Một trong những kỹ thuật khá hiệu quả trong việc xây dựng link tận dùng “cây nhà lá vườn” bạn có biết là gì không? Đó là xây dựng PBN. Vậy PBN là gì ? bài viết này sẽ giải thích cho bạn toàn bộ kiến thức về kỷ thật này.
Sơ Lược về xây dựng liên kết
Như bạn đã biết, link building (xây dựng link) là yếu tố quan trọng nhất của google đánh giá trang web có lên top hay không từ xưa tới nay!
Có một số người cho rằng link building sẽ kém hiệu quả đi và không còn là yếu tố quan trọng nữa, thay vào đó sẽ là content, traffic,… quan trọng hơn.
Tôi không phủ nhận chuyện đó sai, nhưng tôi đang chia sẻ với bạn thứ quan trọng nhất hiện nay, có thể nó sẽ không còn hiệu quả nhất trong những năm tiếp theo nhưng bây giờ và có thể ít nhất một vài năm tới.
Nhưng công việc link building cực kì khó khăn. Không phải ai trong SEO cũng biết làm nó một cách chính xác/ hiệu quả. Thậm chí ngay cả những người “thông thái” nhất về SEO cũng không phải là một người giỏi trong link building.
Hầu hết 50% người làm seo trên thế giới (và ở Việt Nam tôi nghĩ con số này lên hơn 90%) chỉ có làm link building ở những web 2.0/social media, link profile, forum diễn đàn, blog comment,…
Khi nhắc đến linkbuilding, không thể không nhắc đến PBN. Vậy PBN là gì? Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn về PBN ( private blog network – tên miền cũ) để dùng cho linkbuilding, một kĩ năng tôi cực kì yêu thích.
À, trước khi vào vấn đề chính, nếu bạn là newbie và mới biết tới tôi thì tôi nghĩ bạn tốt nhất hãy ngừng đọc bài viết này mà hãy nghiên cứu kĩ hơn về seo rồi sau đó đọc bài này thì bạn mới có đủ kinh nghiệm và kiến thức để lãnh ngộ nhé !
Bạn có thể tham khảo một ” kho tàng” về seo mà mình làm hằng tuần trên youtube tại: https://www.youtube.com/c/vincentdoseo
Tại Sao Pbn Lại Hiệu Quả?
Bạn sẽ thấy rõ tại sao nó hiệu quả cực kì rõ rệt hiện nay ở Việt Nam (và cả thị trường nước ngoài) khi bạn đọc hết bài viết của tôi. Nhưng bây giờ tôi có thể cho bạn thấy sơ qua tại sao nó hiệu quả bằng những hình ảnh phía dưới của trang Hoc11.vn.
Tìm hiểu câu chuyện thật sự về dòng chảy sức mạnh từ PBN đến Money Site (Link Juice của PBN)
Các tin đồn về Private Blog Network
Đúng là có rất nhiều tin đồn về PBN dạo những năm về đây. Ngay cả việc Google đã công bố rằng PBN (tên miền cũ) sẽ bị hạ thấp giá trị nếu họ thấy rằng các link tới nếu như website mới tạo thành nội dung khác hoàn toàn website cũ. Cho nên pbn sẽ bị giảm giá trị đi rất nhiều so với hồi trước.
Hay google đã từng cho ra một cập nhập “ chìm” vào ngày 8/3/2017 và có rất nhiều người bảo PBN đã bị loại bỏ. Vậy trong thời đại SEO hiện nay, liệu PBN đáng đầu tư không?
Yes, tôi công nhận rằng có rất nhiều vấn đề PBN xảy ra trong khoảng thời gian vừa qua, thật ra nó đã bị google “dòm ngó” và ra liên tục thuật toán để chống lại nó từ những năm 2012 – 2013 rồi chứ không phải bây giờ.
Nhưng không phải vì thế mà PBN không còn hữu dụng nữa mà chẳng qua bạn cần THAY ĐỔI CÁCH LÀM để tìm kiếm những PBN chính xác và vẫn được google tin tưởng, cho sức mạnh như trước.
Và tôi sẽ chỉ cho bạn chính xác những điều bạn cần biết về PBN và chính xác cách tôi tìm kiếm PBN để đẩy top trang Hoc11.vn SEO này.
Trước tiên tôi sẽ giải thích cho bạn PBN là gì và một vài ví dụ về PBN…
PBN là gì?
PBN là viết tắt của từ Private Blog Network – Tên hệ thống website bạn tạo dựng ra nhằm mục đích tạo ra những backlink chất lượng trỏ về moneysite (web bạn cần SEO).
Thông thường mọi người sử dụng những tên miền cũ, web 2.0 để xây dựng hệ thống PBN này. Để hiểu hơn về tại sao bạn nên chọn lựa Private Blog Net Work trong việc link building thì bạn cần phải tìm hiểu hơn về tên miền cũ đã.
Ví dụ về Private Blog Network
Vậy thế nào là tên miền cũ?
Giả dụ như Triều là một chủ doanh nghiệp A và được thành lập vào năm 2008 (website A được thành lập cùng năm), Triều tốn rất nhiều công sức để marketing và xây dựng thương hiệu A cho thế giới. Rất nhiều website cùng lĩnh vực và báo chí viết bài viết nói về A và Triều cũng như cho rất nhiều backlink chất lượng về website A.
Sau 5 năm xây dựng (2013) thì Triều phát hiện ra rằng mình không thích tên của domain A, và muốn đổi tên thành domain B, nhưng Triều là một người không hiểu gì về SEO, thành ra Triều mua domain B và bỏ luôn domain A – một domain mà có rất nhiều giá trị vì nhận được backlink vô cùng chất lượng từ 5 năm qua.
Và do thế mà tới ngày gia hạn mà Triều không gia hạn domain A nữa nên domain A sẽ trở thành tên miền cũ. Tôi có thể mua lại nó và hưởng toàn bộ (không tới nổi toàn bộ nhưng hưởng hầu hết) giá trị của Triều xây dựng cho domain A ấy trong 5 năm vừa qua. (hoặc có thể Triều làm ăn không được nên phá cmn sản thành ra bỏ luôn doanh nghiệp A ấy)
Sau đó, tôi tạo dựng website mới (cách tạo dựng tôi sẽ nói sau) và viết bài rồi backlink về moneysite (trang cần seo) của tôi và thứ hạng tôi ảnh hưởng rất lớn vì domain A là 1 domain vô cùng giá trị!
Bạn có muốn nghe câu chuyện trị giá 30 triệu của tôi khi lựa chọn hosting cho PBN. Đây sẽ là câu trả lời cho bạn có nên mua hosting giá rẻ?
CHỌN HOSTING CHO PBN
Câu Chuyện Trị Giá 30.000.000 Đồng
Xem ngay
Chu kì của một domain
Có nhiều bạn biết khái niệm về PBN ở trên nhưng không phải ai cũng biết chu kì của các tên miền này. Đây cũng là phần kiến thức giúp bạn biết được Private Blog Network vẫn còn rất là hiệu quả.
Vậy chu kì của domain ra sao ?
Domain ==> Expires ( hết hạn) ==> Auction (đấu giá) ==> expired (đã hết hạn)
Tôi sẽ giải thích dòng trên như sau:
Nếu bạn sở hữu domain có tuổi từ năm 2003 nhưng tới ngày cần gia hạn (năm nay là 2018 => 15 tuổi) thì bạn không gia hạn nên nó sẽ hết hạn.
Lúc đó nó sẽ được đem đi đấu giá để được mọi người đấu giá. Nếu ai đó chọn mua tại đấu giá và đấu thắng thì người đó sẽ sở hữu nó còn nếu không nó sẽ trở thành expired domain. Lúc này bạn sẽ có thể mua nó tại trực tiếp nơi cung cấp tên miền như godaddy.
Cả 2 cái khi bạn mua thì nó cũng đều giữ lại được số link hiện tại đi tới website (nếu như không ai rút lại bất kì backlink nào)
Lí do chọn auction domain chứ không phải expired domain
Hầu hết mọi người mua expired domain và mua/tìm kiếm tại expireddomains.net.
Nhưng tôi thì không khuyến khích bạn mua tại đó mà hãy chọn mua auction domain.
Tất nhiên nó mắc hơn nhưng sau đây các lý do chính:
- Auction domain hầu như lúc nào cũng tốt và chất lượng hơn nhiều so với expired domain (tiền nào của đó mà).
- Sự khác nhau của expired domain và auction domain: Khi bạn thắng auction domain rồi thanh toán và domain chuyển về tài khoản của bạn thì domain ấy được giữ lại tuổi đời 14 tuổi (ví dụ: Trên khi domain được tạo lập vào 2003).
NHƯNG khi bạn mua expired domain thì nó sẽ được reset lại tuổi (ví dụ, bạn mua ngày 1/3/2018 thì tuổi đời của nó được tính vào 1/3/2018), như tôi nói ở trên, google sẽ hạ thấp giá trị EXPIRED domain, nhưng auction domain thì không ? - Vấn đề footprint: Giả sử bạn mua 10 expired domain và 10 auction domain. Thường thì bạn sẽ cố gắng kiếm và mua nó trong một ngày. Nên khi bạn mua 10 expired domain thì nó có “ngày sinh” là 1/3/2018 còn auction domain thì “ngày sinh” của nó rất rất rất hiếm khi trùng.
Hãy tưởng tượng rằng bạn có backlink liên tục từ 10 domain và 10 domain này đều được “ sinh ra” vào ngày 1/3/2018. Thì lúc này google nhìn bạn nghi vãi cả hàng ra.
Đó là những lý do tại sao tôi khuyên bạn chịu khó mua đắt hơn nhưng chất lượng thì miễn bàn.
Chuẩn bị công cụ
Tìm kiếm PBN (Private blog network) là một chuỗi ngày khó khăn mà bạn sẽ phải làm quen.
Nếu bạn có kinh nghiệm rồi thì tốt. Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay thậm chí chưa biết rõ PBN là gì thì sao?
Câu trả lời là, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì nó sẽ tốn rất rất nhiều thời gian và gặp rất nhiều khó khăn khi làm nó. Bạn thử cái gì đó mới thì nó cũng sẽ khó khăn thôi.
Nhưng hãy mạnh mẽ lên, tôi sẽ ở đây hỗ trợ bạn để dìu dắt bạn có được những thành công từ việc tìm kiếm này:
Các bước cần thiết cho pbn
- Kiếm pbn
- Xây dựng PBN
- Đăng tải bài và backlink
Ở phần này thì tôi sẽ chia sẻ cho bạn về cách kiếm pbn trước.
Dưới đây là 3 công cụ bạn cần có:
- Majestic
- Ahrefs
- Công cụ kiếm domain (Registercompass/Domcop)
Tất nhiên có rất nhiều công cụ để bạn kiếm domain ở ngoài kia. Nhưng hiện tại thì tôi thấy Registercompass và Domcop là ấn tượng với tôi nhất.
Hiện tại thì tôi chỉ sử dụng RegisterCompass để kiếm pbn. Vì vậy trong bài này tôi sẽ làm riêng về Registercompass. Bạn nào dùng domcop thì có thể áp dụng tương tự.
Lý do sử dụng công cụ Registercompass:
Không phải vì nó tốt hơn Domcop hay nó là thứ tốt nhất. Sự thật là tôi đã nghe rất nhiều review tốt về domcop. Và nhiều người bảo nó còn hơn cả registercompass nữa cơ.
Nhưng bạn biết đấy!
Khi bạn đã quen dùng sản phẩm của 1 công ty và bạn thấy nó vẫn cho bạn rất nhiều giá trị thì …
Dù cho sản phẩm đó tốt hơn sản phẩm công ty bạn yêu thích thì bạn cũng khó sử dụng sản phẩm đó.
Bởi vì công ty đó bạn yêu thích đấy đã xây dựng với bạn một mối quan hệ lâu rồi. Và tôi cũng vậy. Nhưng đừng có công ty khác có sản phẩm vượt trội hơn sản phẩm bạn đang dùng là được rồi.
Ở đây domcop chỉ tốt hơn một tẹo với registercompass thôi. Chứ tôi không phải là một thằng ngu khi thấy sản phẩm khác vượt trội mà không dùng.
Vì vậy, nếu bạn là một người ít kinh nghiệm/ mới bắt đầu thì tôi khuyên bạn nên dùng domcop!
Các chỉ số bạn cần biết khi tìm kiếm pbn
Nếu bạn là một người mới bắt đầu hay chưa hiểu rõ (cũng như bạn nghĩ là bạn hiểu rõ rồi) thì …
Tôi khuyên bạn cần phải hiểu kĩ về các chỉ số:
- Domain Rating (DR)
- Url Rating (UR)
- Trust Flow (TF)
- Citation Flow (CF)
- Domain age (tuổi domain)
… trước khi tìm kiếm pbn và tới với miền đất hứa này!
Các loại đấu giá bạn nên biết
Hiện tại theo tôi được biết thì tên miền đấu giá/hết hạn/đã hết hạn được chia thành các nhóm như sau :
- Prerelease ( 69$)
- Public ( 10$ )
- Buynow ( 8$)
- Offer
- Reverse
Tôi sẽ giải thích cho bạn các loại domain đấu giá trên.
Prerelease
Prerelease giống như là một sàn đấu giá kín. Nghĩa là khi domain được công bố trên sàn thì nó sẽ thông báo số ngày cho mọi người đăng kí đấu giá rồi đóng lại.
Ví dụ ở đây là 5 ngày. Sau 5 ngày nếu có 5 người đăng kí đấu giá thì nó sẽ mở tiếp 1 chu kì đấu giá. Ví dụ, ở đây là 3 ngày. Trong 3 ngày này, ai trong tổng 5 người tham dự đấu giá cao hơn sẽ thắng.
Mức sàn để đăng kí và lẫn đấu giá sẽ là 69 đô. À, nó sẽ không tính lệ phí tham dự là 69 đô đâu. Bạn đấu giá tên miền bao nhiêu khi thắng thì bạn chỉ trả bấy nhiêu thôi chứ không cần lệ phí gì. Mà chỉ khi bạn đăng kí, thì bạn giống như bảo với bên sàn đấu giá là “tôi sẵn sàng đấu giá ít nhất 69 đô cho tên miền này => Bạn dc phép tham dự”.
Tất nhiên! Nếu mức đấu giá thấp nhất là 69 đô (tầm gần 1,550,000 vnđ/ 1 domain) thì chất lượng domain thường sẽ xịn nhất rồi!
Public
Public (10$), đây là một sàn đấu giá công khai với giá sàn là 10 đô. Giả dụ nó mở trong 7 ngày thì sau 7 ngày. Ai đấu giá mức cao nhất thì domain sẽ thuộc về người đó, đơn giản là vậy.
Buynow
Buynow (8$), ở đây thì người chủ domain sẽ tự ra giá. Họ đưa giá bao nhiêu thì bạn trả bấy nhiêu, chỉ có vậy thôi và mức giá thấp nhất là 8$.
(À, hơn 90% domain buy now toàn có giá trên trời của những thằng “ảo tưởng”. Họ bán những domain mới toanh với giá vài ngàn đô. Bởi vì họ hi vọng là cái tên domain ấy sẽ là một tên thương hiệu công ty nổi tiếng và công ty ấy sẽ trả họ 5000$ để có domain này trong tương lai – bố thằng khùng!!)
