thì lượng search nhiều hơn cả gấp 3, 4 lần??

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn! Tuy nhiên bạn hãy thử search từ “dịch vụ seo” mà không thêm chữ thành phố hồ chí minh vào xem?

dịch vụ seo gtv
Kết quả “dịch vụ seo” vẫn ở khu vực Hồ Chí Minh

Bạn thấy không? Ngay cả khi không thêm phần địa điểm phía sau thì Google vẫn trả về kết quả ở khu vực bạn sinh sống.

Điều này là do họ có thể phỏng đoán vị trí của bạn từ những thứ như GPS (trên thiết bị di động), IP máy tính, v.v. Họ biết bạn đang ở đâu, vì vậy họ chỉ cần tự động thêm vào địa điểm của bạn sau từ khóa tìm kiếm thôi.

Vì vậy, bạn vẫn có thể tối ưu hóa trang chủ theo hướng local (về một khu vực cụ thể)

Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Hiển thị thông tin NAP (thêm thông tin này vào footer, nếu bạn không có các trang local landing page cho các địa điểm khác)
  • Đăng ký địa chỉ văn phòng trên Google Map
  • Hiển thị công khai mọi feedback/ đánh giá / trải nghiệm người dùng.
  • Thêm schema markup có liên quan

Trong trường hợp bạn mở ra quá nhiều chi nhánh kinh doanh thì bạn không cần phải tối ưu hóa trang chủ của mình về cùng 1 địa điểm nhất định đâu bởi có làm vậy thì cũng vô ích.  Thay vào đó, hãy tối ưu hóa trang chủ theo các từ khóa chính (cho thue xe may) mà không cần gắn thêm một vị trí nào vào sau nó.

>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tối ưu Google Maps và các case study tiêu biểu của Hoc11.vn SEO.

Tối ưu hóa trang Local Landing Pages

Trang local landing pages của bạn nên được tối ưu hóa theo từng địa điểm

Gỉa sử bạn là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đám cưới có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, nhận chụp hình tại quận 1 và quận 3 trong thành phố. Khi ấy, bạn có thể tạo ra các local landing pages như sau:

chuphinhcuoi/quan-1

chuphinhcuoi/quan-3

Dưới đây là một vài thông tin bạn có thể bổ sung thêm vào trang local landing pages của mình:

  • Giờ mở cửa;
  • NAP địa phương (nếu bạn có cơ sở ở tại địa phương ấy);
  • Từ khóa liên quan, rải rác đồng đều

Thêm Schema Markup vào trang của bạn

Schema thật sự không phức tạp như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Nó đơn giản chỉ là 1 đoạn code được thêm vào nhằm cung cấp cho Google nhiều thông tin bổ ích hơn về một doanh nghiệp hoặc website nào đó. Đồng thời, nhờ schema mà Google hiểu hơn về các dữ liệu hiển thị trên trang web của bạn.

Bạn có thể tham khảo bài viết Entity Building: Bí mật Schema trong SEO  để hiểu hơn về Schema cũng như cách thêm Schema markup vào website.

Chương 5. Xây dựng liên kết cho các website địa phương

Theo khảo sát của Moz năm 2018,  “link signals” vẫn được xem là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với kết quả tìm kiếm tự nhiên liên quan đến địa phương..

Còn với kết quả “snack pack,” “link signals” là yếu tố quan trọng thứ 2. Điểm bạn cần hiểu ở đây là nếu được các doanh nghiệp lớn và uy tín cùng địa phương trỏ backlink về bạn, thì hiểu nhiên bạn sẽ được nổi bật trong mắt Google.

Do vậy, bạn nên xây dựng nhiều liên kết local citations từ các trang web local directories (trang web danh sách địa phương). Chúng đều cho phép bạn trỏ backlink về trang web của bạn cả.

Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết các backlink từ web directory địa phương trỏ về đều là nofollow.

Bạn có thể làm như thế hoặc sáng tạo hơn 1 chút là tạo ra các nội dung hữu ích để thu hút backlink trỏ về. Tôi có 1 vài gợi ý cho bạn như sau:

Không điều gì giúp bạn lấy lòng các khách hàng tiềm năng bằng việc tận tâm giúp đỡ họ.

Giả sử bạn làm về du lịch và thị trường cũng như khách hàng bạn nhắm đến là người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, ban nghĩ điều gì sẽ thực sự hữu ích cho những người này VÀ khả năng cao sẽ thu hút được các backlink?

Dưới đây là một số ý tưởng hay ho dành cho bạn:

Danh sách những bài viết hay nhất về thành phố Hồ Chí Minh– Hãy tạo một danh sách những nhà hàng, quán bar, nhà máy bia, địa điểm tham quan tốt nhất, những chuyện cần làm,… khi đến du lịch tại thành phố HCM.

Lịch sự kiện địa phương — Tạo ra một lịch riêng, bao gồm những sự kiện đáng chú ý nhất trong nhiều mảng khác nhau sẽ được tổ chức tại thành phố HCM trong vài tháng tới.

Sau khi tạo ra những nội dung độc lạ và hữu ích, việc còn lại bạn cần làm là đi quảng bá nó trên facebook hoặc nhiều trang mạng xã hội khác.

Guest Blogging

Guest blogging vẫn là cách tốt nhất để xây dựng nên các backlink chất lượng cao.

Có điều bạn nên hiểu rõ là guest blogging không chỉ được dùng để xây dựng liên kết mà là còn là những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Các thuật toán Google ngày càng thông minh hơn. Giờ đây, chúng xem xét nội dung website dựa vào chất lượng chứ không còn là số lượng như trước. Bởi lẽ đó, nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra những bài blog chất lượng, có tiềm năng kéo traffic về cho website.

Đối với các doanh nghiệp địa phương, nội dung Guest Blog thường là:

  • Các bài blog và ấn phẩm liên quan đến địa phương
  • Blog theo từng ngành cụ thể.

Hoc11.vn SEO vẫn đang nhận guest post. Chúng tôi sẵn lòng đăng tải những bài viết chất lượng với các chủ đề về SEO, digital marketing, thiết kế website. Nếu bạn mong muốn được hợp tác trong phần này có thể gửi yêu cầu về email [email protected] hoặc Fanpage Hoc11.vn SEO nhé ?

Một số thủ thuật xây dựng liên kết thú vị khác!

Tôi không thể nào liệt kê chi tiết hết tất cả các kỹ thuật xây dựng liên kết được. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo rất nhiều bí quyết xây dựng backlink thông qua bài viết Bí Kĩ: 75 Tuyệt chiêu SEO cực hiệu quả

Chương 6. Reviews 

Sau đây là một vài lưu ý khi làm SEO Local mà tôi muốn nhắn nhủ với bạn.

Duy trì hoạt động trên Google My Business

Hãy liên tục update và duy trì hoạt động của bạn trên Google My Business để Google thấy được rằng doanh nghiệp của bạn thực sự đang hoạt động tốt.

Dưới đây là ba nhiệm vụ quan trọng nhất của GMB:

  1. Trả lời các đánh giá của khách hàng / khách hàng;
  2. Tìm hiểu các chỉnh sửa không chính xác;
  3. Sử dụng Google Posts để thông báo thông tin cần thiết đến khách hàng

Số 1 khá dễ hiểu — chỉ cần theo dõi và trả lời các bài đánh giá (tích cực và tiêu cực) một cách kịp thời qua Google My Business

Lưu ý:

Bạn nên làm tương tự cho bất kỳ web đánh giá nào quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn (ví dụ: TripAdvisor, cho nhà hàng).

Nhưng bạn cũng cần phải theo dõi các chỉnh sửa không chính xác trong danh sách của mình.

Về cơ bản, bất kỳ ai cũng có thể đề xuất chỉnh sửa cho bất kỳ danh sách nào trên Google

Bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp

Google dường như thực hiện rất nhiều đề xuất mà không thông báo hoặc xác thực thông tin cho chủ doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên kiểm tra đều đặn hàng tuần để đảm bảo mọi thứ vẫn chính xác.

Riêng về Google Posts

Google Posts là một nền tảng blog quy mô nhỏ trong Google My Business. Tất cả các bản cập nhật đều được hiển thị trong bảng Knowledge Panel và trên danh sách của bạn.

Dưới đây là một ví dụ về Google Posts:

Một ví dụ cho Google Post

Google Posts không chỉ thúc đẩy thứ hạng trong SERP mà còn mang đến cơ hội để thu hút nhiều sự chú ý hơn và cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy mối tương quan giữa thứ hạng snack-pack và hoạt động của Google Post.

Bạn có thể tạo Google Post từ Google My Business bằng nhiều cách, như:

  • Đăng tải hình ảnh
  • Viết bài content (tối đa 300 chữ)

Bạn cũng có thể thêm nút Call-to-Action (“Tìm hiểu thêm”, “Đăng ký”, “Nhận phiếu mua hàng”, v.v.) để đưa vào bài đăng của bạn.

Tôi nghĩ các doanh nghiệp địa phương nên sử dụng tính năng này và luôn duy trì hoạt động trên Google Post. Nó không mất nhiều thời gian hoặc công sức để làm, do đó ROI có thể sẽ cao.

Đăng tải bài content mới thường xuyên hơn

Việc đăng tải bài blog thường xuyên sẽ mang lại cho bạn 2 lợi ích sau:

Thông báo cho Google (và khách truy cập) rằng trang web của bạn được duy trì tích cực; Thu hút thêm nhiều liên kết

Tuy nhiên, cũng đừng nên viết blog chỉ vì những lợi ích đó — hãy chú trọng vào chất lượng hơn số lượng

Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì chỉ cần xuất bản một bài mỗi tháng là được rồi.

LỜI KẾT

Qua bài viết, tôi tin rằng đã giải đáp tường tận thắc mắc của bạn về khái niệm Local SEO cũng như hướng dẫn chi tiết các bước tối ưu xếp hạng địa phương cách hiệu quả.

Tôi mong bài viết Thống trị thứ hạng từ khóa với Local SEO sẽ giúp được nhiều cho bạn trên con đường SEO cũng như áp dụng nó cho việc phát triển doanh nghiệp của mình.

Chúc bạn thành công!

À, nếu bạn đang cân nhắc lựa chọn một gói dịch vụ SEO chuyên nghiệp nhưng không biết ngân sách bao nhiêu là ổn. Click xem ngay bảng báo giá SEO tổng thể tại link!

Nguồn tham khảo: Ahrefs Blog

Đọc tiếp: Email Marketing là gì? Chi tiết cách làm email marketing hiệu quả 2020


Có thể bạn quan tâm: Với kinh nghiệm đúc kết từ hơn 100+ dự án SEO thành công, Hoc11.vn SEO hiện đang cung cấp các khoá đào tạo SEO chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu SEO, gồm:

  • SEO Fundamental – Thành thục SEO Marketing sau 29 ngày
  • Entity Mastermind – Trọn bộ khoá học và công cụ giúp bạn thống lĩnh SEO 2020
  • Và còn nhiều khoá học seo nâng cao khác nữa, xem thêm tại đây!

Và bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thử khoá học Entity Mastermind 3 ngày miễn phí. Triển ngay thôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *