Trước tiên để trả lời được câu hỏi: “Nên chọn chủ đề hay từ khoá” để triển khai một kế hoạch SEO ta cần giải quyết một vấn đề đó chính là “Làm thế nào để tối ưu SEO cho một Website” trước đã. Hầu hết mọi người sẽ bắt đầu từ việc nghiên cứu từ khoá. Có tới hàng triệu tài liệu trên internet hướng dẫn chúng ta các vạch ra và bắt đầu thực thi một chiến lược nghiên cứu từ khoá đi cùng với các case study thực tế, các nghiên cứu từ các chuyên gia về SEO sử dụng hàng triệu đô la để theo dõi các thứ hạng của các từ khoá, và dưới đây là những gì họ đang nhận định về ngành SEO trong tương lai.
Tuy nhiên trước tiên chúng ta cần đi tìm hiểu: Liệu có phải Keyword và truy vấn tìm kiếm (Search Query) là một?
1. Điểm khác biệt giữa từ khoá và truy vấn tìm kiếm.
A. Từ khoá là gì?
Từ khóa là một cụm từ ngắn mô tả dạng khái quát truy vấn tìm kiếm mà người dùng nhập vào Google. Ví dụ như bạn đang tìm kiếm một đơn vị làm SEO, bạn sẽ tìm kiếm trên Google là “Làm SEO” hoặc “dịch vụ SEO”. Trong đó “Làm SEO” hay “Dịch vụ SEO” chính là những từ khoá của bạn.
B. Truy vấn tìm kiếm là gì?
Truy vấn tìm kiếm là một dạng truy vấn khi khách hàng có một nhu cầu gì đó, họ sẽ tìm kiếm dựa trên câu hỏi đó. Ví dụ như bạn muốn mua một chiếnc quần skinny jean, thay vì tìm kiếm với từ khoá là “skinny jean”, chúng ta sẽ có truy vấn tìm kiếm là “skinny jeans for woman” hoặc “skinny jean sale”
Về cơ bản thì những câu hỏi của người dùng liên quan tới từ khoá được gọi là truy vấn. Không giống như từ khoá, các truy vấn này sẽ xoay quanh một chủ đề mà bạn khó có thể dự đoán trước.
2. Sự phát triển của truy vấn tìm kiếm (Search Query)
Mảnh đất màu mỡ mang tên Organic Search đang dần thu hẹp. Bạn sẽ không còn thấy nhiều những từ khoá cạnh tranh mà trong đó những kết quả tìm kiếm do SEO tự nhiên nắm giữ top đầu trên trang SERP nữa. Trong những năm vừa qua Google đã cho phép các Marketer khả năng nhận được các lượng truy cập miễn phí và leads từ các tìm kiếm tự nhiên, và tất nhiên điều này vẫn sẽ không thay đổi, tuy nhiên cái cách mà chúng ta nhận được những lượng truy cập “miễn phí” này đang thay đổi rất nhanh.
Một phần nguyên do của điều này là do Google mong muốn giữ lại lượng truy cập này, một phần khác là bởi sự vươn lên vô cùng mạnh mẽ của hình thức truy vấn tìm kiếm (Search Query). Hiện nay khi người dùng muốn tìm kiếm một điều gì đó, họ thường sử dụng những cụm từ hoặc câu hỏi thay cho những từ khoá đơn giản để đạt được điều mình mong muốn. Ở những năm 2012, Google thông báo rằng có tới 16-20% lượng tìm kiếm mỗi ngày là những tìm kiếm chưa bao giờ xuất hiện trước đây, và ngày nay chắc chắn con số ấy đã cao hơn rất nhiều khi mà lưu lượng tìm kiếm của Google tăng lên tới 10% mỗi năm. Vậy chúng ta có thể rút ra được 3 điều đó là:
– Đã không còn quá nhiều từ khoá có thể cung cấp cho chúng ta lượng click tự nhiên nữa.
– Hành vi tìm kiếm của khách hàng đã thay đổi – truy vấn tìm kiếm của họ đang ngày càng phức tạp.
– Lượng tìm kiếm đang tăng nhanh mỗi năm.
Vậy chúng ta, những người đang hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing phải làm thế nào để tạo ra được lợi thế cho chính mình trong thời điểm hiện tại?
