Kinh doanh trên sàn TMĐT đặc biệt là Shopee có thể mở ra rất nhiều cơ hội thành công cho nhà bán hàng nhưng đi kèm với đó là không ít những thách thức, rủi ro mà người bán phải đối mặt và đòi hỏi phải có cách giải quyết vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và doanh thu của shop trên Shopee. Vậy những rủi ro đó là gì? Cách khắc phục chúng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng đi tìm câu trả lời nhé.
1. Bị đánh giá xấu trên Shopee
Bất cứ shop nào kinh doanh trên sàn TMĐT nói chung và Shopee nói riêng chắc chắn sẽ có ít nhất là 1 lần bị khách hàng “giáng” cho những đánh giá không tốt. Và đây chính là rủi ro đầu tiên mà người bán phải đối măt. Những review xấu có thể đến bất cứ lúc nào với đủ các lý do
– Chất lượng sản phẩm kém
– Giao hàng chậm trễ
– Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt
– Bị chơi xấu bởi một số người cạnh tranh khác bằng cách tạo hàng chục acc shopee vào review 1 sao.
Những đánh giá xấu này có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến lòng tin của khách hàng, sự uy tín của shop, doanh thu bán hàng và tệ hơn là khiến shop mất hết tất cả. Chính vì thế, hãy giải quyết và khắc phục ngay lập tức bằng cách:
-
Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và đúng như mô tả
-
Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như trả lời tin nhắn nhanh chóng khi khách gặp vấn đề, chính sách đổi trả hợp lý,….
-
Tạo được trải nghiệm mua sắm thú vị và xây dựng niềm tin khách hàng
2. Bị đối thủ chơi xấu
Sự cạnh tranh bán hàng khốc liệt trên Shopee đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động đó chính bị các đối thủ sử dụng những chiêu trò nhằm cạnh tranh để hạ bệ và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của shop.
Đối với việc khắc phục rủi ro này, bạn hãy:
-
Tăng traffic để chứng tỏ được shop của bạn tiếp cận khách hàng có hiệu quả hay không và có khả năng chuyển đổi cao.
-
Bảo vệ những hình ảnh độc quyền của shop bằng cách chèn logo vào hình ảnh và nên chèn ở những vị trí mà shop khác không thể xóa được.
-
Nâng cao chất lượng của sản phẩm để cạnh tranh
3. Gặp Shipper không chuyên nghiệp
Đôi khi rủi ro không phải đến từ bạn, từ người mua mà có thể đến từ chính những người giao hàng. Những vấn đề xoay quanh shipper có thể là có thái độ không tốt với khách hàng; giao hàng không cẩn thận khiến sản phẩm bị bóp, méo, hỏng hóc; giao hàng chậm trễ;…..Tất cả những điều này sẽ khiến khách hàng của bạn cực kỳ khó chịu và người hứng chịu sẽ luôn là bạn.
Vì thế bạn cần chọn cho mình một đơn vị giao hàng thật uy tín. Hiện tại Shopee liên kết với các đơn vị vận chuyển như Giao hàng nhanh, GHTK, J&T, Viettel Post,…với những chính sách giao hàng và bồi thường thích hợp.
4. Không tạo được dấu ấn thương hiệu
Nhiều người khi kinh doanh trên Shopee cho rằng khi kinh doanh online cá nhân nhỏ lẻ thì không cần tên tuổi, thương hiệu mà chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm là được. Thế nhưng nếu không có tên shop, không có logo riêng thì khách hàng khó có thể nhớ đến thương hiệu của bạn và bạn sẽ mất đi rất nhiều cơ hội có thể bán được hàng.
Chính vì thế, hãy tạo dựng cho mình một dấu ấn thương hiệu thật ấn tượng thì mới có thể ghi dấu ấn cho khách hàng và giữ chân được họ lâu hơn.
5. Hàng hóa bị trả lại
Tham gia bán hàng trên Shopee, bạn phải chấp nhận tình trạng hàng hóa bị khách hàng trả lại và trong quá trình xử lý những hàng hóa bị trả này có thể xảy ra rất nhiều vấn đề mà bạn không thể lường trước được.
Hậu quả lớn nhất là làm tăng chi phí giao hàng và giảm lợi nhuận của bạn.
6. Vi phạm vào các chính sách của Shopee
Shopee là một kênh bán hàng để bạn đăng hàng hóa lên bán, vì thế chỉ có shop và sản phẩm là của bạn mà thôi còn tất cả các quyền, những quy định cho người bán đều thuộc về sàn TMĐT này. Do đó, một khi bạn tham gia bán hàng trên Shopee, bạn sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào nó từ đó tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về việc vi phạm vào các chính sách.
Một khi bị vi phạm, nhẹ thì bị cấm và hạn chế một thời gian, nặng thì khóa luôn shop và bị “bay màu” vĩnh viễn. Nên bạn cần phải đặc biệt chú ý đến và nắm thật rõ toàn bộ các chính sách của sàn.
Nguồn: https://shopeeplus.com/blogs/nhung-rui-ro-khi-ban-hang-tren-shopee-va-cach-khac-phuc.html
- Voucher Club Lazada là gì? Hướng dẫn sử dụng Voucher Club của Lazada
- Giải đáp một số câu hỏi khi đăng bài trên Shopee Feed
- Google Core Update Insights 12/2020: Vài điều từ chuyên gia
- Chọn web 2.0 nào để xây dựng site vệ tinh?
- Bất hòa nhận thức là gì? Cách người bán hàng thay đổi niềm tin người mua qua Marketing như thế nào?