Kinh doanh thời vụ không chỉ là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời dành cho các bạn trẻ mà còn là thời điểm “vàng” dành cho các shop bán hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để tối đa doanh thu và giảm thiểu các rủi ro khi kinh doanh theo thời vụ? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
Khi tuyết dày 1m trên mặt đất, cản trở lối đi, bạn không thể mua một cái xẻng xúc tuyết với mức giá thấp nhất. Khi trời mưa thì kem chống nắng cũng chỉ có thể “ngồi” trên kệ hàng. Hay như việc dễ thấy nhất là đồ trang trí nhà cửa sẽ bán chậm hơn hay được giảm giá mạnh khi qua Tết, các loại hoa, socola sẽ giảm giá sau Valentines… Và bài toán đặt ra là làm thế nào để quản lý kinh doanh thời vụ tốt khi mà rất nhiều điều có thể xảy ra chứ không đơn thuần là chộp giật thời cơ?
Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp hay các cửa hàng bán lẻ quản lý rất tốt việc kinh doanh thời vụ và biến nó trở thành cơ hội có một không hai, sinh lời vô cùng lớn. Họ có thể tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận và giảm thiểu tối đa được lượng hàng tồn kho. Vậy họ làm thế nào để có được điều đó?
Phân loại sản phẩm theo thời vụ
Thế nào là thời vụ? Đối với mỗi người, mỗi ngành nghề khác nhau thì thời vụ sẽ khác nhau, bởi có thể đối với sản phẩm này, người này thì khoảng thời gian này sẽ là “thời vụ” nhưng đối với sản phẩm khác, người khác thì không. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản nhất thời vụ là khoảng thời gian mà thị trường có nhu cầu cao nhất về mặt hàng, sản phẩm nào đó, nó cũng là khoảng thời gian các công ty, doanh nghiệp hay các cửa hàng bán lẻ có thể đạt được doanh số bán hàng cao nhất với mặt hàng, sản phẩm đó.
Sản phẩm theo thời vụ được phân loại dựa trên 3 yếu tố:
? Chu kỳ sống của sản phẩm
? Khoảng thời gian thời vụ
? Thời gian đặt hàng
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ để chỉ quá trình biến đổi doanh số, lợi nhuận của nó từ khi được tung ra thị trường cho đến khi rút khỏi thị trường.
Ví dụ về môt số sản phẩm bán theo mùa: quần áo – vào mùa hè bạn không thể bán được quần áo mùa đông và ngược lại, đồ trang trí cây thông hay trang trí nhà cửa đón xuân không thể đạt doanh số cao nhất khi đã qua Giáng sinh hay qua Tết. Cũng có một số sản phẩm được bán quanh năm nhưng phần lớn đều có “thời điểm vàng” để bán hàng cũng như “thời điểm đáy” của nhu cầu. Đó cũng được hiểu là thời vụ. Chẳng hạn như bạn có thể bán mứt quanh năm nhưng sẽ bội thu vào những ngày giáp Tết và bán ít hơn khi bắt đầu ra Giêng. Hay như doanh số bán kem chống nắng vào những ngày nắng nóng nhất, vào mùa hè có thể cao ngất ngưởng nhưng vào những ngày đông lạnh thì giảm trầm trọng. Và kể từ khi sản phẩm xuất hiện, đạt đỉnh điểm hay suy thoái, thậm chí biến mất khỏi thị trường, đó được hiểu là chu kỳ sống của sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi thời vụ dịp lễ Tết để có thêm kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi theo thời vụ giúp kiếm lời khủng.
3 vấn đề thường gặp khi kinh doanh thời vụ
Sản phẩm theo thời vụ càng nhiều thì để quản lý tốt càng khó khăn. Có ba vấn đề chính thường găp khi kinh doanh thời vụ là:
➡ Nguy cơ tồn kho cao
➡ Sản phẩm cần được bán trước khi vào thời vụ
➡ Doanh thu sản phẩm của mùa trước thường cao hơn mùa sau, chính vì vậy không thể dựa vào những số liệu mùa trước để dự đoán cho doanh số bán hàng của cả mùa sau.
Thời gian thời vụ là khoảng thời gian để bắt đầu kinh doanh cũng là khoảng thời gian để “thu hoạch”. Điều quan trọng là cần xác định được thời vụ đó là ngắn ngày hay dài ngày. Những sản phẩm bán ra trong thời vụ ngắn ngày thì cần phải xác định được tổng cầu và đáp ứng được toàn bộ nhu cầu dự đoán đó, những sản phẩm bán trong thời vụ dài ngày hơn thì cho phép tồn kho và bổ sung trong thời gian diễn ra thời vụ.
Thời gian đặt hàng là khoảng thời gian bạn cần đưa ra quyết định mua số lượng hàng trước khi thời vụ diễn ra hay sẽ bổ sung dần trong thời vụ. Điều này liên quan đến việc xác định rủi ro tồn kho. Nếu thời gian đặt hàng phải chờ lâu thì những quyết đinh mua hàng phải thực hiện sớm trước khi thời vụ bắt đầu. Nếu phải chờ ngắn thì quyết định mua thêm hàng thêm hay không có thể được quyết định dựa vào nhu cầu dự đoán và doanh số bán hàng trong thời vụ.
Đọc tiếp phần tiếp theo Quản lý kinh doanh thời vụ: Lựa chọn mô hình quản lý hiệu quả của chuỗi bài Quản lý kinh doanh thời vụ.