Meta Description là gì? Cách viết Meta Description cho website hiệu quả

Meta description được xem là “mồi lửa” châm ngòi cảm xúc và kích thích người dùng tiềm năng click vào webpage của bạn. Vậy meta description là gì và viết meta description thế nào để người dùng vừa nhìn vào dòng đầu tiên là muốn click đọc ngay? Cùng Đào Tạo SEO Chuyên Nghiệp Á Âu tìm hiểu chủ đề này nhé
Meta Description

(Nguồn ảnh: Internet)

Meta description là một dạng thẻ HTML được dùng để mô tả nội dung của webpage. Đoạn mô tả này xuất hiện phía dưới title và URL của trang khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Để hiển thị đầy đủ trên Google, meta description chỉ nên khoảng 140 – 160 ký tự.

meta description

Ví dụ meta description theo dạng code:

Vì sao meta description quan trọng? Vị trí meta description nằm ngay dưới title và URL trên trang kết quả nên có sức ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chèn từ khóa vào meta description là một tín hiệu về mức độ phù hợp để bộ máy tìm kiếm xếp hạng cho bạn.

Trên kết quả tìm kiếm, meta description có “đất dụng võ” nhiều hơn khi hiển thị hai dòng, thay vì một dòng như title và URL. Vì thế, hãy tận dụng meta description như một cách thức truyền tải thông điệp ý nghĩa đến người dùng, kích thích họ click vào kết quả tìm kiếm nhưng tuyệt đối đừng nhồi nhét từ khóa vô tội vạ.

Do CTR được xem như yếu tố xếp hạng tiềm năng nên cách hiệu quả nhất để khiến meta-description SEO-friendly là viết với mục tiêu thu về càng nhiều lượt click càng tốt.

Hãy tưởng tượng kết quả tìm kiếm của bạn giống như một mẩu quảng cáo truyền thống trên tạp chí. Loại hình quảng cáo in ấn này sử dụng headline và tagline để khuyến khích người dùng gọi điện hoặc đến địa chỉ cửa hàng để mua sản phẩm.

Với kết quả tìm kiếm, title của bạn là headline, meta description là tagline và URL là địa chỉ cần đến. Để tạo sức hút nhất cho meta description, bạn nên sử dụng ngôn từ chủ động dể kích khích người dùng click vào kết quả.

Ví dụ đoạn meta description

Làm thế nào để viết đoạn mô tả truyền tải chính xác thông điệp về unique selling point của website? Hãy tự đặt câu hỏi vì sao kết quả của bạn lại tốt hơn tất cả những kết quả còn lại. Đừng ngại thổi hồn cảm xúc vào thông điệp bạn muốn truyền tải, bởi quảng cáo cảm xúc (emotional advertising) vốn dĩ đã bội thu thành công khi đánh trúng vào xúc cảm của khách hàng.

cách viết mô tả

(Nguồn ảnh: Internet)

Với ví dụ trên, ta dễ dàng thấy công ty này cung cấp dịch vụ sửa chữa và lắp đặt máy điều hòa. Nhưng quan trọng hơn là họ còn “đem lại sự thoải mái và lời khuyên đáng tin cậy khi khách hàng cần nhất”. Thử tưởng tượng khi khách hàng đang bội bội, khó chịu giữa thời tiết nóng bức thì họ sẽ tìm đến và tin tưởng ai nhất?

Nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Khoa học thần kinh và Tâm lý học của Đại học Glasgow năm 2014 cho thấy cảm xúc con người được chia thành 4 dạng sau:

  • Vui
  • Buồn
  • Tức giận/Ghê tởm
  • Sợ hãi/Ngạc nhiên

Hãy vận dụng những yếu tố xúc cảm này vào meta description. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì tính hiệu quả mà những đòn bẩy cảm xúc này đem lại.

Mẹo viết meta description

Với diện tích chỉ đủ cho 1 – 2 dòng (160 ký tự), nhiệm vụ của bạn là lồng ghép hợp lý lý do thuyết phục người dùng truy cập vào webpage thông qua call-to-action rõ ràng, chạm đúng cảm xúc hoặc đưa ra lợi ích cụ thể cho khách truy cập. Hãy cố gắng kết nối cảm xúc với khách hàng trong tối đa 2 câu.

Cần tránh hai trường hợp sau:

  1. Meta description quá dài: Google sẽ cắt gọt bớt, khiến người dùng không thể nắm bắt trọn vẹn thông điệp bạn muốn truyền tải.
  2. Meta description không rõ nghĩa: Người dùng sẽ không quan tâm và chọn click những kết quả khác có thông điệp rõ ràng hơn.

Mỗi webpage nên có meta description cho riêng nó. Nghiên cứu về on-site SEO từ SEMrush cho thấy có gần 30% website bị trùng lặp meta description và 25% website có những trang không hề có meta description.

Để khuyến khích người dùng click vào kết quả và truy cập website, bạn cần đáp ứng một số tiêu chí sau về độ dài của meta description:

  • Chỉ nên gồm 1 – 2 câu (140 – 160 ký tự)
  • Luôn chứa từ khóa
  • Thêm call-to-action nếu phù hợp
  • Tránh trùng lặp meta description
  • Giàu ý nghĩa, khớp với nội dung trong webpage
  • Chạm đến cảm xúc người dùng

Cách sử dụng nhiều meta description cho một webpage

John Mueller – đại diện từ Google đã giải đáp thắc mắc về việc sử dụng nhiều meta description: “Nếu bạn dùng meta description thứ 2 cho một trang, chúng tôi sẽ xem đó như hành động ‘mở rộng’ cho meta description đầu tiên. Không có điểm cộng thêm nào cho việc sử dụng thẻ meta description thứ 2 cả”.

Báo cáo từ SEJ cũng trích lời John Mueller cho biết Google vẫn sẽ chấp nhận title và meta description bổ sung cho trang, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên viết một meta description và một title tag cho trang.

Nhìn chung, việc dùng nhiều meta description vẫn có thể chấp nhận. Lý do là để Google có nhiều lựa chọn hơn khi hiển thị thông tin meta description đáp ứng đúng truy vấn tìm kiếm từ người dùng.

Mục đích sử dụng nhiều meta description

Mục tiêu của việc này là để thỏa mãn bộ máy tìm kiếm bằng thẻ meta description phù hợp, từ đó giúp tăng CTR.

Ví dụ, với post có nội dung khám phá chủ đề “nghiên cứu từ khóa”, chúng ta sẽ target hai cụm từ sau:

  • Nghiên cứu từ khóa là gì
  • Công cụ nghiên cứu từ khóa

Rõ ràng là hai cụm này ám chỉ hai mục tiêu tìm kiếm khác nhau nhưng chúng lại liên quan đến nhau. Mục tiêu của việc dùng nhiều meta description lúc này là để có hai description riêng lẻ nhưng liên quan đến mỗi cụm.

Do đó, nếu người dùng tìm cụm “nghiên cứu từ khóa là gì”, bộ máy tìm kiếm sẽ hiển thị meta description được viết riêng cho cụm đó. Tương tự với cụm “công cụ nghiên cứu từ khóa”.

Tuy nhiên, cần lưu ý không có gì chắc chắn 100% rằng bộ máy tìm hiếm sẽ chọn hiển thị đúng meta description bạn muốn.

Làm thế nào để dùng nhiều meta description cho một trang?

cách dùng nhiều mô tả

(Nguồn ảnh: Internet)

Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ việc thêm meta description thứ 2 vào giữa thẻ

như trên. Điều quan trọng là meta description cần phản ánh ý định tìm kiếm của từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất mà trang đang xếp hạng, giúp bộ máy tìm kiếm chọn đúng meta description phù hợp nhất với truy vấn từ người dùng.

Có nên dùng nhiều meta description?

Tốt nhất vẫn nên sử dụng một meta description, trừ khi bạn có mục đích “chi phối” kết quả bộ máy tìm kiếm như đã liệt kê bên trên.

SEMrush Site Audit

Công cụ này hiển thị danh sách các vấn đề bạn đang mắc phải như bị thiếu hoặc trùng lặp meta description ở những vị trí nào.

SEMrush Site Audit

(Nguồn ảnh: Internet)

SEMrush ON-Page SEO Checker

Công cụ giúp kiểm tra bạn đã có từ khóa trong title và thẻ meta chưa, gợi ý từ khóa nên dùng, đồng thời gợi ý các tip tối ưu dành riêng cho từng trang trên website.

SEMrush ON-Page

(Nguồn ảnh: Internet)

Portent

Công cụ này cho phép test trước giao diện hiển thị của meta description trên trang kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra độ dài pixel của tiêu đề, số ký tự của description…

Portent

(Nguồn ảnh: Internet)

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu meta description là gì và cách viết meta description hiệu quả để tối đa hóa CTR cho webpage. Chúc bạn sẽ thành công khi ứng dụng một số tip hữu ích trên.

Chủ đề: Meta Description, Onpage

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *