Web design và web develop khác gì nhau? Một người có thể vừa làm web design vừa làm web develop được không? Markdao xin giải đáp trong bài viết dưới đây bằng cách so sánh hai vị trí Thiết kế web và Phát triển web.
Web designvà web develop khác gì nhau? Một người có thể vừa làm web design vừa làm web develop được không? Nếu tôi là chủ doanh nghiệp và đang có nhu cầu tìm kiếm nhân sự để đảm nhận công việc xây dựng trang web cũng như các ứng dụng có liên quan, tôi nên thuê người như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây bằng cách so sánh hai vị trí Thiết kế web (web designer) và Phát triển web (Web developer), làm rõ những điểm khác nhau về yêu cầu công việc, vai trò, các công việc hàng ngày và kỹ năng mà 2 vị trí này đòi hỏi.
Web design là gì? Web designer sẽ làm những công việc gì?
Người làm web design chịu trách nhiệm tạo ra phiên bản sơ khai của một website (thiết kế web trực quan). Sau quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện, thiết kế hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho các web developer để mã hóa HTML, mã hóa tập lệnh web hoặc hoàn thành các loại mã hóa khác nói chung. Cả web designer lẫn web developer đều làm việc cho một mục đích chung duy nhất – tạo ra một website hoặc một ứng dụng web thu hút người dùng.
Nếu nhiệm vụ chính của nhà phát triển web là sử dụng các ngôn ngữ mã hóa phức tạp để xây dựng cấu trúc lõi của trang web nhằm đảm bảo trang web sẽ vận hành mượt mà, không gặp các trục trặc về mặt kỹ thuật thì nhiệm vụ chính của người làm web design là sử dụng các yếu tố trực quan (màu sắc, hình dáng) để xây dựng “bộ mặt” của trang web. Công việc của người thiết kế web tập trung mang lại trải nghiệm trực quan cho người nhìn nhiều hơn. Bạn có thể tưởng tượng developers như những công nhân xây dựng trong khi designer đóng vai trò là kiến trúc sư – cả 2 đều cần thiết để xây dựng lên một website, chỉ là họ phụ trách những phần khác nhau thôi.
Web design có những loại nào? Chọn web designer phù hợp với nhu cầu của bạn
Web design làm cho trang web trở nên hấp dẫn, bắt mắt hơn. Họ tập trung vào định hình phong cách và xây dựng cảm nhận của người dùng dành cho trang. Phần lớn sử dụng các phần mềm đồ họa để tùy sáng tạo và tùy chỉnh các yếu tố hình ảnh mặc dù cũng có một số ít làm việc với code HTML và CSS (Cascading Style Sheets) để tạo ra các thiết kế. Vậy ai sẽ sử dụng phần mềm đồ họa và ai sử dụng code?
Thiết kế trải nghiệm người dùng – User Experience (UX) designer
UX designer chịu trách nhiệm về mảng xây dựng cảm nhận của người dùng. Công việc của họ là giữ cho lượng khách truy cập website luôn được duy trì. UX designer bắt đầu bất kỳ dự án nào với bước đầu tiên là nghiên cứu nhân khẩu học người dùng và nhu cầu của trang web, từ đó họ biết chính xác cách tạo ra một trang web mà đối tượng khán giả cụ thể của bạn sẽ thích. Càng nắm bắt được tâm lý người dùng, chuyên viên web design càng có nhiều khả năng thu hút lượng traffic lớn hơn, cải thiện thời gian trên trang và khuyến khích người dùng thực hiện các hành vi mua hàng, cung cấp thông tin trên trang.
Thiết kế giao diện người dùng – User Interface (UI) designer
UI giúp cải thiện cách người dùng tương tác với các yếu tố trực quan trên trang web của bạn, đặc biệt là giao diện web. Điều này được thực hiện bằng cách biến các ý tưởng và giá trị cốt lõi thương hiệu phức tạp thành một trang web thú vị và dễ điều hướng. Vậy UI design khác với UX design như thế nào? Thiết kế UX liên quan đến nghiên cứu xây dựng nền tảng vững chắc cho trải nghiệm tích cực của người dùng, trong khi thiết kế UI tập trung vào tính thẩm mỹ (giao diện) của trang web trong thực tế.
Visual designer – sự kết hợp hoàn hảo giữa UX và UI design
Một visual designer là sự pha trộn của cả UX và UI designer. Công việc của họ không chỉ là cải thiện hành vi người dùng bằng cách sử dụng các kỹ năng sáng tạo và mã hóa của họ, mà còn để giải quyết các vấn đề về thiết kế mỹ thuật. Visual designer cũng giúp một thương hiệu định hình phong cách hoặc xây dựng những cách “giao tiếp” độc đáo của thương hiệu. Về bản chất, họ là một bậc thầy của tất cả các ngành nghề thiết kế web và vai trò cụ thể của họ có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào những gì bạn muốn.
Người làm web design sẽ cần thuần thục những kỹ năng nào?
Công việc web design tập trung chủ yếu vào các yếu tố front-end, hay nói cách khác là các yếu tố liên quan đến việc “nhìn và cảm nhận” của một trang web. Công việc thiết kế này đòi hỏi việc luôn phải cân nhắc đến cảm nhận của người dùng và hiển nhiên là những kỹ năng thiết kế đồ họa (graphic design) thuần thục. Các nhà thiết kế web cần nhanh nhạy trong việc kết hợp các bảng màu (color palette), font chữ (typography) và các yếu tố thiết kế khác một cách phù hợp để tạo ra các sản phẩm chất lượng bao gồm layout/format của website, logo thương hiệu, wireframe, mock-up và story-board,…
Các phần mềm thường gặp trong máy tính của một web designer
Mục đích của người làm việc ở vị trí này là tạo ra các trang web với giao diện rõ ràng, có tính mỹ thuật và dễ dàng để người dùng điều hướng, sử dụng cho dù họ dùng thiết bị gì để truy cập, từ máy tính cá nhân cho đến màn hình nhỏ hơn của các thiết bị di động. Để làm được điều này, web designer phải thành thạo sử dụng các phần mềm thiết kế nói chung và thiết kế web nói riêng, chẳng hạn như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator hoặc Dreamweaver, Brackets.
Web develop khác web design như thế nào? Làm sao để phân biệt 2 vị trí này?
Một nhà phát triển web xây dựng framework cho trang web bằng cách sử dụng phần mềm như Javascript và JQuery, nhằm tạo ra một trang web hoạt động trơn tru, sau đó các nhà thiết kế web sẽ “tô điểm” trang web bằng các ý tưởng sáng tạo của họ. Vai trò chính của vị trí web developer cũng tương tự như vị trí web design, xây dựng và bảo trì các website. Web developer có thể làm việc in-house hoặc freelance, tuy nhiên trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể và các công việc có liên quan của từng người sẽ tùy thuộc vào việc họ có chuyên môn làm front-end, back-end hay full stack.
Tương tự web design, web develop cũng bao gồm 3 lĩnh vực
Back-end developer
Khái niệm back-end thường dùng để chỉ việc thiết kế những cấu trúc cốt lõi của website. Các nhà phát triển back-end là các chuyên gia lập trình và sử dụng các ngôn ngữ phần mềm phức tạp như Java, SQL và C#. Công việc họ làm, trái ngược hoàn toàn với web design, không được người dùng nhìn thấy vì nó liên quan đến mã hóa trên máy chủ web và cơ sở dữ liệu, không phải trên trình duyệt (không giống như các nhà phát triển front-end. Nói tóm lại, công việc của họ là tạo ra các trang web hợp lý, có chức năng bằng nhiều chương trình khác nhau. Họ cũng dành nhiều thời gian để kiểm tra và sửa lỗi trên website.
Front-end developer
Một số người gọi thiết kế front-end cũng giống như phát triển khách hàng vì công việc này kết nối với web design nhiều hơn là back-end develop vì nó liên quan đến việc sử dụng HTML, CSS và JavaScript để tạo ra những thứ mà người dùng có thể nhìn thấy. Tóm lại, giống như một nhà phát triển back-end, những người phát triển front-end có kỹ năng mã hóa nhưng họ xây dựng các framework mà người dùng thực sự có thể tương tác.
Full-stack developer
Full-stack develop là dạng công việc kết hợp cả back-end và front-end, cung cấp một gói đầy đủ các dịch vụ phát triển web. Người làm công việc này thật sự là chuyên gia trong lĩnh vực phát triển cấu trúc web và giữ chúng ổn định.
Để làm web developer có cần các kỹ năng như công việc web design hay không?
Mỗi công việc hay vị trí đều yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức khác nhau. Nếu như công việc web design yêu cầu người làm có kiến thức về mỹ thuật và am hiểu về tâm lý người dùng thì để hoàn thành tốt công việc của một web developer, bạn cần một số kiến thức nhất định về code HTML/XHTML, CSS, JavaScript bên cạnh kiến thức cơ bản về cấu trúc máy chủ và Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Kinh nghiệm làm việc với các framework phía máy chủ như python, ruby, php, Java, ASP, ASP.NET và kinh nghiệm làm việc với các hệ thống cơ sở dữ liệu SQL và Oracle cũng là những điều chắc chắn là cần thiết và có ích cho các nhà phát triển web.
- Tìm hiểu các lỗi khiến đặt đơn hàng không thành công trên Lazada
- Giờ giao hàng hành chính trên Shopee là mấy giờ?
- E-Commerce SEO: Hướng dẫn cách SEO web bán hàng toàn tập từ A-Z
- Quy trình dịch vụ Content viết chuẩn SEO thống trị top Google
- Trong SEO – Có những điều quan trọng nhưng không đáng để bạn lo lắng quá mức