Câu trả lời có lẽ sẽ rất phức tạp, nhưng chúng ta có thể bắt đầu sớm hơn so với đối thủ thông qua việc bắt đầu chuyển sang tối ưu những chủ đề từ khóa(topics) thay vì từ khoá (keywords)
3. Vậy thì “chủ đề” từ khóa trong Search là gì?
Một chủ đề bao hàm tất cả những nội dung liên quan tới nó trong một lĩnh vực cụ thể. Chủ đề thì không gói gọn toàn bộ hành trình khách hàng như cách chúng ta làm với từ khoá.
Bởi khi chúng ta nghĩ tới từ khoá, thông thường chúng ta sẽ tập trung vào những tìm kiếm theo dạng cá nhân. Chúng được mô tả thông qua một hành trình ngắn gọn: một người dùng tìm kiếm vấn đề của họ bằng một từ khoá, bấm vào một danh sách và được điều hướng tới một trang web nơi có nội dung họ mong muốn và thực hiện chuyển đổi.
Hầu hết những nhà tiếp thị hiểu rằng viễn cảnh này rất khó để có thể tạo ra chuyển đổi trong thời đại hiện nay. Vì thế qua rất nhiều năm, chúng ta vẫn đang cố vẽ ra một hành trình khách hàng và tìm cách thấu hiểu được họ đang đi theo hành trình nào và từ khoá nào đang được họ sử dụng để tìm kiếm.
Mục đích cuối cùng của điều này chính là hy vọng tạo ra một mô hình hành trình khách hàng dạng “chén thánh”, mang trong mình dữ liệu về toàn bộ hành vi của người dùng cùng dữ liệu về truy vấn tìm kiếm mà họ sử dụng. Tất nhiên nó cũng phải có khả năng kết hợp những thông tin vào với nhau để có thể cung cấp các thông tin chính xác và có thể chuyển hoá thành hành động. Đây chính là viễn cảnh của tương lai, nơi chúng ta chưa thể đặt chân tới và cũng có thể sẽ không bao giờ tới. Hay nói cách khác:
Điều này là không tưởng!
Sự ra đời của Zero Moment Of Truth! và mô hình Smart Bidding của Google đã chứng minh cho nhận định này.
4. Đó cũng chính là lý do vì sao SEO tổng thể (SEO Topic) ra đời.
Thay vì cố gắng theo đuổi những giá trị cũ, theo đuổi chiếc “chén thánh” trong tưởng tượng, chúng ta đã tìm ra được một cách dễ hơn, dựa trên sự thay đổi của hành trình khách hàng. Người tiêu dùng đang ngày càng tìm kiếm nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định của mình. Vì thế nếu như công ty bạn xuất hiện trong hầu hết những truy vấn tìm kiếm xung quanh một chủ đề mà khách hàng quan tâm, bạn sẽ nghiễm nhiên chiếm một vị trí trong tâm trí của khách hàng của họ.
Trong một khía cạnh khác, mỗi sản phẩm và dịch vụ đều có một điểm chạm riêng. Nếu như khách hàng đang tìm kiếm thông tin về những sản phẩm nằm trong thị trường ngách của bạn hoặc đang tìm kiếm một phép so sánh bằng việc nhập vào truy vấn “Sản phẩm/dịch vụ tốt nhất” (Giữa bạn và đối thủ của mình chẳng hạn) thì việc tập trung vào SEO theo chủ đề chính là một cách tuyệt vời để trở thành số 1 trong mắt khách hàng.
Tìm hiểu thêm về những lợi ích mà SEO tổng thể mang lại tại:
SEO Tổng thể: quy trình, khác biệt và lợi ích vượt trội.
5. Vậy thì làm sao để bạn có thể nhắm vào một chủ đề?
Bạn sẽ không thể nào chiếm được tất cả các chủ đề chỉ với một trang website được. Đây cũng là điều Google đã làm rõ rằng họ không muốn một trang web cứ liên tục xuất hiện dù khách hàng nhập vào bất cứ truy vấn tìm kiếm nào và đặt tên cho nó là “domain diversity – hay sự đa dạng tên miền.”
Tất nhiên bạn vẫn có thể xuất hiện trên rất nhiều truy vấn tìm kiếm tương tự nhau chỉ với Website của mình nhưng nó sẽ là không đủ trong rất nhiều trường hợp. Chính vì thế đây là lúc bạn cần sử dụng PR hoặc xây dựng liên kết (Link building) từ những website về thông tin đang đứng đầu trên danh sách chủ đề mà bạn đang cố gắng nhắm tới. Tiếp theo bạn cần sản phẩm hoặc dịch vụ của mình được nhắc tới trên những “Influencer Website” đó, đơn giản vậy thôi.
Nếu như bạn đã gắn bó với SEO trong một thời gian dài, chắc hẳn là bạn đã biết rất nhiều cách để chèn bản thân vào một chủ đề thông qua việc phân tích bộ từ khóa xung quanh chủ đề mình muốn. Một khi đã thành công đưa website của mình xuất hiện trên 1 truy vấn tìm kiếm liên quan, hãy lặp đi lặp lại quá trình này cho tới khi hoàn toàn nắm giữ chúng.
5. Tất nhiên là từ khoá vẫn rất quan trọng.
Từ khoá là rất quan trọng, tương tự với việc thứ hạng của Website. Gần đây tôi mới nhận ra rằng việc sở hữu những từ khoá đứng top quan trọng đến thế nào thông qua một case study thực tế:
Khách hàng của tôi có 2 website, một trang mới còn một trang đã có từ trước. Tôi đã thử nghiệm bằng cách để cho 2 website cạnh tranh với nhau trên một số phương diện. Có một điều khá ngạc nhiên là mặc dù Website mới hoàn toàn vượt trội trên khía cạnh lượt truy cập và thứ hạng, thế nhưng Website cũ lại nhỉnh hơn về số lượng leads mang về, hầu hết trong đó là leads chất lượng tốt hơn so với Website mới. Điều này xảy ra bởi vì Website cũ sở hữu các từ khoá có thứ hạng cao và tỷ lệ chuyển đổi tốt.
Điều này cho thấy rằng việc tập trung vào từ khoá vẫn là rất quan trọng, và ngay cả khi chúng ta có thể sở hữu những bài viết giải quyết được hầu hết những truy vấn tìm kiếm của khách hàng trong một chủ đề, bằng việc tiếp tục có những từ khoá xếp hạng cao sẽ mang lại nhiều lượng truy cập và leads hơn việc chỉ làm 1 trong 2 phương pháp. Không chỉ vậy, việc liên tục sở hữu các thứ hạng cao trong một chủ đề & với mọi từ khoá chính khiến khách hàng có một ấn tượng rất sâu với thương hiệu của bạn, tạo ra độ phủ và tăng tính phổ biến của doanh nghiệp tới khách hàng.
Tuy rằng chúng sẽ mất rất nhiều thời gian để tối ưu, nhưng nếu như chúng ta có thể chiến thắng đối thủ trong cả 2 phương diện “chủ đề” và “từ khoá”, chúng ta sẽ có được thành quả lớn hơn đó chính là đáp ứng yếu tố chuyên gia trong lĩnh vực mà chúng ta đang hoạt động, đây là một yếu tố được Google đánh giá rất cao. Vậy sở hữu điều này giúp Website không còn phải quá lo lắng bởi các đợt thay đổi thuật toán bất ngờ, thứ mà vẫn khiến chúng ta mất ăn mất ngủ mỗi khi xuất hiện không còn quá đáng ngại nữa.
Kết luận:
Hãy phân chia sự trọng tâm trong công việc SEO của mình vào tối ưu cho “chủ đề” hay vì “từ khoá”, bạn sẽ nhận ra rằng khi mà mình tập trung cho việc tối ưu theo “chủ đề” sẽ giúp bạn tạo ra được những nội dung/bài viết chất lượng hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể nắm giữ thứ hạng cao hơn và bền vững hơn cho từ khoá của mình. Cùng với đó nếu như hoàn toàn tối ưu cho một chủ đề còn giúp bạn nhận được sự đánh giá cao hơn của Google với thuật toán E-A-T (expertise, authority, and trust).
Tất nhiên việc thay đổi cả một hệ thống SEO đã xây dựng từ lâu thì chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Vì thế HOC11.VN có lập ra một cộng đồng. nơi bạn có thể đưa ra các hỏi đáp, thắc mắc trong việc vận hành cũng như nhận các lời khuyên hữu ích từ chuyên gia tại: https://www.facebook.com/groups/ads.by.HOC11.VN/
Hoặc để lại thông tin để nhận tư vấn chuyên sâu miễn phí từ đội ngũ HOC11.VN tại đây: