Chúng ta đều biết từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng của việc tối ưu hóa nội dung, giúp cải thiện thứ hạng website. Đặc biệt là các từ khóa đuôi dài – long tail keywords. Sở hữu mức cạnh tranh thấp, tỷ lệ chuyển đổi cao và bám sát ý định tìm kiếm của người dùng. Chính vì thế, những người làm SEO nên tập trung nghiên cứu và tìm kiếm các long tail keywords hợp lý khi triển khai chiến dịch SEO.
Long tail keywords là gì?
Long tail keywords còn được gọi là từ khóa đuôi dài, là những cụm từ khóa có xu hướng dài hơn so với các loại từ khóa khác. Thông thường, 1 từ khóa đuôi dài có 3 từ trở lên. Đây là những cụm từ khóa mà có lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh tương đối thấp.
Tuy khá ít người tìm kiếm các truy vấn đuôi dài riêng lẻ, nhưng khi bạn thêm chúng lại với nhau thì các từ khóa đuôi dài tạo nên một phần lớn trong các tìm kiếm của Google.
Theo kết quả báo cáo của Ahrefs thì có đến 92% tất cả long tail keywords nhận được khoảng 10 lượt tìm kiếm trở xuống mỗi tháng. Hiểu đơn giản hơn, có đến 92% từ khóa được người dùng tìm kiếm nhập vào Google là từ khóa đuôi dài.
Tại sao các long tail keywords rất quan trọng với SEO?
Hẳn không ít bạn thắc mắc nếu long tail keywords nhận được lượt tìm kiếm ít vậy tại sao người làm SEO cần tập trung vào chúng. Có 2 lý do chính mà các SEOer nên nghiên cứu và tìm kiếm các long tail keywords để tối ưu hóa nội dung.
Long tail keywords có tính cạnh tranh thấp
Trong lĩnh vực SEO, Các cụm từ khóa dài hơn có ít khả năng cạnh tranh hơn rất nhiều so với các “cụm từ đầu” ngắn hơn. Điều này sẽ giúp bài viết của bạn mau chóng tăng xếp hạng (ranking) trên các kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ: bạn tìm kiếm một từ khóa ngắn như “link building”, bạn sẽ thấy có hơn 6 tỷ kết quả trong Google.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần xếp thứ hạng cao hơn 6 tỷ trang web khác để đạt được TOP 1 tìm kiếm trên Google cho từ khóa link building.
Trong khi đó, bạn thay đổi từ khóa ngắn thành long tail keywords, chẳng hạn như “best SEO link building software”. Kết quả tìm kiếm chỉ có 47,6 triệu trang web.
Con số chênh lệch cho thấy long tail keywords có ít sự cạnh tranh hơn rất nhiều.
Một ý tưởng tương tự cũng được áp dụng cho Google Adwords (PPC). Từ khóa đuôi dài sẽ có giá thầu rẻ hơn so với với các từ khóa ngắn siêu phổ biến.
Long tail keywords có tỷ lệ chuyển đổi cao
Ngoài ra, các long tail keywords không chỉ có số từ dài hơn mà còn mang tính cụ thể hơn. Tức là, so với người chỉ tìm kiếm các cụm từ khóa chính, những người dùng tìm kiếm các cụm từ khóa đuôi dài sẽ có xu hướng tiến xa đến “chu kỳ mua” (Buying circle).
Ví dụ: Chúng ta lấy một từ khóa mẫu như “chế độ ăn keto”
=> Chúng ta sẽ hiểu rằng một ai đó khi tìm kiếm từ khóa này có lẽ đang cố gắng tìm hiểu xem nó là gì, hoặc chế độ ăn này thực hiện như thế nào. Điều này cũng có nghĩa là họ chưa sẵn sàng để mua bất cứ thứ gì.
Tuy nhiên, nếu người dùng nào đó đang tìm kiếm một cụm từ khóa dài hơn, như là “thực phẩm bổ sung chế độ ăn keto”, thì bọn họ có tiềm năng gần với việc mua hàng hơn.
Thông qua ví dụ này, chúng ta có thể nhận thấy lượng traffic truy cập bằng các từ khóa đuôi dài sẽ có xu hướng chuyển đổi rất tốt. Bằng việc nhắm mục tiêu vào một cụm từ khóa long tail keywords cụ thể nào đó mô tả sản phẩm và dịch vụ trên trang web, bạn có thể thu hút khách hàng đến với trang web của mình.
9 Cách tìm kiếm long tail keywords hợp lý
1. Google “Searches Related to…”
Cách đầu tiên là bạn có thể tận dụng phần tính năng được gọi là “Searches Related to…” hay còn gọi là “Các tìm kiếm liên quan đến…” để tìm kiếm long tail keywords. Đây được xem là một “mỏ vàng” để nghiên cứu các từ khóa đuôi dài phổ biến.
Cách thực hiện rất đơn giản:
Bước 1: Hãy nhập từ khóa mà bạn muốn xếp hạng vào khung tìm kiếm của Google.
Bước 2: Sau đó, bạn cuộn xuống cuối trang và xem “Các tìm kiếm liên quan đến…” (Searches Related to…) của từ khóa đó. Lúc này, bạn sẽ thấy một số long tail keywords phổ biến mà bạn có thể chọn.
Một mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy lấy các từ khóa trong khu vực “Searches Related to…”và nhập cụm từ đó vào Google. Sau đó, tiếp tục kéo xuống để xem kết quả “Searches Related to…” của cụm từ vừa nhập. Cứ lặp lại như thế và bạn sẽ có một danh sách dài các cụm từ long tail keywords.
2. Answer The Public
Cách thứ 2 mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm long tail keywords là sử dụng công cụ Answer The Public. Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa rất hữu ích bằng cách tạo ra các từ khóa tập trung vào câu hỏi.
Để sử dụng, bạn chỉ cần truy cập https://answerthepublic.com/, nhập một từ khóa ngắn vào khung và nhấp vào “Get questions”.
Sau đó, công cụ sẽ hiển thị lên những câu hỏi mà người dùng có thường hỏi và tìm kiếm về của bạn.
Bởi vì các từ khóa dạng câu hỏi có xu hướng dài nên kết quả tự động là các cụm từ dài. Bạn cũng được chọn sắp xếp dữ liệu theo thứ tự bảng chữ cái và download file CSV về. Theo đó, bạn có thể tiến hành nghiên cứu và lựa chọn long tail keywords thích hợp.
3. Forums và Boards
Các diễn đàn hoặc bảng là những nơi tuyệt vời giúp bạn tìm ý tưởng về các từ khóa đuôi dài mới. Bạn có thể tìm thấy hàng trăm người hỏi và trả lời các câu hỏi về chủ đề liên quan đến trang web của mình. Ngoài ra, nếu có ai đó đặt câu hỏi trên diễn đàn, bạn sẽ BIẾT rằng có những người khác cũng đang tìm kiếm câu hỏi tương tự trên Google.
Để sử dụng các diễn đàn làm nơi nghiên cứu long tail keywords, hãy truy cập vào một diễn đàn nơi mà những khách hàng mục tiêu của bạn thường truy cập.
Hoặc, bạn có thể sử dụng các chuỗi tìm kiếm hữu ích như sau:
- “Từ khóa” + “diễn đàn”
- “Từ khóa” + “bảng”
- “Từ khóa” + “powered by vbulletin”
Ví dụ: Bạn có thể nhập cú pháp tìm kiếm trên Google bằng “Từ khóa” + “thảo luận” (discussion). Sau đó, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả và tìm kiếm một diễn đàn đang hoạt động.
Bạn hãy xem tiêu đề của các chủ đề thảo luận mới nhất. Sau đó, khi bạn tìm thấy một diễn đàn đang hoạt động, hãy xem tiêu đề của các chủ đề mới nhất. Bạn cũng đừng quên kiểm tra các từ và cụm từ mà mọi người dùng khi thảo luận chủ đề.
4. Google Autocomplete
Google Autocomplete hay còn gọi là tính năng tự động điền của Google. Mỗi khi bạn search một nội dung nào đó, Google thường gợi ý các cụm từ ngay dưới khung gõ nội dung tìm kiếm. Với khách hàng, tính năng này giúp họ tiết kiệm thời gian gõ chữ, dễ dàng nắm bắt nội dung đang hot. Nhưng với người làm marketing, bạn có thể tận dụng nó để khai thác long tail keywords phổ biến.
