Chẩn đoán sớm ASD, kết hợp với can thiệp nhanh chóng và hiệu quả có phải là phương pháp điều trị trẻ tự kỷ tối quan trọng để đạt được tiên lượng tốt nhất?
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự can thiệp sớm trong một môi trường giáo dục thích hợp trong ít nhất hai năm trước khi bắt đầu đi học có thể cải thiện đáng kể cho nhiều trẻ nhỏ bị tự kỷ (ASD). Sau khi chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ nên bắt đầu chương trình can thiệp sớm cho trẻ. Cùng tham khảo một số phương pháp điều trị trẻ tự kỷ qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Tham khảo 5 phương pháp điều trị trẻ tự kỷ
1. Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ
Mục tiêu đầu tiên khi sử dụng phương pháp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ bị chứng tự kỷ là đảm bảo rằng trẻ có thể giao tiếp với mọi người theo hướng tự phát. Điều này có nghĩa giúp trẻ truyền đạt những mong muốn và nhu cầu cơ bản của mình cho những người xung quanh mà không cần phải nhắc nhở.
Một chương trình trị liệu ngôn ngữ bắt đầu với sự đánh giá những điểm mạnh và khó khăn về giao tiếp của trẻ tự kỷ. Từ đánh giá này, các giáo viên hoặc chuyên gia sẽ tạo ra các mục tiêu riêng cho phương pháp điều trị trẻ tự kỷ.
Thông thường các mục tiêu có thể bao gồm cải thiện ngôn ngữ nói, học các kỹ năng phi ngôn ngữ như dấu hiệu hoặc cử chỉ, hoặc học cách giao tiếp bằng phương pháp thay thế (như hình ảnh hoặc công nghệ).
Các kỹ năng mà liệu pháp ngôn ngữ điều trị trẻ tự kỷ có thể đem lại bao gồm:
- Tăng cường cơ bắp trong miệng, hàm và cổ.
- Làm cho âm thanh lời nói rõ ràng hơn.
- Kết hợp cảm xúc với nét mặt chính xác.
- Hiểu ngôn ngữ cơ thể.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghép hình ảnh đúng với ý nghĩa đúng trên hình.
- Sử dụng ứng dụng giọng nói trên iPad để tạo từ đúng.
- Điều chỉnh giai điệu giọng nói.
Mục tiêu thứ 2 của phương pháp ngôn ngữ điều trị trẻ tự kỷ là hướng dẫn trực tiếp trẻ tự kỷ về cách giao tiếp xã hội trong các tình huống khác nhau. Trẻ nên làm gì và nói gì khi giao tiếp với bạn bè, giao tiếp trong các mối quan hệ, hành vi nào thích hợp các trong công việc,…
2. Hoạt động trị liệu cho trẻ bị tự kỷ
Trẻ mắc chứng tự kỷ các hoạt động của trẻ thu hẹp khoảng cách giữa mình và môi trường xung quanh. Phương pháp hoạt động trị liệu cho trẻ tự kỷ này có thể cải thiện các kỹ năng xã hội vì chúng giúp tăng cường mối liên hệ giữa con bạn và những người xung quanh.
Bạn có thể tạo các hoạt động đầy thú vị và hấp dẫn với trẻ góp phần điều trị trẻ tự kỷ như sau:
Tạo một bó hoa băm nhỏ: Đây là một hoạt động sáng tạo liên quan đến việc tách và băm nhỏ giấy để tạo ra một bố cục đẹp để sử dụng như một yếu tố trang trí. Trẻ tự kỷ sẽ yêu thích cảm giác khi cầm giấy và chơi với hình dạng và màu sắc.
Vẽ bằng ngón tay: Lộn xộn nhưng vui vẻ, vẽ bằng ngón tay có thể giúp trẻ học về màu sắc và tạo cơ hội khám phá kết cấu mới thông qua cảm ứng. Nó cũng có thể giúp giảm nhạy cảm cảm giác thông qua tiếp xúc.
Bài hát và bài thơ: Trẻ em thường thích các bài thơ hay sự lặp lại các câu trong một bài hát. Bạn có thể tạo ra các bài hát để dạy cho trẻ cách ăn mặc hoặc hoặc sử dụng một bài hát yêu thích làm phần thưởng sau khi hoàn thành một hoạt động.
3. Phương pháp chơi trị liệu cho trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có thể chơi theo những cách rất khác nhau. Trẻ hay tự chơi một mình và lối chơi thường lặp đi lặp lại, không có mục tiêu cụ thể trong tâm trí.
Chơi trị liệu ban đầu được hình thành như một công cụ để cung cấp tâm lý điều trị trẻ tự kỷ. Trong bối cảnh đó, chơi trở thành một cách để trẻ em diễn tả cảm xúc của mình và tìm ra giải pháp.
Nhiều chuyên gia cung cấp phương pháp chơi điều trị trẻ tự kỷ giống như Floortime trị liệu. Floortime là một kỹ thuật dựa trên các sở thích hoặc nỗi ám ảnh của trẻ tự kỷ để phát triển các mối quan hệ và các kỹ năng giao tiếp xã hội.
4. Vật lý trị liệu cho trẻ bị tự kỷ
Trẻ bị tự kỷ có thể gặp rắc rối chẳng hạn như ngồi, đi bộ, chạy, nhảy và cân bằng. Để cải thiện được những tình trạng trên cần điều trị trẻ tự kỷ bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá chức năng vận động tổng thể của trẻ, xác định những khó khăn cơ bản, và cung cấp một phương pháp điều trị trẻ tự kỷ hợp lý để giúp giải quyết hoặc cải thiện những khó khăn này của trẻ. Một phần của phương pháp vật lý trị liệu cho quá trình điêu trị trẻ bị tự kỷ bao gồm:
- Các bài tập hoặc hoạt động cụ thể cho cơ bắp, tư thế, sức chịu đựng, lập kế hoạch vận động và phản ứng cân bằng
- Bài tập phản hồi cảm giác để nâng cao nhận thức của trẻ về tư thế và cử động cơ thể của trẻ.
5. Can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ
Phương pháp can thiệp tại nhà để điều trị trẻ tự kỷ (ASD) cần sự tham gia của gia đình trong điều trị là trung tâm để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ xem tivi, di động, máy tính một vì nó dễ gây cản trở việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé, giảm thời gian vận động của trẻ, trẻ chậm nói, dễ cáu gắt, giảm tương tác xã hội và cơ hội phát triển ngôn ngữ,…
Cha mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ, dành nhiều thời gian bên con, tạo mối quan hệ tình cảm tốt đối với trẻ.
Khi nói chuyện bạn nên nói những vấn đề liên quan đến những vật xung quanh, những vật có trước mặt và chỉ vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, đọc sách hay hát cho trẻ nghe.
Khi trẻ làm sai ba mẹ không nên cáu gắt và la mắng trẻ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị trẻ tự kỷ. Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ được giao hay làm ra những hành động tốt cha mẹ nên tuyên dương để trẻ tiếp tục phát huy.
Vương Não Khang hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trẻ tự kỷ như đã nêu ở trên, ba mẹ nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng Vương Não Khang để hiệu quả của phương pháp điều trị – can thiệp.
Vương Não Khang là sản phẩm TPCN đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện nhi Trung Ương về kết quả hỗ trợ điều trị đối với trẻ mắc rối loạn tự kỷ đạt được hiệu quả.
Tham khảo:
Sử dụng Vương Não Khang kết hợp với phương pháp can thiệp đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt hơn về khả năng nhận thức so với nhóm không dùng sản phẩm ở những khía cạnh nhận biết bộ phận cơ thể, hiểu mệnh lệnh đơn giản, cử chỉ giao tiếp.
Nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ được đăng tải trên Tạp chí Y Học thực hành số 4(959)-2015. Nếu ba mẹ còn vấn đề gì THẮC MẮC, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí.
Nguồn: https://trituetreem.vn/