Offer
Offer, Cái này thì domain sẽ không có giá, bạn phải tự trả giá (một kiểu thương lượng) với người chủ sở hữu domain ấy. Nếu họ đồng ý thì họ sẽ bán (thường ai trả cao hơn thì sẽ được).
Reverse
Reverse – cái này thì đơn giản và dễ hiểu cực. Đó là TÔI KHÔNG BIẾT! Thành ra tôi không thể giải thích với bạn được, vì tôi chưa có “nghịch” tụi domain ở trong hạng mục Reverse này nên thành ra chịu! Dễ hiểu mà phải không ? .
Các sàn đấu giá
Hiện nay có 3 sàn đấu giá lớn nhất thế giới. Đó là của Godaddy, Namejet và snapnames và mình đấu tại Godaddy là chủ yếu (phí tham dự thành viên đấu giá godaddy là 5$/ 1 năm). 1 phần nhỏ mới qua bên Namejet, vì namejet
hầu như là domain 69$ còn Godaddy thì lại 10-12 $ là chủ yếu .
Okay, bạn đã hiểu kha khá về kiến thức domain rồi. Bây giờ chúng ta bắt tay vào việc kiếm nào!
Các chú ý khi chọn lựa tên miền cũ để làm PBN.
Luôn luôn nhìn vào bức tranh tổng quát
Điều này cực kì quan trọng.
Điều này nghĩa là gì?
Ý của tôi là mấy công cụ Ahrefs, Moz, Majestic,… không phải là một công cụ hoàn hảo. Nên nếu 1 domain mà TF (Trust flow) = 0 thì không có nghĩa là nó vứt đi. Đôi khi nó lại là cả một kho vàng thật sự nếu bạn chọn đúng.
Các chỉ số quan trọng khi chọn PBN
Các chỉ số quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ khi lựa chon PBN là gì? Đó là…
1. Trust flow: phải > 9
2. Tỉ lệ trust flow (TF) và Citation flow (CF)
Đừng để thằng CF lớn gấp 2 lần thằng TF. Đơn giản bởi vì TF là chất lượng trung bình của một đường link đi tới web. Còn CF là số lượng tổng thể, nên bạn sẽ muốn chất lượng hơn là số lượng rồi. Vì TF thấp còn CF cao thì phần lớn link tới là link spam.
Nếu vụ TF và CF không được như mình nói, không có nghĩa là bạn bỏ domain ấy, mà bạn nên nhìn kĩ hơn nhé.
Vì Majestic không phải là công cụ hoàn hảo 100%. Tất nhiên là có chỉ số sẽ tốt hơn rất rất rất nhiều rồi. Nhưng không có nghĩa TF = 0 nghĩa là tên miền ấy yếu hay không giá trị một chút nào.
3. Số lượng Reffering domain của majestic ở Fresh index
Ở đây nghĩa là số lượng domain tới website trong 90 ngày đổ lại, bạn sẽ muốn con số này càng nhiều càng tốt, nhưng đừng quá nhiều.
Reffering Domain (RD) trong 90 ngày đổ lại thì tối đa nên là 400-500 gì thôi. Vì hơn số đó thì bảo đảm tụi nó dùng tools hơn 90% rồi. Nhưng không có nghĩa là domain ấy bị spam nhé! Chỉ là nó tăng khả năng bị spam lên thôi. Đôi khi lại ngược lại, nghĩa là domain đó quá chất!
Cơ mà hầu hết nếu tôi là bạn thì tôi thấy RD > 500 là tôi bỏ luôn rồi. Bởi vì nó mà quá chất thì thường được trả giá lên cả vài ngàn $ là ít. Trong khi đó với số tiền tương tự, tôi mua domain trung bình nhưng đủ dùng là được rồi.
4. DR/ DA và UR /PA
Như bạn đã biết thì DA (Moz) tương tự DR (Ahrefs) và UR (Ahrefs) tương tự PA (Moz). Nhưng bạn nên biết rằng tôi không còn để tâm tới quá nhiều thằng DA và PA nữa.
Bởi vì công cụ Moz không cải tiến và cập nhật công cụ họ nhanh như Ahrefs và Majestic nữa, mà công cụ nó cập nhập chậm hơn nhiều. Và điều này bắt đầu từ cuối 2015. Thành ra chỉ số DA và PA không còn được chính xác như xưa nữa.
Bằng chứng là trang gtvseo.com của tôi DA với PA = 1 trong khi vẫn rank top và DR =50 (thời điểm 11/3/20178) và UR = 26. Nhưng không có nghĩa là bạn không dùng.
Tôi chỉ nói quan điểm của tôi là không để tâm tới, còn lại là do bạn quyết định. Bởi vì tôi thấy rất nhiều người top seo trên thế giới vẫn nhìn DA và PA ở thời điểm hiện tại.
Nếu là tôi thì tôi sẽ chọn những domain có ít nhất DR > 20 và UR > 9 nhé.
Kiểm tra các phiên bản
Khi bạn làm hãy nhớ rằng check luôn cả phiên bản www, không www và cả https://
Nghĩa là gõ vô công cụ ahrefs/majestic www.gtvseo.com, gtvseo.com và https://gtvseo.com và https://www.gtvseo.com luôn nhé.
Bởi vì bạn sẽ không biết phiên bản “thực sự” của domain cũ đó là gì và phiên bản nào được link trỏ nhiều nhất. (coi hình dưới).
Về phần tôi, thì tôi thường kiểm tra www.gtvseo.com và gtvseo.com thôi (do kinh nghiệm và tôi muốn lẹ ấy mà).
Way back machine (WBM) – Cỗ máy quay ngược thời gian
Nghe có vẻ thủ vị đúng không nào? Nó là 1 website cho phép bạn bỏ đường link domain khác vô để kiểm tra hoạt động của nó trong toàn bộ tuổi đời từ khi nó sinh ra. Bạn chỉ cần lên google rồi gõ “way back machine” là nó ra cho bạn liền thôi.
Bạn sẽ phải kiểm tra coi xem coi website/ nội dung nó có thay đổi gì qua các năm không.
Ví dụ: bạn đang coi ở thời điểm 2004 nó có hình dáng A, qua thời điểm 2009 có hình dáng B. Nếu khác lĩnh vực hoặc trông như 1 web vệ tinh hoặc nó từ tiếng anh sang trung quốc/nhật bản,… thì xác định)
Điều đó có nghĩa % cao là đã có người mua lại và sử dụng nó như pbn rồi.
Nhưng trường hợp bạn thấy nó là ccn.com vào 2005. Nhưng qua 2012 thì nó được 301/302 redirect sang conchimnon.com.
Nghĩa là người chủ website mới đổi qua 1 tên miền khác để xây dựng thương hiệu. (Tất nhiên bạn cũng phải xem coi nó cùng lĩnh vực và có phải thương hiệu con chim non ấy khi còn là cnn.com không).
Bạn sẽ hiểu rõ hơn khi tôi làm mô phỏng các ví dụ ở dưới.
Anchor text / backlinks
Khi bạn kiếm pbn, bạn sẽ muốn kiếm những tên miền thương hiệu thật sự. Ý tôi là tên miền của một công ty vững mạnh, phát triển online/offline và kéo những backlink từ các trang tin tức cùng lĩnh vực/báo chí một cách cực kì tự nhiên. Chứ không phải là 1 web đã được bắn link vào tầm bậy tầm bạ.
Đây cũng là lý do phần lớn mọi người làm PBN SEO thất bại thảm hại. Vì họ chỉ quá quan trọng vào chỉ số. Khi họ thấy DA > 40 thì họ bay vào đấu giá/mua liên tục. Trong khi đó, họ chả kiểm tra xem nguồn backlinks tới từ đầu và anchor text thế nào.
Thậm chí tệ hơn nữa là họ chỉ kiểm tra điểm DA, DR cao vời vợi là họ mua ngay, mà còn chả thèm coi là chỉ số TF, CF thế nào.
Đó là một phần lý do quan trọng mà tại sao??
Rất rất rất nhiều người khác cũng làm PBN SEO, có những PBN DA 60, DR 60 nhưng tôi chỉ với 1 PBN DR 40, DA 20 cũng mạnh hơn hàng chục web pbn đấy của họ!
Lưu ý:
Đơn giản là web của tôi cực kì tự nhiên, là web của một công ty kinh doanh thực sự và phát triển. Còn họ lại là một web chỉ spam backlinks để lên chỉ số. Nên google đánh giá website họ không bao giờ cao được là phải.
Một số bạn thì bảo:
“Nhưng tôi coi backlink của nó thì có những backlink tới từ wikipedia và DA nó bằng 40. Chắc chắn nó phải ngon mà”
Một lần nữa, bạn phải nhìn BỨC TRANH TỔNG QUÁT!
Ở đây có nghĩa là backlink wiki thì wiki. Nhưng sự thực là ngoài kia có cả đống người có kĩ năng lấy được link từ wiki chỉ với những thủ thuật nhỏ.
Thậm chí, tôi còn lấy có thể lấy được dễ dàng với 1 số mánh nhỏ. Chẳng lẽ ngoài kia không ai làm vậy?
Thậm chí ngay cả link wiki ấy là link tự nhiên đi…
Nhưng không có nghĩa 1000 backlinks còn lại (giả sử vậy) không phải là link spam.
Ý tôi là, 1 link wiki và 999 link spam thì web đó cũng là web spam thôi. Nên tôi nhấn mạnh một lần nữa: BỨC TRANH TỔNG QUÁT!
Bức Tranh Tổng Quát Khi Nhìn PBN
a. Anchor text đi tới toàn là những anchor text thương hiệu và anchor text chung chung:
Nghĩa là bạn sẽ thấy anchor text như:
- gtvseo
- https://gtvseo.com
- https://www.gtvseo.com
- gtvseo.com
- website
- tại đây
- truy cập website
- website của chúng tôi
…
Chứ không phải là một website có anchor text như hình dưới đây!
Như bạn thấy đó, ở hình trên hầu như anchor text của nó lại là anchor text seo. Chứng tỏ đây là 1 trang web đã từng seo rồi.
Mà bạn cứ thử nghĩ thử xem.
Tại sao một trang web đã được seo mà người ta lại bỏ nó và không gia hạn nữa? Hơn 99% câu trả lời sẽ xoay quanh việc website ấy có vấn đề nên người ta mới bỏ
P/s: Nếu bạn không biết “viagra” là gì thì bạn hãy nhìn hình bên dưới. Tôi có search google “giúp” bạn rồi đấy!
b. Backlinks tới từ những trang liên quan.
Ý tôi là nếu website của bạn nói về lĩnh vực seo đi, thì những website trỏ tới website bạn nên là những website cùng lĩnh vực seo hoặc ít nhất là marketing.
Nếu bạn hỏi tại sao có thể có được?
Khó có những website lĩnh vực cùng trỏ tới lắm!
Thế nên tôi mới nói nó mới là 1 website doanh nghiệp trung bình thực sự chứ.
Một website doanh nghiệp thực sự hoạt động mấy năm liền thì không lý nào không có backlinks từ những trang cùng lĩnh vực. Hoặc nếu doanh nghiệp họ quá nhỏ thì không có cũng là lẽ đương nhiên.
Nên bạn chọn mua làm gì?
Vì vậy sau đây, tôi sẽ chỉ bạn cách thiết lập Register compass để lọc ra mấy website đó ngay từ đầu luôn. Tuy nhiên, nếu bạn dùng chương trình khác kiếm domain thì cũng có thể làm tương tự.
c. Index > 0:
Vâng, đúng rồi đấy, website ít nhất phải index 1 trang trên google thì tôi mới chọn. Nếu bạn thắc mắc là tên miền đã hết hạn thì sao vẫn index được? Có, nó vẫn còn có thể nhé, hoàn toàn có thể là đằng khác. Nên hãy loại ngay ý nghĩ ấy trong đầu đi.
Nhưng nói thế không có nghĩa domain không index toàn domain dởm nhé. Nó chỉ tăng khả năng là domain ấy bị phạt lên thôi/ hoặc domain yếu.
Vâng, chỉ có như vậy thôi! Sự thực là nếu bạn chỉ có thể mang 1 điều khi đi kiếm domain từ tôi. Thì tôi sẽ bảo bạn thứ quan trọng nhất là BỨC TRANH TỔNG QUÁT. Chỉ cần điều này là bạn đủ vũ khí để đi chinh chiến rồi!
Tổng kết ngắn gọn :
- Anchor text thương hiệu
- Backlinks tới từ những website có lĩnh vực liên quan
- Nội dung trong website vẫn là cùng 1 nội dung/ công ty theo thời gian – tính tới lúc bạn mua về (way back machine).
Vậy là bạn đã đủ hành trang đi chinh chiến rồi đấy. Dưới đây là một loạt hình ảnh và domain mẫu tôi kiếm dùm cho bạn để lấy làm ví dụ nhé!
Thực hành kiếm domain
Đầu tiên khi đăng nhập Register compass thì bạn sẽ set up (chỉnh) những thông số sau đây.
Nếu bạn dùng domcop hay công cụ khác để kiếm thì làm tương tự nhé!
- Index > 0
- Trust flow > 9
- DA > 10
Phần dưới đây là bạn chọn sàn đấu giá và loại domain đấu giá là gì cũng như ngày hết hạn đấu giá. Ở đây tôi sẽ chọn thông số tôi hay dùng, 5 ngày nữa hết hạn, và sàn đấu giá godaddy.
Sau đó bấm enter hoặc nhấn search domain:
Ở đây expiring domain là domain gần tới ngày hết hạn.
Expired domain là domain đã hết hạn như đã nói ở trên. Và auction domain là domain đấu giá. Ở đây nó hiện 1953 nghĩa là có 1953 Domain để đấu giá.
Sau khi bấm vô con số 1953 , bạn có 3 cách để lọc để kiếm cho nhanh. Ở đây, bạn có thể lọc theo DA, majestic hay domain age – hoặc lọc theo ý bạn muốn)
Ở đây tôi chọn lọc theo chỉ số TF, thứ tự từ cao xuống thấp.
Tôi thường làm vậy để lọc kiếm pbn dễ thôi, chứ đây không phải là cách tốt nhất.
Sau đó bạn chỉ cần bỏ từng domain vô theo thứ tự Majestic. (Vì tôi thường coi thằng TF và chỉ số reffering domain của nó trước để đấu giá).
Sau đó Ahrefs (coi anchor text và backlinks nó từ đâu), rồi vô WBM để coi website đó trước đây là lĩnh vực gì. Để có thể xác nhận coi:
- Backlinks tới cùng lĩnh vực liên quan hay không?
- Nội dung website có bị thay đổi hay không?
Bạn có thể coi video của tôi kiếm domain trực tiếp để thấy dễ dàng hơn (ở phía dưới cuối bài). Ở đây tôi sẽ chọn lọc ra 1 số domain để dễ dàng cho bạn coi. Vì bài viết cũng “hơi quá dài” rồi…
Các bước làm
#Bước 1: Bỏ tên miền vô majestic:
Ngon!! Nhìn chung thì ngon, gốc domain có chữ travel (nghĩa là du lịch). Và khi nhìn TF thì bạn thấy nó có phần lớn màu là màu xanh dương nhạt (23) và tới từ các website Recreation/ TRAVEL.
Travel có backlink tới từ travel là rất tốt. Khi nhìn thế này thì hơn 80% tôi sẽ chọn nó luôn rồi.
Nhưng ở đây Reffering domain là 43 nhưng reffering Ip chỉ co 18. Tôi có vẻ không thích cho lắm! Điều này nghĩa là link tới từ 43 domain nhưng chỉ có 18 IP thôi.
Tỉ lệ của reffering domain không được lớn gấp 2 lần IP. Nhưng một lần nữa, BỨC TRANH TỔNG QUÁT. Thành ra tôi sẽ nhìn kĩ hơn một chút.
#Bước 2: Bỏ vô Ahrefs để coi anchor text và backlink ra sao:
Nhìn chung tôi thấy rằng anchor text cũng tạm được. Vì nó toàn domain thương hiệu là Phnom penh Travel, cũng khá ổn thỏa.
#Bước 3: Bỏ vô Way Back Machine kiểm tra:
Sau đó tôi sẽ bỏ vô wayback machine coi xem nó nói nội dung về gì.
Tôi nghĩ nó sẽ nói về du lịch – travel rồi.
Ở đây giả sử là bạn ngu như tôi lúc đó, không biết phnom penh là một địa danh du lịch nhé! Lúc ấy tôi tưởng nó là tên công ty cơ)
Sau đó tôi bỏ vào WBM để coi xem nó có bị thay đổi nội dung và website nói về gì luôn.
Nhìn chung, web được hoạt động từ năm 2000 tới 2016 một cách đều đặn. Nghĩa là tới 99% là website này chưa bao giờ bị mua lại hay đã bị biến thành pbn rồi! Một tin rất vui, có vẻ nó là 1 tên miền rất tốt.
#Bước 4: So sánh hình ảnh tên miền theo mốc thời gian
Sau đó để an toàn, tôi sẽ so sánh hình ảnh của tên miền lúc năm 2005, 2010 và năm 2016 xem nó ra sao
Tên miền lúc 2005:
Tên miền lúc 2010:
Tên miền lúc 2016:
Nhìn chung nó rất tuyệt!
99,9% tôi sẽ chọn lựa tên miền này rồi, cho dù nó có là một exact match domain.
Nghĩa là dù tên miền có từ khóa seo chính xác đi chăng nữa nhưng …
Nó có từ lúc năm 2000 mà thời điểm đó thì chỉ có 1 ít người trên thế giới biết về seo thôi.
Nên khả năng không cao là web nay đã được seo.
Nhưng nội dung vẫn được giữ nguyên, chỉ có thiết kế website là được thay đổi.
Và điều này là lẽ đương nhiên rồi.
Một web có từ năm 2000 chẳng lẽ nó giữ mãi cái giao diện năm 2000 ấy tới năm 2018 hiện nay?
#Bước 5: Bỏ vào ahrefs để phân tích backlinks.
Để xem nó có đúng là tới từ những website liên quan không?
Fuckkkk, nhìn đáng nghi vãi linh hồn ra!! Hầu hết backlink toàn tới từ trang chủ, mặc dù đều là lĩnh vực du lịch như nhau.
Cơ mà fuck, không có 1 trang web nào tự nhiên mà backlinks toàn tới từ trang chủ.
Và bạn sẽ thấy bên phải, cách đặt link 100% nhìn là nó ở footer.
Ví dụ 1:
Tôi sẽ cho bạn coi hình ở dưới.
Tôi lấy website về Cambodia Travel, Angkowat Travel, Phnom phenh Travel làm ví dụ.
Bảo đảm nó cũng backlink tương tự tới những trang về cambodiatravel gì đó của nó 100%.
Đây là website backlink về trang phnompenhtravel.com và nếu như bạn để ý thì bạn sẽ thấy design web nó gần như tương tự nhau.
Và yes, y chang như tôi nói, bạn hãy kéo xuống phần chân trang của nó, bạn sẽ thấy toàn bộ backlinks đều được đặt ở footer, nhìn là biết trang này đã được seo chắc rồi!
Cho dù hồi năm 2000 người ta đặt thế là đặt tự nhiên và không có ý định seo đi chăng nữa thì với kiểu backlink đó và IP trùng nhau thì google chắc chắn sẽ dòm ngó tới thời điểm hiện tại rồi.
Ví dụ 2:
Well, nhìn cái này thì tỉ lệ 80% là spam rồi. Như bạn có thể thấy, RD 281 còn RI có 95 mà thôi, có links từ 281 địa chỉ domain mà chỉ có 95 Ip thì coi tạch.
Là tôi thì sẽ bỏ thẳng nhưng trong trường hợp này tôi sẽ phân tích sâu hơn cho bạn thấy.
Tiếp theo là bỏ vô ahrefs.
Bạn có thể thấy anchor text đi tới đa phần là thương hiệu và url, có dính một chút anchor text từ tiếng trung quốc (hình như là vậy), nếu là bạn thì tôi nghĩ bạn sẽ chọn nó vì anchor text là thương hiệu, còn tôi thì không!
Lý do tại sao?
Đơn giản là link dofollow có cả 210 links nhưng mà hết bà cha nó 201 links là anchor text http://www.tommyirvincampaign.com/ rồi!
Quá đáng nghi! Không thể nào có một sự trùng hợp như vậy được.
Bạn phải hiểu rằng nếu 1 domain có 10 link đi tới và 9 links có anchor text là gtv seo thì chuyện này rất hợp lý, nhưng nếu bạn có 300 link và 290 link có anchor text là gtv seo thì cực kì đáng nghi ở đây!
