Những biểu hiện của trẻ tự kỷ

Tự kỷ là một trong những rối loạn về tâm lý với nguy cơ mắc bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên tự kỷ ở trẻ em thường mang những hậu quả nặng nề hơn cả, ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng thích nghi, khả năng học tập và hòa nhập của trẻ. Ở mức độ nghiêm trọng bệnh còn khiến trẻ trở thành gánh nặng của xã hội. Để ngăn ngừa chứng tự kỷ ở trẻ thì bản thân các bậc phụ huynh và mọi người xung quanh cần hiểu được những biểu hiện của căn bệnh để kịp thời xử lý. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ.

>> Thế nào là bệnh tự kỷ?

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTự kỷ ở trẻ em mang những hậu quả nặng nề

Tự kỷ ở trẻ bao gồm nhiều triệu chứng và hành vi bất thường gây ra những khó khăn và hạn chế trong sinh hoạt, học tập và vui chơi của trẻ. Dấu hiệu và những biểu hiện của bệnh lý không rõ ràng nên thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua và chủ quan, cho đến khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, những suy giảm nghiêm trọng về tâm lý và sức khỏe thì gia đình mới phát hiện và đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn và bệnh dễ lặp lại hơn sau khi đã khỏi bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em:

Suy giảm chất lượng giao tiếp

Nghiên cứu của các nhà khoa học mỹ trên một nhóm trẻ bị tự kỷ thì có hơn 1/3 trong số trẻ tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng những ngôn ngữ khác biệt so với trẻ không mắc chứng bênh, gây ra những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu giao tiếp tự nhiên hàng ngày. Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi thì vấn đề bệnh sẽ nằm ở khả năng giao tiếp bằng ánh mắt của trẻ, hầu như trẻ không có cảm xúc hoặc không quan tâm đến bố mẹ, còn đối với trẻ từ 1-3 tuổi thì thường có biểu hiện chậm nói, nhút nhát, không chủ động giao tiếp, không có những câu hỏi tìm hiểu, khám phá vấn đề như những trẻ khác. Một số biểu hiện cụ thế:

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ tự kỷ có những sự suy giảm chất lượng giao tiếp

  • Trẻ không có những giao tiếp tương tác với mọi người xung quanh, ít có những biểu hiện nét mặt, cử chỉ thể hiện buồn vui trong cuộc hội thoại.
  • Khả năng hiểu vấn đề của trẻ kém, thường hiểu mọi thứ theo một nghĩa đơn giản, không phát triển, khó khăn trong việc diễn đạt lời nói của mình do vốn từ ít.
  • Không nói được hoặc chậm nói.
  • Không có những câu hỏi khám phá vấn đề.
  • Trẻ thiếu khả năng sáng tạo, xử lý và kỹ năng trong mọi tình huống cơ bản của cuộc sống
  • Khi giao tiếp hoặc nói chuyện vói người khác thay vì nhìn vào đối tượng giao tiếp thì trẻ thường chỉ nhìn tập trung vào một bộ phận trên cơ thể ví dụ như tay …

Giảm về tương tác xã hội

Trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ thường suy giảm về tương tác xã hội. Một số biểu hiện cụ thể như:

  • Trẻ thiếu giao tiếp bằng ánh mắt và mỉm cười. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 đến 8 tuần thì bé đã có thể giao tiếp bằng ánh mắt với cha mẹ và những người xung quanh. Tuy nhiên khi thấy bé không nhìn hoặc tránh những ánh mắt giao tiếp đó thì là một điều bất thường của trẻ.
  • Trẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào: Sau 6 tuần tuổi thì những trẻ bình thường có thể cười hoặc thể hiện cảm xúc, nhưng với trẻ tự kỷ thì bé không thể cười ngay cả với bố và mẹ.

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào

  • Tách biệt bởi thế giới bên ngoài, không tham gia tương tác với xã hội, vô cảm. Đối với trẻ bình thường thì bé có thể bị thu hút bởi thế giớ bên ngoài, những tò mò và khám phá sẽ hình thành cho trẻ những hành vi như chỉ tay vào sự vật, sự việc còn với trẻ tự kỷ thì hầu như không có những hành vi và những tò mò tìm hiểu về thế giới
  • Thờ ơ với mọi người xung quanh kể cả người thân: Trẻ tự kỷ không có cảm giác muốn gần gũi hay yêu thương bất kỳ ai kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình.
  • Trẻ thiếu những sự đáp ứng về mặt cảm xúc xã hội: trẻ tự kỷ không thể hiện được cảm xúc, sở thích của bản thân
  • Thiếu sự chia sẻ những niềm vui, câu chuyện với người khác kể cả với cha mẹ
  • Khi lớn trẻ sẽ có những tương tác tốt hơn nhưng vẫn khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ bình thường.

Hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn

Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện hành vi lặp đi lặp lại, kèm theo những động tác bất thường khó hiểu đôi khi còn có những biểu hiện tăng động cụ thể:

  • Trẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể.
  • Trẻ thường nhại lại lời nói của người khác khi đã trên 3 tuổi ( Đối với những đứa trẻ  bình thường thì vấn đề này chỉ kéo dài đến 3 tuổi)
  • Trẻ tự kỷ sẽ gắn bó với những thói quen từ khi còn rất nhỏ đến lớn, dù những thói quen đó là không tốt và không ai có thể thay đổi những thói quen và suy nghĩ của chúng.
  • Trẻ tự kỷ dễ có những bực bội và tức giận với những người xung quanh.
  • Thường tỏ ra phản ứng thái quá hoặc đau đơn thực sự với những âm thanh lạ, ánh sáng, kết cấu hay nhiệt độ. Khi thấy những bất thường này, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh gây những hệ lụy và rắc rối với trẻ sau này.

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể

Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và kèm theo các rối loạn bệnh lý

Đa số trẻ tự kỷ có những biểu hiện chậm phát triển về trí tuệ, phản ứng chậm hoặc vô cảm với các sự vật sự việc hay các tình huống trong đời sống hàng ngày. Ở những trẻ không mắc chứng tự kỷ ta có thể thấy chúng lớn từng ngày, phát triển trí tuệ từ những câu hỏi bé đặt cho chúng ta, các kỹ năng chăm sóc bản thân, tương tác, giao tiếp và phản biện tốt với môi trường bên ngoài.

Cũng có rất nhiều trẻ có bị mất đi một số những kỹ năng như kỹ năng nói chuyện, kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những kỹ năng này khi trẻ khỏi bệnh thì vẫn có thể lấy lại được. Điều quan trọng là sự kiên trì, bền bỉ cùng trẻ chống lại chứng bệnh tâm lý nguy hiểm này.

>> “Phân biệt chứng tự kỷ và trầm cảm”

Hiểu được các biểu hiện chứng bệnh tự kỷ ở trẻ có thể nâng cao khả năng nắm bắt và chữa trị bệnh để trẻ sớm hòa nhâp với xã hội, sống đúng với lứa tuổi của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *