Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Câu hỏi này thường hiện ngay trong đầu mỗi người khi có dự tính mở nhà hàng hoặc đầu tư vào mô hình tương tự.
Để có hoạch định chính xác bạn cần tính toán chi phí cụ thể với từng hạng mục, dự tính rủi ro, những biến đổi của thị trường trong tương lai gần. Dưới đây là toàn bộ những thông tin bổ ích giúp bạn dễ dàng hoạch định chi phí và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn để mang lại hiệu quả cao
1. Chi phí mặt bằng
Chi phí mặt bằng thường chiếm tới 30% ngân sách mở nhà hàng, chính vì thế khâu này cần được thực hiện cẩn trọng để không bị “hớ” hoặc rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang”. Chi phí thuê mặt bằng cao hay thấp thường phụ thuộc vào diện tích, vị trí khu đất, khả năng cải tạo và mật độ giao thông, tình hình an ninh khu vực.
Đa số các chủ cho thuê sẽ yêu cầu đặt cọc từ 3 đến 6 tháng nên bạn cần chuẩn bị số tiền khá lớn trước khi bắt đầu kinh doanh. Thông thường chi phí thuê mặt bằng trung bình là 30 triệu /tháng. Tức bạn cần chuẩn bị 90 triệu đến 180 triệu để có thể “xí chỗ” vị trí đắc địa này.
Một lưu ý quan trọng để có mặt bằng giá tốt, vị trí đẹp đó tính toán cả các hạng mục công trình phụ có sẵn và các đầu mục phải cải tạo để mặc cả lại giá với chủ cho thuê. Ví dụ nếu mặt bằng nhà hàng có diện tích bếp quá hẹp, không có nhà vệ sinh, trần thấp thì nên yêu cầu giảm bớt giá thuê để đỡ một phần chi phí.
Chi phí mặt bằng thường chiếm tỉ trọng lớn
Tuy nhiên hãy khảo sát xem khu vực này có được nhiều người tìm thuê không đã nhé. Nếu có quá đông những đối thủ cạnh tranh đang nhăm nhe vị trí này thì nên chốt ngay thay vì kéo dài thời gian thương lượng giá.
2. Chi phí trang trí nội thất
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn trang trí nội thất? Chi phí trang trí nội thất bao gồm tiền mua sắm bàn ghế, đồ trang trí tường, giấy dán, rèm cửa….những vật dụng, dụng cụ tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian quán.
Vì đây là công đoạn không bắt buộc nên bạn hãy dựa vào ngân sách của mình để lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng cho phù hợp nhé. Thông thường khoản chi phí này sẽ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn và rơi vào khoảng 100 -150 triệu đồng. Cụ thể một vài hạng mục sẽ phải đầu tư như:
Lên kế hoạch thuê thi công trang trí nhà hàng
- Chi phí sơn sửa lại mặt bằng: 15 – 30 triệu đồng (Tùy vào quy mô nhà hàng, phong cách thiết kế)
- Chi phí mua sắm bàn ghế: Khoảng 50 triệu đồng cho 20 bộ bàn ghế, tuy nhiên nếu nhà hàng đi theo phong cách sang trọng, bàn ghế làm bằng chất liệu gỗ cao cấp thì con số này có thể lên đến 100 triệu đồng.
- Chi phí sắm sửa đồ trang trí: Hạng mục chi phí này phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách thiết kế của bạn. Có nhà hàng tận dụng bát đũa, xoong chảo để trang trí và chỉ mất 5 – 10 triệu đồng. Nhưng cũng có nhà hàng trưng bày đồ cổ, đồ trang trí quý hiếm khiến chi phí đội lên tới 200 triệu đồng.
- Chi phí thuê nhân công trang trí: Chi phí này thường được trả cho các đội thi công trang trí nội thất nhà hàng, trọn gói khoảng 50 đến 100 triệu đồng.
3. Chi phí thiết bị dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng như tủ đông, bát đũa, xoong chảo, bếp, bar, máy pha chế….cần có chất lượng cao, bền bỉ để tiết kiệm chi phí về lâu dài.
Chính vì thế bạn cần mua sắm vật dụng của các thương hiệu lớn, uy tín và tính toán số lượng một cách kỹ lưỡng, tránh trường hợp mua thừa gây lãng phí và mất công cất giữ, bảo quản.
Hoạch định chi phí trang bị dụng cụ cho nhà hàng
3.1 Phần cứng
3.1.1 Khu phục vụ khách hàng
Đây là các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, trực tiếp tác động tới trải nghiệm của khách hàng tại quán nên cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Chi phí cho những vật dụng này được hoạch định cụ thể như sau:
- Quạt / Điều hòa: 5 – 10 triệu đồng/chiếc
- Hộp đựng bát đũa, giấy ăn, gia vị: 2-3 triệu đồng
- Rèm cửa, thảm lau chân: 3-4 triệu đồng
3.1.2 Khu vực bếp
Khu vực bếp là nơi tiêu tốn khá nhiều ngân sách của chủ đầu tư bởi cần trang bị các thiết bị điện tử hiện đại, dụng cụ nấu nướng chuyên dụng. Cùng điểm qua các vật dụng cơ bản dành cho khu vực bếp nhé.
- Tủ đông, tủ lạnh: 50 – 70 triệu đồng
- Tủ đựng bát đũa, xoong nồi: 10 – 20 triệu đồng
- Bát đũa, xoong nồi, vật dùng nấu nướng: 20 – 30 triệu đồng
- Hệ thống hút mùi, làm mát: 20 triệu đồng
- Bếp gas, bếp điện: 20 triệu đồng
Tổng chi phí chỉ riêng cho bếp đã tới khoảng 150 triệu đồng nên trước khi đầu tư hãy liệt kê ra toàn bộ dụng cụ, đồ dùng cần mua sắm, số lượng, nơi mua giá tốt, mua của thương hiệu nào nhé.
Đọc thêm: 5 ý tưởng kinh doanh nhà hàng dễ thành công dành cho tín đồ ẩm thực
Dụng cụ bếp chất lượng tạo nên những món ăn ngon
3.2 Phần mềm quản lý nhà hàng
Đây là công cụ hữu hiệu giúp bạn quản lý nhà hàng hiệu quả nhưng có chi phí không quá lớn. Một phần mềm quản lý nhà hàng đầy đủ tính năng chỉ có giá từ 200.000đ đến 300.000đ/tháng, sử dụng ổn định, tương thích trên nhiều thiết bị.
Phần mềm này có tính năng ưu việt giúp bạn quản lý doanh thu, tài chính, nguyên vật liệu từ xa mà không cần túc trực tại quán. Ngoài ra, nhân viên phục vụ còn có thể order tại bàn qua ipad, điện thoại, tiết kiệm thời gian di chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
4. Chi phí nguyên vật liệu
Để gây ấn tượng đầu tiên tốt trong mắt khách hàng, nhà hàng của bạn cần đảm bảo phục vụ chu đáo và chất lượng đồ ăn tuyệt vời nhất. Chính vì thế đừng ngần ngại nhập về những nguyên vật liệu tươi ngon, chất lượng cao để phục vụ thượng đế của mình. Chỉ như vậy họ mới quay trở lại và giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng ghé qua.
Nguyên vật liệu không để được lâu nên cần tính toán chính xác
Sau những ngày đầu khai trương, chắc chắn lượng khách sẽ giảm đi đôi chút nên tới khi đó bạn mới có thể tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần nhập là bao nhiêu. Không lên lập kế hoạch quá cụ thể khâu này bởi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu tình hình thực tế không theo dự tính.
Nếu có thì bạn chỉ cần liệt kê chi tiết các nguyên vật liệu, gia vị có khả năng bảo quản tốt, là thành tố bắt buộc cho các món ăn như muối, dầu, tiêu, hành, tỏi, ớt…Để tiết kiệm chi phí thì bạn cũng có thể nhập về số lượng lớn sử dụng dần, thay vì mua nhỏ lẻ gây mất thời gian. Thông thường khoản chi phí này rơi vào khoảng 10 – 20 triệu đồng.
5. Chi phí Marketing
Chi phí marketing thường bị bỏ qua trong các khâu lập kế hoạch nhà hàng bởi nhiều chủ đầu tư cho rằng khoản tiền này không đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng nên liệt kê và tính toán cụ thể các đầu mục quảng cáo, in ấn tờ rơi, thiết kế băng rôn….và phân bổ ngân sách cho hợp lý. Chỉ như vậy bạn mới biết khoản đầu tư nào hiệu quả, khoản nào chưa thực sự hợp lý.
Quảng cáo nhà hàng bằng những hình đẹp và bắt mắt
6. Chi phí nhân sự
Chi phí nhân sự thường bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên….tuy nhiên nhiều chủ nhà hàng tiết kiệm bằng cách tuyển dụng người nhà, hoặc đăng tin trên các trang mạng xã hội, trang tuyển dụng miễn phí.
Nếu bạn không có nhu cầu tuyển nhân viên chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thì có thể tham khảo cách này nhé. Thông thường chi phí tuyển dụng và đào tạo cho một nhân viên phục vụ là khoảng 1 triệu đồng, còn với đầu bếp hoặc bếp trưởng thì có thể lên tới 3 triệu đồng/người.
Vì đặc điểm bếp trưởng sẽ là người quản lý nhân viên khu chế biến, phân bổ công việc nên họ cần có kỹ năng bao quát tốt. Nếu quán của bạn có quy mô lớn thì nên thuê các dịch vụ đào tạo chuyên sâu cho nhân viên để họ luôn giữ tác phong chuyên nghiệp, thái độ tốt khi phục vụ khách hàng.
Đọc thêm: 11 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng chỉ có thành công
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn thuê nhân công
7. Chi phí khác
Đây là những chi phí phát sinh gắn liền với hoạt động của quán như điện, nước, chi phí vệ sinh, an ninh khu vực…Vì khoản này phụ thuộc vào quy mô, cách vận hành quán nên rất khó để xác định cụ thể ngay ban đầu.
Để có con số sát thực nhất bạn nên tham khảo các nhà hàng, quán ăn có quy mô tương tự nhé, thông thường tổng chi phí phát sinh một tháng rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng đó.
Đọc thêm: Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả giúp bạn nhân đôi doanh thu tức thì
Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước thì ngân sách cần có để mở một nhà hàng rơi vào khoảng 500 triệu đến 800 triệu đồng. Đây là con số không hề nhỏ nên hãy phân bổ nó một cách hợp lý. Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng cụ thể sẽ giúp bạn kiểm soát các khoản đầu tư tốt hơn, biết được khoản nào đang hiệu quả và khoản nào cần hiệu chỉnh.
Lưu ý là hãy liệt kê ra cả các đầu mục nhỏ nhất như chi phí in menu, thiết kế logo để biết mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn… nhé. Chúc bạn sử dụng ngân sách hiệu quả!