Suy dinh dưỡng ở trẻ em luôn là một nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ.
Suy dinh dưỡng gây ra những hệ lụy khủng khiếp đến sức khỏe và tương lai của con cái sau này.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng tránh để giúp các mẹ trang bị kiến thức dinh dưỡng cho con mình nhé.
Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia y tế của bệnh viện Vinmec (bệnh viện đa khoa quốc tế) Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chia ra rất nhiều thể, các mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.
Các mẹ cần hiểu rõ các thể suy dinh dưỡng ở trẻ dưới đây để nhận biết xem con mình có đang mắc phải suy dinh dưỡng không nhé, suy dinh dưỡng thường có 4 thể:
1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân là tình trạng mà rất nhiều trẻ em hiện nay đang mắc phải, các biểu hiện của suy dinh dưỡng thể nhẹ gồm:
1. Biếng ăn:
biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em đầu tiên đó là trong bữa ăn trẻ hay quấy khóc không muốn ăn, một bữa ăn thường kéo dài rất lâu,
và đa số các mẹ không thể cho bé ăn đủ số lượng cần thiết.
2. Chậm tăng cân và chiều cao:
Nếu một đứa trẻ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thì cả chiều cao và cân nặng thường bị chậm lại.
Trong khoảng thời gian 2 đến 3 tháng không phát triển lên, các mẹ rất hay lơ là về cân nặng và chiều cao của con không thường xuyên kiểm tra nên vô tình để trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn.
3. Chậm mọc răng:
Một đứa trẻ khỏe mạnh thường mọc răng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, nếu trải qua giai đoạn này Các mẹ không thấy bé mọc răng thì nguy cơ cao là bé đã mắc phải suy dinh dưỡng.
4. Kém linh hoạt:
”Công việc” của một đứa trẻ là chơi đùa, tinh nghịch, quậy phá. Nếu một đứa trẻ hay ở trong tình trạng thụ động ít quậy phá ít cười đùa,
thì các mẹ cần kiểm tra kỹ để trẻ không phải rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn.
5. Trẻ chậm biết đi:
Một đứa trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì tới giai đoạn biết đi, theo bản năng trẻ sẽ học cách đi.
Còn một đứa trẻ bị thiếu dinh dưỡng cơ thể sẽ yếu hơn và sẽ chậm đi hơn các mẹ nên lưu ý đến vấn đề này.
*Ngoài ra các biểu hiện suy dinh dưỡng ở thể nhẹ gồm; da xanh xao, cơ nhão và thường xuyên mắc bệnh lý nhiễm trùng.
2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em mắc phải suy dinh dưỡng ở thể thấp còi đó là chiều cao của trẻ chậm phát triển và thấp hơn với bạn bè cùng trang lứa.
Mọi người hay gọi là tình trạng ”còi xương suy dinh dưỡng” trẻ mắc phải suy dinh dưỡng ở thể này sẽ gây ra những hệ lụy về tầm vóc của trẻ sau này.
3. Suy dinh dưỡng thể teo.
Cơ thể một đứa trẻ mắc phải suy dinh dưỡng thể teo sẽ trông rất gầy gò ốm yếu, da thì trong rất sang sao, cơ thể nhìn thiếu nước thiếu Sức Sống và cân nặng chỉ đạt 60% so với tiêu chuẩn.
4. Suy dinh dưỡng thể phù.
Trẻ mắc phải suy dinh dưỡng thể phủ nhìn sẽ rất dễ nhầm lẫn với một đứa trẻ bị béo phì, bởi toàn thân của đứa trẻ đó thường bị sưng phù giống như là béo phì.
Cách nhận biết đó là da của đứa trẻ đó thường trắng bệch, cơ mềm, bụng bị trướng to, nguyên nhân do các mẹ đã cho trẻ ăn thừa lượng tinh bột quá nhiều,
nhưng lại bị thiếu các nhóm dinh dưỡng như protein vitamin khoáng chất.
”BS Hồ Thu Mai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết: “Trẻ ăn theo nhu cầu không phải là ăn theo nhu cầu của đứa trẻ đó, trẻ thích thì cho trẻ ăn, không thích thì cho trẻ nhịn đói. Trẻ ăn theo nhu cầu là ăn theo nhu cầu của cơ thể ở tháng tuổi, mức cân nặng đấy.
Ví dụ, một đứa trẻ cần 900 kilocalo/ngày thì chúng ta phải đáp ứng đủ nhu cầu đó của trẻ thì đứa trẻ đó mới phát triển tốt và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng được.
Khi trẻ lớn hơn thì bữa ăn và số bữa ăn sử dụng thêm những sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cũng giúp cho trẻ cải thiện được tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.
Đối với những trẻ sau khi ốm, sau khi mắc bệnh nặng hoặc bệnh nhiễm trùng thì các bà mẹ cũng cần phải đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ cho hợp lý,
một chế độ ăn phục hồi sức khỏe cũng rất quan trọng đối với việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng”.
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.
Khi bạn đã xác định con mình mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thì các mẹ cần phải có một chế độ chăm sóc trẻ kỹ càng hơn.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:
Các mẹ cần chăm sóc vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ thường xuyên, tắm rửa để loại bỏ vi khuẩn.
Các mẹ chú ý không cho trẻ ra ngoài đất chơi vì rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, giun sán.
Thường xuyên vệ sinh cắt móng tay cho trẻ, không đưa cho trẻ ngậm các đồ vật vì như thế sẽ dễ làm trẻ bị nhiễm giun sán.
Vệ sinh ăn uống:
Các mẹ cần cho trẻ ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn thức ăn nguội, không nên cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm chẳng hạn như ngoài công viên ngoài đường cái.
Cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ:
Biếng ăn là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, trong lúc ăn các mẹ không nên quát mắng dọa nạt đánh đập vì làm như thế trẻ chỉ sợ và cố gắng ăn lúc đó,
làm như vậy bạn chỉ càng làm cho tình trạng biến ăn tồi tệ thêm thôi.
Các mẹ nên tạo cảm giác vui vẻ cho trẻ khi ăn, có thể cho trẻ ăn cùng gia đình như thế sẽ giúp trẻ bắt chước theo mọi người và ăn uống được nhiều hơn.
>>Các mẹ xem thêm: Cách giúp trẻ hết biếng ăn tăng cân khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống là biện pháp quan trọng nhất để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh hơn,
cho nên các mẹ cần phải trang bị kiến thức dinh dưỡng thật tốt cho con mình, dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phát triển gồm 4 nhóm chất dinh dưỡng chính đó là:
1. Carbohydrat:
Cacbonhidrat là nhóm dinh dưỡng chính cung cấp 60% năng lượng cho cơ thể trẻ, các mẹ cần bổ sung đầy đủ cacbonhidrat cho trẻ qua các loại lương thực như gạo, bún, phở, các loại củ, ngũ cốc.
2. Nhóm protein:
Các mẹ cần nạp nhiều nhóm protein cho cơ thể của trẻ, protein có tác dụng giúp xây dựng các tế bào tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.
Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, trứng, sữa, cá hồi, tôm, mực, cua, ghẹ, sò, súp lơ, bông cải xanh…
3. Vitamin khoáng chất:
Vitamin khoáng chất là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu với cơ thể của trẻ, giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn bệnh tậc, hỗ trợ phát triển chiều cao cân nặng.
Vitamin khoáng chất có nhiều trong các loại rau xanh củ quả, các mẹ nên bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ nhé.
4. Chất béo:
Chất béo là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của trẻ, giúp cung cấp năng lượng cho não bộ và thúc đẩy cơ thể phát triển cải thiện cân nặng.
Chất béo có nhiều trong dầu ôliu, pho mat, mỡ cá, bơ, hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, mắc ca…
Bên cạnh đó các mẹ còn phải chú ý bổ sung đủ lượng muối và đường vào chế độ ăn uống của trẻ.
>>Khi các mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng dung hòa được tất cả các nhóm dinh dưỡng, cải thiện được tình trạng biếng ăn của trẻ thì sẽ giúp trẻ tăng cân tăng chiều cao phát triển khỏe mạnh.
Tránh được tình trạng suy dinh dưỡng, dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phòng tránh được vi khuẩn bệnh tật
Bổ sung thêm thực phẩm phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ:
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì các mẹ cũng phải bổ sung thêm cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng từ thiên nhiên chẳng hạn như bột ngũ cốc.
Bột ngũ cốc được mệnh danh là thực phẩm ”vàng” cho người thiếu dinh dưỡng.
Ngũ cốc chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như: tinh bột, protein, vitamin A B C D E A K, các khoáng chất Kali, Natri, Canxi, Magie, Photpho…
Ngoài ra ngũ cốc còn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cho trẻ tiêu hóa tốt, phòng chống táo bón,
khi sử dụng ngũ cốc một thời gian sẽ giúp con bạn ăn uống ngon miệng hơn, từ đó giúp trẻ tăng cân và phát triển thể chất vượt trội hơn.
Các mẹ hãy tham khảo qua các loại ngũ cốc Beone giúp bé hết biếng ăn tăng cân đều đặn xem sao nhé.