Google index chậm hoặc không index vì những lý do gì? 7 cách giúp google index nhanh hơn. Hướng dẫn từ A – Z. Tham khảo ngay!
Google index chậm vì những lý do gì? Thời gian google index diễn ra trong bao lâu? Làm cách nào để đẩy nhanh tốc độ index của google là những câu hỏi mà các SEOer thường gặp. Liệu bạn đã có một cái nhìn đầy đủ về vấn đề này chưa? Hôm nay hãy cùng Toponseek giải mã qua bài viết này nhé!
1. Google index là gì?
1.1 Khái niệm
Google index là quá trình tìm kiếm, phân loại và sắp xếp dữ liệu trên website của google. Nó sẽ quét, đánh giá nội dung, thứ hạng website và trả về kết quả tìm kiếm của người dùng.
1.2 Mức độ quan trọng của việc lập chỉ mục
Sau quá trình các googlebot tìm kiếm thông tin và lưu trữ trên hệ thống dữ liệu máy chủ, google sẽ vận dụng các thuật toán để phân loại các chỉ mục một cách hợp lý, từ đó trả về kết quả tối ưu nhất cho người dùng.
Các chỉ mục của google sẽ liệt kê hết các trang web mà google biết. Nếu một trang web chưa được thu thập thông tin và không được hiển thị trong các chỉ mục có nghĩa là website đó không tồn tại đối với công cụ tìm kiếm.
Vì vậy, việc lập chỉ mục có vai trò quan trọng trong việc giúp website xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng, tiếp cận đến các đối tượng mục tiêu, hạn chế tình trạng google index chậm.
Tham khảo thêm về cách google tìm kiếm và cách thức hoạt động của nó.
2. Cách thức google index
Trước tiên, Google sẽ lấy thông tin trên website từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Thông tin trên chính website
- Nội dung về website được người dùng gửi
- Quy trình các googlebot quét nội dung
- Các cơ sở dữ liệu công khai trên hệ thống internet và các nguồn khác
Sau đó, quá trình google index sẽ diễn ra theo 3 bước sau đây:
- Thu thập dữ liệu: Khi phát hiện ra một URL mới, google sẽ truy cập vào URL đó để thu thập thông tin của URL và website.
- Lập chỉ mục: Sau quá trình thu thập thông tin, google sẽ lưu lại các nội dung có trên trang vào hệ thống dữ liệu của máy chủ và tạo thành các chỉ mục, sắp xếp và phân loại một cách khoa học.
- Phân phát: Khi người dùng tìm kiếm, google sẽ lấy thông tin phù hợp nhất từ những chỉ mục để trả về các kết quả tối ưu nhất.
Thông tin mới nhất về cách google index sở hữu nội dung.
3. Thời gian google index diễn ra bao lâu?
Trên thực tế, quá trình google index chậm hay nhanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có nhiều nội dung google index rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút sau khi đăng bài. Nhưng cũng có những trang nội dung phải mất đến vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn nữa vẫn chưa được sự ghi nhận từ google.
Vậy, tại sao google lại index chậm? Hãy cùng theo dõi tiếp mục bên dưới.
4. Nguyên nhân google index chậm
4.1 Cấu trúc website chưa đạt chuẩn
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình index của google và trải nghiệm của người dùng chính là code của website hay cấu trúc code chưa đạt chuẩn.
Hệ thống phân mục cùng cách sắp xếp không khoa học sẽ khiến google index chậm và không đánh giá cao trang web. Vì vậy, bạn cần có một cấu trúc website rõ ràng và tối ưu các yếu tố SEO onpage để giúp quá trình index diễn ra nhanh hơn.
4.2 Sitemap gặp vấn đề
Khi tạo dựng xong website, bạn phải đợi robot google vào thăm trang web của mình. Tuy nhiên nếu hơn 1 tuần mà website vẫn không được lập chỉ mục thì rất có thể sitemap đã gặp vấn đề nên robot google mới không vào được.
Nếu gặp vấn đề với sitemap hãy tìm cách khắc phục. Nếu chưa có sitemap bạn phải tạo ngay lập tức. Sau đó, vào webmaster tool để đòi hỏi google cho robot vào trang web lấy dữ liệu.
4.3 Website đã ngăn chặn robot google vào truy cập
Nguyên nhân khiến cho các robot google không thể truy cập vào website, từ đó dẫn đến tình trạng google index chậm chính là các file Robots.txt. Để hạn chế điều này, bạn cần kiểm tra website của mình và xóa những file robot.txt xuất hiện mà không có lý do cụ thể. Sau đó hãy đợi robot google vào truy cập.
4.4 Google box gặp vấn đề khi lấy dữ liệu thiết kế trang web
Đôi khi các website chưa được index là do lỗi của các google box. Dấu hiệu của điều này chính là trang chủ đã được index nhưng các trang khác thì không.
Để khắc phục điều này bạn có thể truy cập vào trang Google Webmaster Tools để kiểm tra danh sách những website đang gặp vấn đề về index. Ngoài lỗi của google box, việc này cũng có thể là do lỗi của DNS hoặc máy chủ.
4.5 Website có nội dung trùng lặp
Việc thu thập thông tin của google box sẽ gặp vấn đề khi phát hiện website có nội dung trùng lặp. Ngoài việc google index chậm, chúng còn lập tức ngừng việc lập chỉ mục cả website của bạn.
Để giải quyết điều này, bạn nên xóa ngay những nội dung trùng lặp hoặc dùng các file robot.txt để chặn google bot vào những trang này. Một cách khác là bạn có thể hướng google bot qua những trang khác bằng lệnh redirect 301.
4.6 Tốc độ load của website quá chậm
Để thu thập dữ liệu, googlebot sẽ tiến hành quét nội dung của trang web. Nếu tốc độ tải trang quá lâu, google load chậm, google bot không đợi được và tự động thoát ra khi chưa kịp index trang.
4.7 Ngôn ngữ của trang web chưa được chuẩn
Những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để tạo dựng website là HTML, Javascript và AJAX. Trong đó, HTML được đánh giá là ngôn ngữ được google index nhanh nhất. Ngược lại Javascript và AJAX cũng được hỗ trợ nhưng phải mất thời gian lâu hơn khiến quá trình google index chậm lại.
4.8 Google index bị chặn bởi htaccess hoặc các cài đặt riêng tư
Các trang web được xây dựng bằng CMS WordPress, nhiều khi vô tình bạn đã bật một vài cài đặt quyền riêng tư hoặc bật htaccess trên máy chủ. Đôi khi những vấn đề này lại gây trở ngại trong quá trình lập chỉ mục.
4.9 Tuổi đời của website
Google dùng đến hơn 200 yếu tố và đánh giá và sắp xếp thứ hạng trang web. Đối với những website có tuổi đời lâu thường được đánh giá cao hơn và tốc độ index cũng diễn ra nhanh hơn.
4.10 Website bị phạt bởi các giải thuật của google
Khi trang web bị xử phạt bởi google, bộ máy tìm kiếm có thể làm giảm thứ hạng trang web trên trang kết quả. Tuy nhiên, ít khi nào google loại bỏ tạo dựng website khi đã index chúng, trừ khi bạn phạm phải một sai lầm rất lớn.
Ngoài nguyên nhân trên khiến google index chậm, bạn cũng có thể tham khảo lỗi google index trên Mobile và Canonical.
Xem thêm lỗi google index xảy ra khi nào, các ảnh hưởng và cách khắc phục.
Sau khi đã hiểu những nguyên nhân khiến google index chậm, mời bạn tham khảo những cách dưới đây để giúp google index nhanh hơn.
5. 7 cách cần làm ngay để google index website nhanh
5.1 Tạo và gửi sitemap tới các công cụ tìm kiếm
Một trong những cách giúp googlebot điều hướng qua trang web, khám phá nội dung mới và lập chỉ mục cho trang web là tạo XML sitemap.
Sitemap là danh sách những trang quan trọng trên website mà được viết dưới dạng ngôn ngữ XML để google bot có thể dễ hiểu, nó có dạng như bên dưới.
Bạn cũng có thể tham khảo cách tạo sitemap chỉ với 20 phút.
5.2 Xoá thẻ Nofollow trên các internal link
Nếu có bất kỳ internal link nào có thẻ rel = “nofollow” thì các googlebot sẽ không thu thập thông tin và bỏ qua trong quá trình thu thập thông tin.
Để khắc phục vấn đề này, bạn nên kiểm tra các internal và tìm kiếm các thẻ nofollow để xoá.
5.3 Xoá thẻ Noindex đặt sai vị trí
Nếu có bất kỳ trang nào trên website có thẻ Noindex đặt sai vị trí, google sẽ không lập chỉ mục cho trang web. Để giải quyết điều này, bạn nên tìm kiếm các thẻ Noindex đặt sai vị trí và xóa nó đi.
5.4 Chặn hoặc chuyển hướng các trang chất lượng thấp
Với tài nguyên máy chủ hạn chế, nếu google liên tục tìm thấy các trang chất lượng thấp thì chúng sẽ giảm số lần trang web được thu thập thông tin và lập chỉ mục, từ đó google index chậm hơn.
Để khắc phục điều này, bạn nên thiết lập chuyển hướng 301 cho các trang chất lượng thấp và hướng đến các trang chất lượng cao. Hoặc bạn có thể xoá chúng khỏi trang web của mình.
5.5 Chia sẻ bài đăng trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông
Để cải thiện quy trình lập chỉ mục cho trang web, bạn có thể chia sẻ các bài đăng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Điều này gửi một tín hiệu tích cực đến google và cải thiện cơ hội lập chỉ mục cho trang web.
5.6 Nhận các backlink chất lượng cao
Các trang web có các backlink chất lượng cao sẽ nhận được sự tin cậy của google. Đây là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề google index chậm.
5.7 Xây dựng hệ thống internal link mạnh mẽ, chất lượng
Internal link giúp google khám phá nội dung của trang web khi nó đi từ liên kết này đến liên kết khác. Nếu một website có nhiều internal link thì càng nhanh chóng được google index website.
6. Những việc cần lưu ý thêm
6.1 Nên kiểm soát index thường xuyên
Bạn nên theo dõi các chỉ số index xuyên suốt quá trình khai báo google để website được thiết lập chỉ mục. Tần suất kiểm tra thường 2 đến 4 tuần định kỳ.
Bên cạnh đó, 4 chỉ số dưới đây cũng cần được theo dõi, phân tích:
- Lượt nhấp chuột dẫn đến website từ trang hiển thị các kết quả tìm kiếm của Google.
- Số lần 1 URL trên website được người dùng nhìn thấy ở trang kết quả tìm kiếm.
- CTR (Tỷ lệ nhấp chuột): Chỉ số này là số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.
- Vị trí trung bình website được xếp hạng trên Google.
6.2 Sắp xếp link index theo nhóm từ khóa chủ đề
Việc sắp xếp link index theo nhóm từ khóa chủ đề không chỉ giúp bạn dễ quản lý website hơn mà còn tạo điều kiện để google đánh giá tốt nội dung của web, hạn chế vấn đề google index chậm.
6.3 Link index mang lại giá trị cho người dùng
Link mang lại giá trị cho người dùng sẽ vô cùng có lợi cho website của bạn. Khi người dùng đã bước đầu bước đến thương hiệu website, họ sẽ tiếp tục ghé tới và dành thời gian khám phá nội dung trên trang web của bạn nhiều hơn. Đây chính là một trong những đánh giá tốt để giúp tăng thứ hạng website.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về google index, nguyên nhân google index chậm, các cách xử lý và một số lưu ý cần nắm. Toponseek hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Ngoài thực hiện những cách trên để giúp google index nhanh hơn, bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO website để tối ưu hóa việc tìm kiếm, tăng tỉ lệ chuyển đổi, nhằm tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn.
⇒ Tham khảo link dịch vụ SEO : https://www.toponseek.com/dich-vu-seo/
>>Xem thêm:
SEO technical cơ bản cho người nhập môn
Nguồn: https://www.toponseek.com/blogs/nguyen-nhan-google-index-cham-hoac-khong-index-va-cach-khac-phuc/
- Người bán cần chuẩn bị gì để tham gia chương trình Mã Giảm Giá trên Shopee?
- Topic cluster là gì? 7 bước triển khai Topic cluster cho website 2020
- Hướng dẫn quy trình Đăng ký website với bộ công thương
- Google Page Experience: 5 bước chuẩn bị cho 2021
- Cách Hack Follow – Tăng Lượt Theo Dõi Facebook Đơn Giản Nhất