Tại Việt Nam, số lượng trẻ tự kỷ được chuẩn đoán và điều trị ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Vậy nguyên nhân trẻ tự kỷ là do đâu?
Tự kỷ là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi nhiều mặt khiếm khuyết như lời nói, ngôn ngữ, cách giao tiếp, cử chỉ, hành vi,… bắt đầu từ thời thơ ấu. Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về tất cả các nguyên nhân gây chứng tự kỷ.
Có nhiều nguyên nhân trẻ tự kỷ chứ không chỉ là một vài nguyên nhân như môi trường, sinh học và di truyền, sự khiếm khuyết về não bộ,… và các yếu tố khác.
Xem thêm:
Tử kỷ do mẹ mắc phải một số bệnh lý khi mang thai
Tại sao trẻ tự kỷ? Trong khi mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn có khả năng dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ.
Mẹ nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi, trẻ sinh ra bị khuyết tật nghiêm trọng như mất thính giác, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ. Đây là nguyên nhân trẻ tự kỷ đầu tiền được nhắc tới trong bài viết này. Ngoài ra, mẹ nhiễm virus rubella trong khi mang thai có khoảng 7% nguy cơ con sinh ra mắc chứng tự kỷ.
Khi mang thai phụ nữ mắc bệnh về tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin trong kỳ thai nghén gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ cũng là một nguyên nhân trẻ tự kỷ không ngờ tới.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu hụt lượng axit folic trong quá trình mang thai có thể dấn tới nguyên trẻ bị tự kỷ, theo Tiến sĩ Fallin. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ có thai nên uống từ 400 đến 800 mcg axit folic mỗi ngày.
Một nghiên cứu trên Tạp chí của Học viện trẻ em và tâm thần học vị thành niên Mỹ phát hiện ra rằng khoảng cách giữa các lần mang thai cách nhau từ 2 đến 5 năm có thể giảm nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể đến từ khoảng cách giữa 2 lần mang thai, nếu khoảng cách nhỏ hơn 12 tháng thì nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng tự kỷ cao hơn 50% so với lần mang thai cách nhau 2 và 5 năm, mặc dù vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác lý giải hiện tượng trên.
Trẻ tự kỷ do khiếm khuyết về não bộ
Theo Giáo sư Elliott Sherr thuộc Đại học California, San Francisco cho rằng nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể đến từ kết quả của sự gián đoạn truyền thông tin giữa các bán cầu não.
Các nhà nghiên cứu do NINDS tài trợ đang nghiên cứu sự hình thành chức năng của các khớp thần kinh, các vị trí kết nối giữa các nơron, có thể hoạt động không đúng trong hệ thần kinh của trẻ bị tự kỷ.
Một nghiên cứu gần đây kiểm tra bộ não của 11 cá nhân tự kỷ ở cấp độ vi mô đã tìm thấy những thay đổi trong cấu trúc và tổ chức của các tế bào não hình thành trong thời kỳ thai nhi, cho thấy sự khác biệt trong phát triển trí não bắt đầu ngay sau khi thụ thai.
Một nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân trẻ tự kỷ thông qua sự phát triển chu vi vòng đầu trong những năm đầu đời. Nghiên cứu này bắt đầu từ năm 1943 và nghiên cứu ban đầu của Leo Kanner đã tìm thấy năm trong số 11 trẻ em mắc chứng tự kỷ mà ông kiểm tra có chu vi vòng đầu lớn.
Trẻ tự kỷ do yếu tố di truyền
Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng gen có ảnh hưởng đến nguyên nhân trẻ tự kỷ và có quan hệ khiến trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy cặp song sinh cùng trứng có nhiều khả năng cả hai bị chứng tự kỷ hơn so với cặp song sinh khác trứng (không giống về mặt di truyền). Trong một gia đình có một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, cơ hội có thêm một đứa trẻ tự kỷ là khoảng 5% – 20%.
Đôi khi, cha mẹ hoặc người thân của một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ có những khiếm khuyết xã hội nhẹ (như hành vi lặp đi lặp lại và các vấn đề xã hội hoặc giao tiếp) trông rất giống với chứng tự kỷ. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng một số rối loạn cảm xúc xảy ra thường xuyên hơn trong các gia đình có trẻ tự kỷ.
Ít nhất một nhóm các nhà nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân trẻ tự kỷ khi tìm thấy một liên kết giữa một gen bất thường và chứng tự kỷ.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng tự kỷ hơn khi có các yếu tố khác, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.
Nghiên cứu của giáo sư McGrath cũng đã phát hiện ra rằng những người cha lớn tuổi – đặc biệt là những người trên 50 tuổi thì nguy cơ con bị tự kỷ cao hơn, có khả năng là do đột biến di truyền ảnh hưởng đến phát triển não bộ.
Trẻ tự kỷ có thể do ảnh hưởng từ môi trường
Những ảnh hưởng từ môi trường cũng là một trong những nguyên nhân trẻ tự kỷ phổ biến. Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tác động từ môi trường có thể tăng thêm hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở những người dễ mắc bệnh di truyền.
Một số yếu tố môi trường trong cuộc sống trước khi sinh cũng là nguyên nhân trẻ tự kỷ. Nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở người mẹ trong thai kỳ đã được tìm thấy là nguyên nhân làm tăng nhẹ nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở con.
Điều này có thể là do việc truyền các vi sinh vật gây hại từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, hoặc do phản ứng miễn dịch của người mẹ có thể gây hại cho não đang phát triển của thai nhi.
Tham khảo:
Nuôi con là một hành trình dài và nhiều vất vả, nhưng đây cũng là trách nhiệm cao cả của bậc làm cha mẹ. Khi con mắc chứng tự kỷ, sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ là điều quan trọng giúp con sớm hòa đồng với bạn bè và cuộc sống.
Nếu ba mẹ còn vấn đề gì THẮC MẮC, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí về cách điều trị chứng trẻ tự kỷ bằng Vương Não Khang.
Nguồn: https://trituetreem.vn/