Tương tự ở trường hợp là, có link từ 2 domain nhưng có 1 IP ( tỉ lệ 50 %) nhưng link từ 100 domain và chỉ có 50 IP ( tỉ lệ cũng 50%) thì thằng google sẽ “dòm ngó” , hạ chất lượng backlinks hay thậm chí phạt luôn domain mà có link từ 100 domain kia, còn thằng kia lại không !
Tỉ lệ là một chuyện nhưng nó còn phụ thuộc vào số lượng nữa. Thành ra bạn nên nhớ điều này!
Tiếp theo như quy trình ở trên, mình sẽ bỏ tiếp vô wayback machine.
Ở đây bạn sẽ thấy là khi mình bỏ vô WBM thì nó báo lỗi. Nghĩa là đã có người chặn cho WBM không cho thấy. (Thường bị người ta chặn thì có nghĩa là web đó có gì mờ ám rồi nên mới vậy).
Nhưng bạn nhớ cho chắc chắn thì bỏ cả:
- http://www.tommyirvincampaign.com
- http://tommyirvincampaign.com
- tommyirvincampaign.com
- https://tommyirvincampaign.com
- https://www.tommyirvincampaign.com
để cho chắc chắn nhé.
Bạn muốn biết phiên bản nào chuẩn xác nhất thì bạn dùng Ahrefs cũng được.
Mình sẽ cho bạn coi ở bước tiếp theo.
Nhưng nó không hiện thì không có nghĩa web này bị seo hoặc web xấu. Mà chỉ làm tăng khả năng nó lên thôi vì WBM cũng là một công cụ không hoàn hảo. Thành ra nó lâu lâu gặp lỗi là chuyện cũng bình thường.
Nên mình sẽ kiểm tra backlinks tiếp.
Thôi, đợt này là xác cmn định rồi. Toàn link từ nhật bản tới website. Mà bạn nhìn bên phải hình thì bạn cũng sẽ thấy là cùng một cách để link, cũng như toàn link từ trang chủ.
Ví dụ 3:
Nhìn vô , một lần nữa sẽ thấy rất ngon, vì TF có một màu chủ đạo chính. Nghĩa là website có nguồn backlinks tới từ cùng lĩnh vực. Tỉ lệ RD và RI cũng rất tuyệt là 42 và 39. Tôi mong là không giống 2 trường hợp trước đó!
Tiếp đó sẽ là ahrefs.
Như bạn thấy, anchor text cũng toàn thương hiệu và url, rất tuyệt vời !!
Tiếp theo là WBM.
Nhìn sơ qua thì thấy khoảng thời gian website hoạt đồng liền nhau liên tục, rất tuyệt!
Tôi sẽ kiểm tra xem coi trang web này nói về lĩnh vực gì bằng cách copy đoạn chữ trong website và bỏ vô google dịch.
Tóm tắt ý trên là web này nói về javascript và code là chủ yếu.
Quay lại với việc coi nguồn backlinks từ ahrefs.
Ngon, rất ngon!! Như bạn thấy, link tới từ linkedin, và tất cả title của các link đi tới đều có chữ javascript (không cần nhìn vô từng website cũng biết nó nói về javascript rồi.
Link toàn tới từ lĩnh vực code và javascript, quá tốt!! Như vậy là đủ rồi, mang nó vào đấu giá ngay và luôn!
(tất nhiên ở ví dụ này tôi lấy một trong những website pbn tôi là venusjs.org)
Kết luận
Đấy là toàn bộ phần chia sẻ cách tôi làm chính xác từng bước kiếm tiền miền cũ!
Tất nhiên nó sẽ còn rất nhiều phần khác để đề cập tiếp. Đó là cách khởi tạo, cách dùng và nhiều cách khác, nhưng bài viết quá dài rồi, tôi sẽ để nó ở phần sau.
Nhưng bạn cũng có thể ghé thăm một trong những pbn tôi là venusjs.org để tham khảo cách tôi làm/ viết bài và đi link.
Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu được PBN là gì cũng như một phần nào đó vận dụng nó thật tốt vào trong công việc của bạn.
Tôi mong là bạn sẽ chia sẻ bài viết này để tôi có nguồn cảm hứng viết tiếp nhé!
Nếu như bạn cần thêm thông tin gì khác về seo, bạn cũng có thể ghé thăm qua kênh youtube của tôi. Bởi vì ở đó có sẵn cả 1 “kho tàng” rồi, trên blog này thì tôi mới bắt đầu bập bẹ viết thôi:
Links: https://www.youtube.com/c/vincentdoseo
Dưới đây là video cách tôi kiếm tên miền cũ trực tuyến giúp bạn dễ hiểu. Và còn nhiều ví dụ tương tự khác lẫn cách đấu giá cho tên miền sau khi bạn chọn nhé.
Chúc bạn thành công!
Hãy chia sẻ để được nhận lại!
Bản quyền thuộc về Hoc11.vn SEO (Vui lòng giữ lại nguồn khi copy bài viết)
Tham khảo bài viết:
- Digital Marketing là gì? 10 hình thức Digital Marketing hiệu quả
- Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng marketing campaign 2020
Có thể bạn quan tâm:
KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Link juice là gì | SEO Offpage là gì | Rel Nofollow | Tên miền là gì |