Nếu bạn ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay nếu không muốn tim

Người ta thường nói “ăn được ngủ được là tiên”. Thế nhưng bạn biết không, nếu bạn cảm thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, hoặc ngủ bất kỳ lúc nào thì bạn nên đi khám ngay nếu không muốn tim và tuyến giáp gặp nguy. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn nhé!

Từ trước đến giờ, bạn chỉ nghĩ đến nếu bản thân thiếu ngủ, khó ngủ mới có nguy cơ mắc bệnh. Bạn sẽ chẳng thể nào nghĩ ra được rằng ngay cả việc ngủ nhiều, ngủ bất cứ lúc nào cũng có thể gây nguy hiểm đến bản thân phải không nào? Vậy thì nhanh chóng theo dõi bài viết sau.

Thông thường, trung bình một ngày bạn nên ngủ từ 7-9 tiếng để sạc pin lại năng lượng cho bản thân sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng nếu bạn thấy mỗi ngày bản thân ngủ nhiều hơn 9 giờ mà vẫn muốn ngủ hay luôn trong tình trạng không đủ tỉnh táo thì có thể bạn đã mắc bệnh rồi.

một ngày bạn nên ngủ từ 7-9 tiếng

Hầu hết với những người ngủ nhiều, người ta thường nghĩ nguyên nhân do bạn đã quá mệt mỏi với công việc nên mới dễ dàng ngủ. Nhưng thực tế là bạn đang mắc phải những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bản thân.

Bạn đang mắc chứng “ngủ rũ”

Khác với chứng mất ngủ, chứng ngủ rũ là một dạng đặc trưng của rối loạn thần kinh làm bạn không có khả năng kiểm soát giấc ngủ và dễ bị mệt mỏi. Dấu hiệu để nhận biết thường là những người ngủ quá nhiều vào ban ngày do những cơn buồn ngủ không thể tự kiểm soát được. Cụ thể hơn là những cơn buồn ngủ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả khi bạn đang làm việc, vận động.

Bạn đang mắc chứng “ngủ rũ”

Hệ quả của chứng rũ ngủ là bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tập trung với mọi việc. Thông thường, chứng ngủ rũ thường phổ biến ở độ tuổi từ 10 – 25 tuổi.

Bạn nên cẩn thận những biểu hiện của chứng ngủ rũ như sau:

– Giấc ngủ đêm kéo dài nhiều giờ (thường vượt quá 7-9 giờ)

– Mỗi sáng thức dậy đều mệt mỏi

– Khó tỉnh giấc mỗi sáng

– Không thể tập trung vào công việc do mệt mỏi

Cẩn thận bạn đang mắc chứng trầm cảm

Cẩn thận bạn đang mắc chứng trầm cảm

Theo TS. Michael J Breus – nhà tâm lý học lâm sàng và ngoại giao của Hội đồng Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ và là thành viên của Viện hàn lâm về giấc ngủ Hoa Kỳ – ngủ nhiều cũng là dấu hiệu khi bạn mắc chứng rối loạn giấc ngủ, có thể dễ dàng mắc chứng trầm cảm.

Căng thẳng từ cuộc sống, từ công việc có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Nếu bạn liên tục cảm thấy căng thẳng, bạn sẽ dễ bị rối loạn giấc ngủ.

Bạn có thể đang mắc các bệnh liên quan tới tim

Bạn có thể đang mắc các bệnh liên quan tới tim

Nếu bạn mệt mỏi, rất thèm ngủ mặc dù là ban ngày thì có thể bạn đã mắc bệnh liên quan đến tim rồi. Buồn ngủ thường được gây ra bởi các triệu chứng như khó thở khi ngủ. Và những triệu chứng này sẽ càng thể hiện rõ hơn khi bạn bị bệnh tim.

Có thể tuyến giáp bạn đang gặp vấn đề

Có thể tuyến giáp bạn đang gặp vấn đề

Tuyến giáp của bạn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ theo 2 cách: Gây ra chứng mất ngủ, khiến bạn ngủ quên hoặc luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Nếu ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày mà vẫn thấy mệt mỏi thì có lẽ bạn đã mắc chứng suy giáp. Do đó, khi thấy dấu hiệu đó cứ mãi tiếp tục, bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp của mình.

Vậy, ngủ bao nhiêu là quá nhiều?

Vậy, ngủ bao nhiêu là quá nhiều?

TS. Michael J Breus cho biết rằng thực sự không có sự quy định bao nhiêu là giấc ngủ tiêu chuẩn vì nhu cầu giấc ngủ phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân sau:

Di truyền cá nhân: Gen cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giấc ngủ của bạn.

Tuổi tác: Khi bạn càng lớn tuổi thì nhu cầu giấc ngủ của bạn càng giảm dần. Ví dụ như bạn có thể ngủ khoảng 8 tiếng lúc bạn còn trẻ và nhu cầu giấc ngủ chỉ còn khoảng 7 tiếng khi bạn về già.

Mức độ hoạt động của bạn: Khi bạn càng vận động nhiều, cơ thể càng mệt mỏi thì bạn sẽ càng cần ngủ hơn, giấc ngủ cũng sẽ ngon và sâu hơn.

Sức khoẻ của bạn: Khi bạn mắc bệnh thì bạn sẽ ngủ nhiều hơn do cơ thể cảm thấy mỏi mệt hơn những ngày bình thường.

Giấc ngủ rất quan trọng với chúng ta. Giấc ngủ cung cấp cho các bạn năng lượng để tiếp tục duy trì các hoạt động mỗi ngày. Thế nên chúng ta phải thường xuyên theo dõi giấc ngủ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc hiểu rõ về sức khỏe của mình.

Xem thêm:

>> Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngủ quá nhiều?

>> Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu ngủ trầm trọng, nếu không bỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe

>> Những thói quen sai lầm trước khi ngủ chị em thường mắc phải

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/neu-ban-ngu-nhieu-vao-ban-ngay-ngu-bat-ki-luc-nao-thi-nen-di-kham-ngay-neu-khong-muon-tim-1270225

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *