Phần 2: Những Thay Đổi Chi Tiết Của Thuật Toán Florida 2 Và Cách Mà SEOer Phải Làm Để Thích Nghi Với Thuật Toán Này

Hiện nay đã có một vài giả thuyết đang nổi lên về Thuật toán lõi rộng Tháng 3.2019 của Google (Thuật toán Florida 2) trên các diễn đàn SEO. Thông qua bài tổng hợp sau đây, hy vọng các SEOer sẽ phần nào nắm được cách “chẩn đoán” vấn đề website giảm bậc trên bảng xếp hạng tìm kiếm, cũng như cách khắc phục.

google-florida-2

Theo khảo sát của Search Engine Round Table, Bản Cập Nhật Lõi Tháng Ba 2019 không phải sự đảo ngược của bản cập nhật tháng Tám 2018, bởi chỉ có dưới 60% các trang web bị ảnh hưởng được phục hồi vị trí.

Search Engine Land nhận thấy nhiều chuyên gia có thể đã áp dụng những thay đổi nhất định để đảo ngược những “hậu quả” từ bản cập nhật tức thời, nhưng hãy lưu ý rằng Google vẫn chưa xác nhận với chúng ta về mục đích thực sự của bản cập nhật mới này. Công bố gần đây cho chúng ta thấy được những dữ liệu ban đầu về ảnh hưởng của bản cập nhật, nhưng vẫn rất khó để đo đếm mức ảnh hưởng toàn diện thực sự.

Search Engine Land cũng nhắc nhở rằng Google đã xác nhận rằng bản cập nhật này không phải là cập nhật thuật toán Penguin (thuật toán chống spam, có khả năng xác định các trang web đang sử dụng phương pháp spam trên các kết quả tìm kiếm liên quan bằng cách mua link hoặc sở hữu link thông qua các mạng lưới link vốn được thiết kế để đẩy thứ hạng Google). Hơn nữa, Google cũng đã khẳng định rằng các bản cập nhật lõi và các bản cập nhật neural matching không liên quan gì tới nhau và không có tương quan.

Theo blog Search Metrics, các website về sức khỏe chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bản cập nhật thuật toán vừa rồi của Google. Cụ thể là, một vài website sức khỏe vốn hưởng lợi từ đợt cập nhật EAT (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) giờ lại phải chứng kiến sự sụt giảm về lượng truy cập tự nhiên. Ngược lại, theo Search Metrics, “các website có profile thương hiệu mạnh và tập trung vào đề tài rộng” lại nhận thấy có sự tăng trưởng – đặc biệt là những tìm kiếm thuộc dạng YMYL (Your Money Your Life – các trang web có nội dung gây ảnh hưởng lên tiền hoặc cuộc sống của người dùng, theo phân loại của Google). Tín hiệu người dùng có dấu hiệu ảnh hưởng lớn hơn lên các kết quả tìm kiếm. Điều này có nghĩa là các thước đo thể hiện giá trị người dùng (ví dụ như thời lượng xem trang web) có thể sẽ giúp các kết quả tự nhiên tăng cao.

Đối với Google, không có tiêu chí đánh giá nào tên là Độ tin cậy. Tuy nhiên, có một biểu đồ link tồn tại và nó chính là “bản đồ” của mạng Internet. Trong tấm bản đồ này, có các trang web thông thường dẫn tới những trang thông thường khác, và các trang web spam dẫn tới các trang spam khác.

Một trang web không thể “đáng tin” hơn các trang khác, vì không có tiêu chí hay hạng mục đánh giá nào là độ tin cậy cả.

Hạng mục Độ tin cậy chỉ là vấn đề xác định liệu trang web có phải là spam hay không. Có thể hiểu là các trang đích khi được liên kết với các “seed pages”, hoặc với các trang web được liên kết trực tiếp với seed page, sẽ được tin cậy hơn.

Theo thuật toán xếp hạng khoảng cách liên kết của Google, “seed page” là những trang mà Google đánh giá là uy tín. Ví dụ, nếu người dùng muốn mua Iphone thì seed page sẽ là Apple.com, vì thế nếu website X dẫn link trực tiếp từ Apple.com thì Google sẽ coi trang X là một trang có độ tin cậy cao. Tiếp tục, nếu trang Y lại tiếp tục dẫn link về trang X thì trang Y cũng sẽ được đánh giá là khá uy tín. Và cứ thế độ uy tín sẽ giảm dần khi khoảng cách liên kết từ một trang đích đến seed page càng xa. Dưới đây là sơ đồ từ Google cho các bạn dễ hiểu hơn:

do-tin-cay

Theo sơ đồ, 3 seed page được dẫn link đến nhau và được Google tin cậy là 106, 108, 110. Các trang được Google coi là uy tín hơn sẽ là các trang 112 đến 120 vì chỉ cách nhau 2 link tính từ seed pages. Quay trở lại với ví dụ Apple.com, nếu trang X dẫn link từ Apple.com (seed page), trang Y dẫn link từ trang X, và lại tiếp tục có 1 trang Z dẫn link từ trang Y, thì khoảng cách liên kết từ trang Z đến seed page là khá xa (3 link), vì thế trang Z sẽ có độ tin cậy/uy tín ít hơn so với trang X và Y.

Ý tưởng cho rằng Bản Cập Nhật Lõi Tháng Ba 2019 là về điều chỉnh các yếu tố xếp hạng để ưu tiên các trang web với “độ tin cậy” cao hơn, chính là đang nghiêng về giả thuyết cho rằng Độ tin cậy cũng là một yếu tố xếp hạng.

Có một giả thuyết khác rằng Google điều chỉnh thuật toán để thể hiện sự ưu tiên đối với các thương hiệu và website “có thẩm quyền” hơn. Tuy nhiên, cần hiểu rằng Google không tin tưởng vào các thương hiệu và các trang được-cho-là có thẩm quyền chỉ vì vậy.

Mọi thứ mà Google xếp hạng được xuất hiện trong bảng xếp hạng đó là vì người dùng mong muốn các trang đó được hiển thị lên đầu. Các trang đó chưa chắc đã đưa ra câu trả lời tốt nhất. Google xếp hạng các trang mà người dùng mong muốn nhìn thấy nhất bởi phần lớn người dùng sẽ thấy thỏa mãn với câu trả lời đến từ một trang nhất định hoặc vì trang đó trả lời câu hỏi theo cách sẽ khiến phần lớn người dùng hài lòng.

Đây là một giả thuyết khá thú vị. Các đường link không chỉ là yếu tố xếp hạng, mà còn là yếu tố liên quan. Người viết cho rằng thuật toán của Google đang ngày càng nghiêng về vai trò như một yếu tố liên quan của các đường link, thay vì hướng ngược lại.

Một bản cập nhật gần đây cho một sáng chế Google về anchor text đã thêm công dụng của phần chữ quanh anchor text để biểu thị lý do vì sao trang web được liên kết lại có liên quan. Sáng chế này không coi nó như một yếu tố xếp hạng, bởi trang web sẽ không xếp hạng cao hơn chỉ vì bạn có đủ nhiều những đường link như vậy.

Việc cho rằng khi một đường link được bao quanh bởi những từ khóa nhất định, thì những từ khóa đó có thể là nội dung của trang liên kết và coi đó như một cách để hiểu nội dung trang liên kết cũng khá phiến diện.

Nói rằng Google đang điều chỉnh thuật toán xếp hạng link để ưu tiên các thương hiệu và trang “có thẩm quyền” chính là thể hiện sự thiếu hiểu biết căn bản về cách Google sử dụng các đường link. Ý kiến cho rằng bất cứ công cụ tìm kiếm nào lại thể hiện ưu tiên với thương hiệu thật lố bịch.

Nguyên tắc hướng dẫn chung là liệu người dùng có mong muốn được thấy một trang web nhất định trên SERPs hay không. Tất cả tựu chung lại đều là vấn đề làm hài lòng người dùng.

Các đường link là một cách để đo lường độ liên quan cho những thứ như từ một website này qua một website khác. Các đường link đóng vai trò như người gác cổng, để “nhốt” những trang spam khỏi SERPs và “mời” các trang bình thường vào trong.

Độ hài lòng của người dùng quả thực có trọng số lớn. Nhưng tỉ lệ click thực không phải là một thước đo để nâng hay hạ hạng của một trang web.

Dữ liệu về tỷ lệ click đo lường việc người dùng quay về trang trước đó chỉ nhằm mục đích đo lường xem thuật toán có đang hoạt động tốt hay không. Dữ liệu đó không phải để đo lường xem người dùng có thích trang web đó hay không.

Nếu thuật toán nhận thấy người dùng đang quay về Google để tìm một kết quả tìm kiếm khác, đó là một dấu hiệu cho thấy thuật toán đang thất bại chứ không phải là các website.

Độ hài lòng của người dùng là điều mà thuật toán của Google quan tâm. Tỷ lệ click chuột được sử dụng để đo lường độ hiệu quả của việc thuật toán thỏa mãn người dùng. Tỷ lệ click chuột không phải là một tiêu chí xếp hạng của Google.

Người quyết định lớn nhất trong việc trang web nào được xuất hiện cao nhất trên SERPs là người dùng. Google luôn luôn hiển thị các trang mà người dùng muốn thấy, đó là mục tiêu mà thuật toán của họ hướng tới.

Hiểu được điều đó rồi, tiếp theo nếu bạn cần xác định chuyện gì đã xảy ra với vấn đề xếp hạng của bạn, đây chính là nơi bắt đầu.

Trang web của bạn trả lời truy vấn tìm kiếm tốt tới đâu?

Nội dung trên trang của bạn trả lời truy vấn tìm kiếm trực tiếp tới đâu?

Nội dung của bạn có lan man và lạc khỏi chủ đề hay không?

Người dùng có thắc mắc gì khi họ gõ truy vấn tìm kiếm của bạn và trang web của bạn có trả lời chính xác câu hỏi đó hay không?

Khi nói về cách hoạt động của các tìm kiếm, Google liệt kê ra ba giá trị cốt lõi:

Tập trung vào người dùng

Trao quyền cho chủ website

Tối đa hóa việc cho phép tiếp cận thông tin (trang web miễn phí và luôn-mở)

Giá trị cốt lõi của Google không phải là hiển thị các trang “đáng tin cậy nhất” hay các trang có những đường link “tốt nhất”. Bởi đôi khi câu trả lời tốt nhất lại nằm trong các trang có ít đường link hơn.

Thuật toán của Google tập trung vào người dùng và những gì họ muốn thấy. Nên nếu bạn muốn tìm hiểu lý do vì sao một trang web tụt hạng trong Bản Cập Nhật Tháng 3/2019, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem nội dung của bạn “đứt liên hệ” với người dùng từ đâu.

*** Thông tin được tổng hợp và lược dịch từ Search Engine Journal và Digital Media Solutions.

seo update 2019

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *