Đẩy sản phẩm trên Shopee là một tính năng cho phép người bán cải thiện thứ hạng tìm kiếm sản phẩm của mình nhằm mục đích là tăng lượt xem và tăng doanh số bán hàng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt được điều này, người bán không những phải nắm rõ các cách và các bước đẩy sản phẩm mà còn phải đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề khác. Vậy những vấn đề đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
1. Đặt mức giá hợp lý
Thứ khách hàng quan tâm đầu tiên khi mua hàng online chính là giá cả, nên khi đẩy sản phẩm lên trang đầu tìm kiếm thì bạn nên chọn một mức giá hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp, tốt nhất là tương xứng với chất lượng của sản phẩm đó. Có như vậy thì khả năng khách hàng lựa chọn bạn giữa vô vàn những mặt hàng khác mới cao.
2. Chăm chút cho hình ảnh của sản phẩm
Bên cạnh giá bán của sản phẩm thì hình ảnh cũng là yếu tố mà khách hàng sẽ đặc biệt chú ý đến vì duy chỉ có hình ảnh mới khiến họ biết được sản phẩm đó như thế nào.
Vì thế bạn cần phải chọn lọc những hình ảnh sắc nét và bắt mắt để kích thích nhu cầu mua hàng, cần bổ sung thêm các hình ảnh hoặc video quay thật để tăng độ tin cậy cho chất lượng của sản phẩm. Từ đó, mới có thể tối ưu hóa hiệu quả của việc đẩy sản phẩm với tỷ lệ truy cập vào sản phẩm cao và tăng lượng đơn hàng nhanh chóng.
3. Lựa chọn thời gian hợp lý để đẩy sản phẩm
Vì bạn chỉ có thể đẩy 5 sản phẩm trong vòng 4 tiếng đồng hồ mà không phải lúc nào khách hàng cũng có thời gian để truy cập vào Shopee. Chính vì thế để có thể tiếp cận được khách hàng dễ dàng nhất và giúp tính năng đẩy sản phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất thì việc lựa chọn thời gian đẩy sản phẩm hợp lý là rất quan trọng
Thông thường, những thời điểm mà người mua truy cập Shopee nhiều nhất là vào khoảng thời gian được nghỉ làm, nghỉ học giữa giờ, thời gian buổi tối hoặc những ngày cuối tuần, ngày lễ tết.
4. Nên kết hợp chương trình giảm giá với đẩy sản phẩm
Hiệu quả bán hàng sẽ tăng lên gấp đôi nếu bạn kết hợp việc chạy các chương trình khuyến mãi trên Shopee với đẩy sản phẩm. Cách này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng chốt đơn bởi không ai có thể từ chối được những giá trị dành cho họ cả. Bạn có thể chọn tham gia các chương trình khuyến mãi của shopee hoặc tự tạo những chương trình riêng cho mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là không nên tạo quá nhiều các chương trình giảm giá và chạy liên tục mà thay vào đó nên có chừng mực hơn bởi việc này sẽ hình thành một thói quen xấu cho khách hàng là chỉ chờ khuyến mãi để mua, ngoài ra còn khiến họ nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
5. Duy trì tốc độ phản hồi tin nhắn
Việc đẩy sản phẩm có thể giúp người bán cải thiện được thứ hạng tìm kiếm sản phẩm đó và tăng cao lượng truy cập nhưng để khách hàng đi đến quyết định mua hàng thì hoàn toàn phải dựa vào bạn, mà cụ thể ở đây là tốc độ trả lời tin nhắn.
Một khi khách hàng thắc mắc và shop phản hồi ngay lập tức sẽ khiến họ an tâm hơn và sẽ tin tưởng mà đặt hàng ngay lúc đó. Ngược lại, nếu không có phản hồi nhanh chóng, bạn có thể mất đi khách hàng, hơn nữa còn ảnh hưởng đến tỷ lệ phản hồi chat của shop.
6. Sử dụng tính năng đẩy sản phẩm với các cách quảng bá khác
Để có thể tăng cao thêm lượt truy cập cho sản phẩm hơn nữa, người bán có thể sử dụng tính năng đẩy sản phẩm với các phương thức quảng bá khác nữa.
Một số cách bạn có thể áp dụng như chia sẻ sản phẩm lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,….hoặc các group về Shopee hay săn sale Shopee, sử dụng công cụ Quảng cáo Shopee,….
Vì hầu hết người bán trên Shopee chỉ biết đến việc đẩy sản phẩm lên mà chưa biết cách tận dụng tính năng này sao cho hiệu quả. Chính vì thế hy vọng với bài viết trên, đã giúp shop có thể tối ưu hóa được việc sử dụng đẩy sản phẩm để từ đó tăng lượng truy cập cho sản phẩm và tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Nguồn: https://shopeeplus.com/blogs/mot-so-luu-y-de-day-san-pham-tren-shopee-hieu-qua-hon.html
- Những đoạn văn giới thiệu gia đình bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất
- Rankbrain có phải là một yếu tố xếp hạng Google Search?
- Tìm hiểu về chính sách trả hàng hoàn tiền cho nhà bán hàng trên Lazada (Phần 2)
- SEMrush vs Moz Pro: Ưu, Nhược điểm, tool nào là tốt?
- Định vị thương hiệu là gì? Các phương pháp định vị thương hiệu