Chúng ta đang sống trong thời đại dữ liệu được truy cập ở mọi nơi. Với điện thoại và laptop, bạn có thể truy cập mọi dữ liệu từ cá nhân tới công việc một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Có nghĩa là, trong Digital Marketing bạn cũng có thể truy cập các dữ liệu về khách hàng. Bạn dễ dàng tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết như: Loại sản phẩm khách hành mua, nhóm tuổi thường truy cập,… Bạn cũng có thể chia nhỏ dữ liệu để tiện cho theo dõi. Điều quan trọng là bạn phải xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Mấu chốt nằm ở sự tổng hợp giải thích dữ liệu, còn gọi là phân tích Marketing.
Có thể bạn quan tâm: >> Marketing automation là gì?
Phân tích marketing là gì
Phân tích Marketing là cách tìm ra dữ liệu và xử lý chúng sau đó đưa ra các phương án tối ưu hành động hợp lý nhất cho Marketing. Điều này sử dụng số liệu thống kê, mô hình dự báo để tìm hiểu các thông tin chi tiết và trả lời các câu hỏi. Nó quan trọng với kế hoạch marketing, bởi dựa vào đây bạn có thể hiểu và dự đoán hành vi người dùng. Sau đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy doanh số doanh nghiệp.
Ở đây bạn có 2 mục đích chính của phân tích tiếp thị:
- Đánh giá mức độ hiệu quả của các nỗ lực marketing của bạn
- Tìm những chiến lược khác giúp nhau bạn có thể áp dụng để thu được hiệu quả tốt hơn.
Các quy trình này biến dữ liệu thô thành những kế hoạch marketiing hoàn chỉnh. Từ đó tận dụng tối đa kinh phí marketing của bạn.
Vai trò của phân tích marketing
Có được định lượng chuẩn xác
Những con số cụ thể luôn thuyết phục hơn. Khi bạn đưa ra con số chính xác, thông tin của bạn sẽ trở nên đáng tin cậy.
Điều này có thể giúp bạn được giúp đỡ. Có rất nhiều người quan tâm tới số liệu thống kê của bạn như một thông tin hữu ích cho họ.
Bạn phải có ROI của mình trước và sau mỗi chiến dịch marketing để xem nó hiệu quả không. Doanh thu của bạn tăng lên khi một quảng cáo chạy tốt hoặc ngược lại. Mọi sự thiếu hụt số liệu dẫn tới sự mơ hồ trong kinh doanh, điều này là không nên.
Phân tích marketing cho phép bạn truy cập dữ liệu, xác định cụ thể số tiền mà chiến dịch marketing của bạn mang lại.
Bạn có thể chứng minh rõ ràng cái gì đang hoạt động- hoặc cái gì không hoạt động, lý do của chúng. Với việc đưa ra được nguyên nhân, mọi người sẽ phải tìm giải pháp và tin tưởng bạn.
Biến dữ liệu thành thông tin
Các doanh nghiệp thường truy cập vào dữ liệu người dùng. Điều quan trọng là bạn nên sử dụng các dữ liệu khô khan đó một cách hiệu quả. Nếu không, sử dụng sai sẽ dẫn tới chiến dịch marketing của bạn sai hướng. Để dữ liệu trở nên hữu ích, bạn cần phân tích các dữ liệu liên quan.
Ví dụ: khi bắt đầu chiến dịch PPC, doanh thu của bạn dao động khoảng 10.000 đô la mỗi tháng. Sau chiến dịch đầu tiên của bạn, biên lai của bạn lên tới 15.000 đô la mỗi tháng. Bạn có nên đầu tư vào cùng một quảng cáo một lần nữa?
Bạn nên xem xét đến các điểm như: Sự tăng trưởng toàn ngành, xu hướng thay đổi, các quảng cáo khác, các khách hàng thực sự tới từ quảng cáo PCC,… Thật may, phân tích dữ liệu sẽ cung cấp thông tin cho bạn về những vấn đề này. Từ đó, bạn sẽ giải quyết chúng dựa trên cơ sở rõ ràng hơn là chỉ đoán mò.
So sánh và đối chiếu dữ liệu của bạn
Phân tích marketing cho phép bạn so sánh các tập dữ liệu của bạn với nhau. Ví dụ:
- Thu nhập PPC của bạn so với ước tính của bạn như thế nào?
- Có sự khác biệt nào về doanh thu được tạo ra trên lượng người dùng xác định không?
- Làm thế nào các ROI trên chiến dịch PPC của bạn so sánh với thu nhập từ đầu vào khi bạn quảng cáo Facebook ?
- Chiến dịch PPC của bạn đã tạo ra bao nhiêu doanh thu bán hàng đầu tiên so với doanh thu trọn đời ? Các chiến dịch quảng cáo, sáng kiến nội dung và nhóm khách hàng của bạn đều có liên quan đến nhau. Nếu bạn hiểu các vấn đề cốt lõi, sẽ dễ dàng hơn để giải quyết.
Mỗi một chiến dịch marketing của bạn đều phải có mục tiêu. Đó có thể là tăng doanh số hay tăng traffic cho trang web. Càng phân tích và sử dụng tốt dữ liệu, bạn càng đi đúng hướng. Phân tích marketing có thể giúp bạn đo lường tiến trình và tìm ra vấn đề xảy ra nếu không đúng tiến độ.
Sử dụng phân tích marketing để tăng doanh thu
Dữ liệu sẽ chỉ là con số vô nghĩa nếu bạn không sử dụng nó đúng cách. Có nghĩa bạn phải phân tích những gì nên và không nên cho quá trình marketing của mình.
Phân loại dữ liệu khách hàng
Bạn nên phân loại dữ liệu khách hàng của mình trên các đặc điểm và hành động cụ thể, từ đó có dữ liệu hữu ích hơn. Bao gồm:
- Nhóm tuổi
- Giới tính
- Trình độ học vấn
- Thu nhập hàng năm
- Tình trạng gia đình
- Vị trí địa lý
Bạn cũng có thể phân đoạn dữ liệu dựa trên hành vi của người tiêu dùng , sắp xếp theo khách hàng:
- Từ bỏ giỏ hàng đã chọn
- Duyệt các trang sản phẩm của bạn mà không mua
- Mua hàng thường xuyên
- Khách hàng cũ quay lại
Phân đoạn này cho phép bạn lọc dữ liệu theo mức độ liên quan và bạn sẽ lấy được những gì bạn cần.
Hãy tưởng tượng bạn có một nhóm lớn khách hàng từ bỏ giỏ hàng của họ. Bạn chạy các thử nghiệm để xem Facebook marketing hay Email marketing sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Bạn phát hiện ra rằng email nhận được ROI tốt hơn, nhưng chỉ khi bạn bao gồm ngôn ngữ tạo ra cảm giác thúc giục. Thông tin đó giúp bạn không phải chú ý những người bỏ rơi giỏ hàng ở những nơi họ không tìm kiếm.
Đảm bảo dữ liệu chất lượng cao
Bạn chỉ nên phân tích với các dữ liệu chất lượng cao. Có nghĩa là các dữ liệu mới và chính xác. Các dữ liệu cũ, từ 5-7 năm trước không còn có ý nghĩa gì với hiện tại. Đó là chưa kể các lỗ hổng dữ liệu có thể dẫn tới chiến dịch marketing của bạn rơi vào ngõ cụt.
Để dữ liệu có chất lượng cao, nó phải có các tiêu chí sau:
- Dữ liệu ở hiện tại
- Toàn diện, không có khoảng trống
- Không có lỗi
- Chính xác như phân tích yêu cầu
- Liên quan đến phân tích
Dù vậy, định hướng mục tiêu vẫn luôn quan trọng nhất. Bạn vẫn có thể tham khảo các dữ liệu cũ hay không đầy đủ, nhưng hãy thận trọng.
Dự báo tương lai
Tuy rằng bạn phải phân tích marketing từ các dữ liệu quá khứ và hiện tại, tuy vậy mục tiêu của marketing phải là tương lai. Do đó, dự báo những gì sẽ xảy ra là ưu tiên hàng đầu.
Các công cụ phân tích marketing sẽ sử dụng dữ liệu cụ thể và xu hướng trong quá khứ. Sau đó chúng sẽ xác định kết quả bạn có thể mong đợi trong các điều kiện khác nhau. Bạn có thể sử dụng phân tích dự đoán để trả lời các câu hỏi như:
- Một chiến dịch sẽ có kết quả tốt hơn với nhiều tiền đầu tư hơn?
- Chiến dịch trên 1 nền tảng có hoạt động tốt với nền tảng khác không? Chẳng hạn, một chiến dịch Email marketing có nên chuyển sang Facebook marketing? Quảng cáo Facebook của bạn có hoạt động trên Instagram không? (Xem thêm: Cách phát triển doanh nghiệp của bạn trên Facebook)
- Loại doanh thu nào bạn có thể nhận được với chiến dịch của mình trong một thị trường mới? Bạn không cần phải quá phức tạp với các phân tích dự đoán của mình, nhưng dành một chút thời gian cho họ có thể giúp bạn xác định xem những gì bạn đang làm có hiệu quả hay không.
Khắc phục điểm yếu
Bạn có thể thấy ổn khi thấy những điểm mạnh của chiến dịch marketing. Tuy vậy, bạn cũng cần xem lại những gì chưa hiệu quả. Nếu doanh số giảm đột ngột, phân tích marketing phải nhanh chóng tìm ra vấn đề.
Bạn nên giữ thái độ tích cực để giải quyết các tồn đọng trong công việc. Sử dụng các công cụ marketing để hiểu hơn về mục tiêu marketing và trở lại đúng hướng. Đừng quên thu thập và phân tích dữ liệu liên tục để nắm bắt tình hình.
Các bài kiểm tra từ phân tích marketing
Bất kỳ dự án tiếp thị là một quá trình . Phân tích tiếp thị giúp bạn xác định nơi bạn cần chú ý trong quá trình đó. Hãy nhớ làm theo phân tích thực tiễn tốt nhất:
Các dự án marketing là một quá trình. Phân tích marketing sẽ giúp bạn xác đinh nơi cần chú tâm tới trong quá trình đó. Hãy luôn làm theo phân tích thực tiễn:
- Chỉ định các câu hỏi cần câu trả lời
- Thu thập dữ liệu chất lượng cao
- Chọn ra những thông tin quan trọng với bạn
- Hãy xem xét quá khứ, hiện tại và tương lai
Đôi khi, các vấn đề bạn nhận được lại nhiều hơn lúc đầu. Khi điều đó xảy ra, bạn hãy tiếp tục quá trình phân tích, tìm hiểu những điều còn vướng mắc. Làm tốt phân tích marketing, bạn sẽ luôn có những chiến dịch marketing hiệu quả và đúng hướng nhất.
Nguồn: https://mailchimp.com/marketing-glossary/marketing-analytics/
- Chi tiết về Bounce rate đối với các trang thương mại điện tử
- Màu sắc trong thiết kế thương hiệu của Pantone 10 năm qua (2010 – 2019)
- Chiến dịch tự động trong Mailchimp để quảng bá bài đăng
- SEOquake Công cụ SEO tuyệt vời trên trình duyệt Chrome
- Nắm nhanh thì tương lai hoàn thành với bí quyết đỉnh cao