Để sử dụng Google Autocomplete cho việc tìm kiếm từ khóa đuôi dài, bạn chỉ cần nhập một từ khóa vào thanh tìm kiếm của Google:
Hoặc bạn có thể nhập một từ khóa cộng với một chữ cái:
Bên cạnh đó, các trình tạo long tail keywords như Ubersuggest và keywordtool.io đều lấy dữ liệu từ tính năng Google Autocomplete. Cả hai đều có cách hoạt động tương tự.
Bạn chỉ cần nhập một từ khóa chính, nhấp vào “Search” và bạn sẽ nhận được hàng trăm gợi ý khác nhau.
5. Soovle
Soovle là một công cụ keyword research miễn phí, thu thập các đề xuất từ khóa từ trang web Amazon, Wikipedia, Ask.com và YouTube. Bạn có thể dùng cách này để khám phá ra các thuật ngữ chưa được khai thác mà khó tìm thấy ở các công cụ tìm kiếm từ khóa khác.
Đầu tiên, bạn hãy truy cập Soovle và nhập một từ khóa chung vào trường tìm kiếm. Ví dụ, ở đây bạn nhập từ “Cà phê”. Sau đó, Soovle sẽ tự động hiển thị các kết quả tìm kiếm được đề xuất từ nhiều website khác nhau:
Ngoài việc xem trực tiếp, bạn cũng có thể nhấp vào biểu tượng tải xuống ở góc trái phía trên trang web để tải file kết quả CSV xuống.
6. Khung câu hỏi People Also Ask
Đây cũng là một cách tìm kiếm long tail keywords đơn giản, nhanh chóng. Bạn chỉ cần tìm kiếm một từ khóa chung nào đó bằng Google. Sau đó, kéo xuống phần “People Also Ask…” (Mọi người cũng tìm kiếm….) trong SERPs.
Lúc này, bạn sẽ thấy những câu hỏi mà mọi người thường tìm kiếm xoay quanh chủ đề từ khóa mà bạn đã tìm kiếm. Hơn nữa, khi bạn mở rộng một trong các câu hỏi, bạn còn nhìn thấy câu trả lời.
7. Báo cáo hiệu suất của Google Search Console
Đôi khi bạn có thể dựa trên những từ khóa đã lên ranking (xếp hạng cao) để tìm kiếm long tail keywords tốt nhất.
Nếu trang web của bạn có một số bài viết nằm trên trang thứ 2, 3 hoặc 4 của Google, bạn có thể đổi lại các từ khóa chung thành từ khóa đuôi dài và tối ưu thêm các chỉ tiêu về SEO. Chúng sẽ nhanh chóng nhảy lên top đầu tìm kiếm trong vài ngày hoặc vài tuần.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các từ khóa cần tối ưu trong Google Search Console (GSC).
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản GSC của bạn và chuyển đến Performance (Báo cáo hiệu suất).
Bước 2: Kéo xuống đến phần “Queries”. Đây là những từ khóa mà bạn xếp hạng trên trang đầu tiên của Google.
Bước 3: Để tìm từ khóa trang thứ 2 và thứ 3, bạn hãy click chuột vào cột Position và đặt hãy số lượng hàng hiển thị thành “500”.
Bước 4: Tiếp tục kéo xuống đến vị trí 10 – 15. Lấy những từ khóa có triển vọng trong top này kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng bằng Google Keyword Planner (Công cụ lập kế hoạch từ khóa) của Google để kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng.
Nếu bạn tìm thấy một từ khóa nào đó có ý nghĩa cho website của mình và có lượt tìm kiếm tốt, bạn hãy nhấp vào từ khóa đó rồi nhấp vào tab “Pages” (Trang). Giao diện sẽ hiển thị những link trang web của bạn mà hiện đang có xếp hạng cho từ khóa đó.
8. Google Trends
Google Trends là một trong những công cụ nghiên cứu long tail keywords rất được yêu thích. Bạn có thể sử dụng nó để kiểm tra xem sự quan tâm đến các từ khóa của mình đang có sự biến động như thế nào khi triển khai các chiến dịch SEO.
Đầu tiên, hãy truy cập Google Trends và nhập từ khóa bạn muốn xếp hạng vào trường tìm kiếm. Công cụ sẽ hiển thị cho bạn “sự quan tâm theo thời gian” (interest over time) dựa trên lượng tìm kiếm và các tiêu đề bài viết.
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm về “Snapchat”, biểu đồ hiện ra và cho bạn biết sự quan tâm đến từ khóa này tăng đột ngột và hiện đã giảm dần.
Trong khi đó, một từ khóa khác như “chế độ ăn keto” đang có xu hướng tìm kiếm tăng.
Một mẹo nhỏ là bạn có thể kéo xuống và xem phần “Truy vấn có liên quan”. Hầu hết các từ khóa được liệt kê trong đây là những từ khóa ít được biết đến.
9. Quora
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng Quora để nghiên cứu và tìm kiếm long tail keywords. Quora là một website hỏi và đáp rất phổ biến trên thế giới và có lượng người dùng truy cập rất lớn.
Để sử dụng trang web, bạn cần tạo một tài khoản trước tiên. Sau khi đã tạo tài khoản, bạn đăng nhập và nhập một từ khóa chung vào thanh tìm kiếm.
Tương tự như các diễn đàn khác, Quora sẽ hiển thị cho bạn những câu hỏi phổ biến nhất về chủ đề từ khóa đó. Một số câu hỏi sẽ chứa những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn mà bạn có thể đưa vào nội dung và đưa vào danh sách các từ khóa tiềm năng của mình.
Thậm chí, bạn cũng có thể dựa vào những gì mà người khác đang hỏi để tìm ý tưởng cho long tail keywords mới.
Ví dụ: Câu hỏi về vấn đề làm bánh dưới đây quá dài để có thể trở thành từ khóa.
Nhưng, bạn có thể rút gọn lại vấn đề chính “bake without eggs”. Sau đó, bạn dùng Google Keyword Planner kiểm tra cụm từ này. Kết quả cho thấy long tail keywords này có thể tận dụng làm từ khóa chủ đề cho một bài viết mới. Nó cũng sở hữu lượng tìm kiếm tương đối cao và khả năng cạnh tranh thấp.
Cách sử dụng Long tail keywords
1. Tạo một bài viết được tối ưu xung quanh long tail keywords đó
Bạn có thể tận dụng long tail keywords mới tìm được để tạo ra một bài đăng blog mới được tối ưu hóa xung quanh từ khóa này. Một ưu điểm rất tuyệt vời là khi bạn cung cấp đủ nội dung và đáp ứng được câu hỏi của người dùng thì việc bài viết tăng hạng lên TOP Google rất dễ dàng.
Tuy nhiên, với cách dùng này, bạn sẽ cần phải cung cấp rất nhiều nội dung mới. Điều này khá tốn thời gian và công sức.
2. Rải các long tail keywords vào nội dung của bạn
Một cách sử dụng long tail keywords khác để tối ưu website của bạn là hãy chọn các bài viết có từ khóa ngắn hoặc trung bình, sau đó kết hợp thêm các từ khóa đuôi dài vào nội dung.
Ví dụ: Bạn đã xuất bản một bài viết về 25 Best Free SEO Tools. Trong bài, bạn đã sử dụng cụm từ “best SEO tools” để tối ưu hóa bài viết của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng rải thêm các long tail keywords liên quan vào bài viết để tối ưu thêm nội dung cũng như thu hút người dùng truy cập.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về long tail keywords là gì cũng như cách tìm kiếm và sử dụng chúng hiệu quả. Bạn có thể truy cập vào blog của Hoc11.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về Marketing. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đem đến dịch vụ SEO chuyên nghiệp giúp trang web của bạn tăng hạng tìm kiếm trên Google và ối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cho website.
Nguồn: https://backlinko.com/hub/seo/
- Cách chuyển Website từ http sang https mà không lo ảnh hưởng SEO
- 14 ý tưởng kinh doanh nhỏ năm 2020-2022 cho người tay trắng
- Hướng dẫn cách đặt hàng Quảng Châu giá rẻ
- Cây xạ đen và tất cả những điều cần biết: Đặc điểm, công dụng, cách dùng, nơi bán
- KPI trong Marketing là gì? 10 KPI marketing bạn cần nắm rõ