Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

Vẫn trong chủ đề Meta Data, ở bài viết trước chúng ta đã nói đến cách viết Meta Title chuẩn SEO, tuy nhiên nếu chỉ sử dụng Meta Title thì bạn chỉ mới sử dụng được 50% sức mạnh tiềm năng. Ở bài viết này TOS sẽ giới thiệu tới bạn 50% còn lại đó là Meta Description – Thẻ mô tả.

Vì sao đây là yếu tố quan trọng trong on page SEO và cách tối ưu nó như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Meta description là gì?

Meta description (thẻ mô tả) là phần nội dung dài hiển thị thông tin ngắn gọn, tóm tắt chủ đề, lợi ích sản phẩm dịch vụ,….Giúp người dùng ra quyết định có nên truy cập vào website của bạn hay không.

meta description la gi
meta description la gi

Nếu như thẻ tiêu đề giới hạn ở 65 ký tự thì với thẻ miêu tả bạn có thể hiển thị tới 160 ký tự; điều này giúp bạn có nhiều cơ hội để khiến khách hàng cảm thấy hứng thú với nội dung của mình hơn.

Nhiều người cho rằng một bài viết chuẩn SEO chỉ cần chứa từ khóa cần tối ưu; nhưng điều đó chưa đủ vì theo những bản cập nhật gần đây của Google hành vi của người dùng bao gồm:

  • Tỷ lệ click – CTR
  • Tỷ lệ thoát trang – Bounce rate
  • Thời gian xem bài viết – Time on site

Ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một trong những yếu tố quyết định tới vị trí xếp hạng của website. Bạn có thể kiểm tra các yếu tố này trong Google Analytic

Chính vì thế yêu cầu về một meta description giờ đây đã có nhiều thay đổi hơn là chỉ chứa từ khóa. Có thể chia thành các yếu tố sau:

1. Từ khóa – Keyword

từ khóa trong meta description
từ khóa trong meta description

Nếu khách hàng tìm kiếm iphone 7; thì đương nhiên bạn phải mang đến cho họ thông tin về sản phẩm iphone 7 đúng không nào.

Như đã nói, việc chứa từ khóa giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm xác định mức độ liên quan của từ khóa đối với bài viết của bạn.

Đây được coi là yếu tố đầu tiên và không thay đổi; vì xét cho cùng nếu thẻ mô tả không chứa từ khóa thì đồng nghĩa với việc; bài viết của bạn chẳng liên quan gì đến mục đích tìm kiếm của người dùng.

Tương tự như thẻ tiêu đề; bạn nên đặt từ khóa càng sớm càng tốt để người dùng có thể tìm thấy một cách nhanh nhất, điều đó giúp bạn tạo sự chú ý một cách nhanh chóng.

2. Tạo sự chú ý – Attention

thẻ mô tả gây sự chú ý
thẻ mô tả gây sự chú ý

Sự chú ý ở đây có thể là lợi ích khi mua hàng (khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển, đổi trả,…), tóm tắt mục đích của bài viết (kiến thức, hướng dẫn, công thức,…) hoặc đưa ra các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Sự chú ý của họ chỉ dừng lại trên thẻ mô tả chỉ khoảng 3 – 5s đầu tiên. Đó là lý do bạn cần đưa cho họ 1 lý do vì sao nên đọc bài viết của bạn nhanh nhất có thể. Tuy nhiên đừng cố gắng sử dụng những thông tin gây sốc để tăng tỷ lệ Click (CTR); vì đơn giản nếu bạn lừa dối khách hàng; họ sẽ thoát trang chỉ sau 1s và làm chỉ số thời gian trên trang (Time on site) và tỷ lệ thoát trang (bounce rate) trở nên vô cùng tệ hại.

Có một câu nói khá nổi tiếng trong giới marketing đó là “không có điều gì mà việc giảm giá 20%” không thể giải quyết được”. Tuy nhiên nếu bạn không thực hiện được lời nói của mình; thì điều này sẽ “giải quyết” luôn doanh nghiệp của bạn.

Trung thực và luôn luôn trung thực sẽ giúp bạn đi xa.

3. Lời kêu gọi hành động – Call to action

keu goi hanh dong call to action
keu goi hanh dong call to action

Có thể đối với bạn khi đọc những cụm từ như:

  • Nhận tư vấn ngay
  • Xem ngay
  • Mua ngay
  • Liên hệ ngay

Bạn sẽ nghĩ rằng: “ Làm thế nào mà những cụm từ này lại khiến khách hàng click vào trang của mình được”.

Tuy nhiên bạn hãy nhìn những cụm từ này trên quan điểm của một người đang có nhu cầu hoặc vấn đề cần giải quyết để có một góc nhìn khác.

Về cơ bản tâm lý chung của con người là luôn trốn tránh hoặc tìm cách xử lý những rắc rối một cách nhanh chóng nhất có thể. Nếu như ở phần trên; bạn đã đưa ra được những lợi ích hoặc giải pháp cho các vấn đề của họ; đây là bạn tạo cho họ 1 cú hích nhẹ để biến những cảm xúc của họ thành hành động.

Tổng kết

Định nghĩa được cách viết Meta Description chuẩn SEO rất dễ; chỉ mất khoảng 10 phút để đọc. Nhưng để áp dụng một cách thuần thục và đúng lúc đúng nơi; thì cần nhiều hơn như thế gấp nhiều lần.

Cách nhanh nhất để trở thành bậc thầy là luyện tập thường xuyên, hãy viết thẻ mô tả cho mỗi bài viết của bạn; cả những bài viết chính và bài viết phụ. Hãy đặt mình là khách hàng và viết cho tới khi chính bạn cũng bị thuyết phục.

Đừng quên rằng TOS vẫn sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những nội dung chất lượng và đều đặn mỗi tuần giúp bạn tự tối ưu website của mình; do đó hãy luôn theo dõi nhé.

Theo bạn, như nào là một tiêu đề chuẩn SEO? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này.

Nguồn: https://moz.com/learn/seo/meta-description

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *