Như đã biết, SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để website đạt thứ hạng cao trên trang kết quả. Với kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án SEO, hôm nay Hoc11.vn sẽ cùng các bạn bàn về quy trình SEO, một trong những giải pháp marketing tốt nhất.
Phân tích website
Đối với tất cả các doanh nghiệp, website thật sự rất quan trọng. Đặc biệt nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, có nhiều mặt hàng hay là một website tin tức thì việc cấu trúc trang web là cực kì cần thiết.
Nhắm mục tiêu phát hiện những lỗi website đang mắc phải và đưa ra giải pháp khắc phục, bạn sẽ kiểm tra những yếu tố sau:
- Các nguồn traffic của website
- Thứ hạng các từ khóa hiện tại, sử dụng các công cụ phân tích như Keyword Planner, Google Trends
- Danh sách Landing pages có các chỉ số PA, traffic tốt nhất
- Mức độ tối ưu hóa onpage, tốc độ tải trang
- Mức độ tối ưu Source Code (mã nguồn) của trang
- Hồ sơ backlink
Cấu trúc website
Một tòa nhà có cấu tạo tốt thì mới vững chắc bền lâu, website cũng vậy, cấu trúc website tốt sẽ là cơ sở SEO thành công, bởi nó giúp người dùng dễ dàng trải nghiệm và giúp các công cụ tìm kiếm index nội dung đơn giản hơn.
Tìm lọc những nội dung khách hàng quan tâm nhất bằng chức năng báo cáo hành vi trong công cụ Google Analytics, những từ khóa đem lại nhiều lưu lượng truy cập qua công cụ Webmaster tools hay những trang có các chỉ số PA cao với công cụ MOZ.
Khi đã có các thông tin này, bạn hãy sắp xếp, cân chỉnh thứ tự trong danh mục, thứ tự nội dung, ưu tiên các trang có chỉ số tốt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Mục đích hiển thị những gì khách hàng cần ở nơi dễ tiếp cận nhất.
Cấu trúc URL (đường dẫn)
Tối ưu URL giúp tăng lưu lượng truy cập và nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Vậy URL như thế nào là chuẩn SEO?
- URL có thể đọc được, dễ hiểu, dùng từ ngữ thay con số
- URL không dấu, viết thường
- Sử dụng từ khóa trong URL
- Loại bỏ các tham số ID động bằng rewrite URL
- Ngắn gọn, đơn giản, tối đa 75 ký tự
- Đặt URL nói có liên quan với Title
- Чỉ tối đa 3 subfolder trong URL, ví dụ: https://www.primal.com.vn/vi/google-ads/
Internal Link (Liên kết nội bộ)
Là đường dẫn trên trang đến một trang khác hoặc tài nguyên như hình ảnh, tập tin, video,…trong cùng website. Tại sao Internal link lại quan trọng?
- Khả năng điều hướng và xếp hạng trang web
- Cung cấp cho người dùng lựa chọn đọc thêm kiến thức khác
- Giúp cải thiện thứ hạng cho các từ khóa
- Có thể giúp quảng bá các sự kiện và dịch vụ
- Giúp Google thu thập các trang khác, đánh chỉ mục hiệu quả hơn.
- Tăng trải nghiệm người dùng, giữ chân khách hàng onsite lâu hơn
Nghiên cứu từ khóa
Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong chiến dịch SEO. Bởi lựa chọn sai từ khóa sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và các nỗ lực SEO.
Mục đích của nghiên cứu từ khóa là xác định và dự đoán nhu cầu khách hàng nhằm thu hút traffic, đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Công cụ phân tích từ khóa
Để thực hiện SEO hiệu quả, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì? Đối tượng nào là khách hàng tiềm năng của bạn?
- Những suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn?
- Họ sẽ sử dụng những từ ngữ nào khi cần hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ? …..
Để tìm hiểu chính xác hơn, bạn sẽ cần đến những công cụ đo lường, thống kê sau:
- Google Keyword Planner
- Google Trends
- Keyword research Moz
- Keyword Tool
- Google Search
- Keyword Discovery
Phân tích keyword bạn dùng cho bài viết bằng các công cụ trên, bạn sẽ có được bộ từ khóa liên quan đến nội dung đó mà khách hàng đang tìm kiếm nhiều nhất.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể tìm thấy đối thủ của mình bằng cách nhập từ khóa vào các công cụ tìm kiếm và chọn ra 5 vị trí đầu trang kết quả.
Tham khảo cách họ viết tiêu đề, thẻ mô tả, cách SEO onpage, hay cách xây dựng liên kết và đi backlink, từ đó, điều chỉnh chiến lược của bạn.
Để xây dựng được các nguồn backlink tốt, chất lượng tương tự hoặc hơn đối thủ, bạn có thể sử dụng công cụ Open Site Explore của SEO Moz.
Nhưng nếu “tham khảo” quá đà hay dẫn từ nguồn có mặt trong blacklist, nguồn không liên quan, chú Penguin sẽ hỏi thăm bạn đấy. Vậy nên, hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, sáng tạo và cải tiến hơn đối thủ.
Lên chiến lược nội dung
Được xem là chìa khóa dẫn tới thành công của chiến dịch, xây dựng nội dung bao gồm hành động lên kế hoạch, triển khai, quản lý nội dung cả text và media.
Việc mang giá trị đến cho người dùng đòi hỏi bạn phải có sự sáng tạo, kiến thức và một số kỹ thuật chuẩn SEO để nội dung có tính lan tỏa, tiếp cận được nhiều khách hàng nhất, đem traffic về cho trang.
Thu hút người đọc bằng những bài viết có giá trị, hữu ích, đáp ứng nhu cầu của họ sẽ giúp bạn để lại ấn tượng sâu sắc và giữ chân họ.
4 lưu ý dành cho bạn:
- Không nhồi nhét từ khóa
- Thoải mái trao đi mọi thứ, ngay cả những gì gọi là bí mật, tuyệt chiêu
- Đơn giản, dễ hiểu
- Lắng nghe phản hồi và nhận xét của người đọc
Tối ưu SEO Onpage
Để website thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và đạt thứ hạng tốt nhất trong kết quả tìm kiếm, bạn không thể bỏ qua bước này. SEO onpage được hiểu là tối ưu hóa hiển thị trong từng trang của website.
Các công việc của SEO Onpage:
- Tối ưu các thẻ Meta: Title, Heading, Description
- Tối ưu nội dung
- Tối ưu từ khóa
- Liên kết nội bộ, liên kết bên ngoài
- Cấu trúc URL
- Tốc độ tải trang
- Kiểm tra mã HTML
- Tối ưu hình ảnh
- Website đáp ứng cho các thiết bị khác nhau như desktop, tablet, mobile
Các công cụ hỗ trợ kiểm tra lỗi SEO:
- SEO Quake
- Moz bar
- SEMrush
Tối ưu SEO Offpage
Đối lập với Onpage, SEO Offpage là những thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố ngoài website như xây dựng liên kết (link building), marketing trên mạng xã hội,…tăng lưu lượng truy cập và nâng cao thứ hạng web trên các công cụ tìm kiếm.
Chỉ thực hiên SEO Offpage sau khi đã hoàn thành tốt SEO Onpage.
Một số phương thức SEO Offpage:
- Lập cộng đồng mạng xã hội
- Viết blog với chủ đề liên quan dẫn link về trang của bạn
- Đăng bài lên các diễn đàn cùng chủ đề
- Chia sẻ hình ảnh, video của sản phẩm, dịch vụ
- Tham gia trả lời những câu hỏi có liên quan
- Chia sẻ tài liệu có giá trị hữu ích
- Chiến dịch quảng cáo trả phí như Google Adword
Xây dựng lên kết
Bạn có thể xây dựng backlink từ các nguồn tin cậy bằng cách nhờ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng đặt một đường dẫn về trang của bạn trong nội dung trên website hoặc blog của họ.
Tham gia vào các nhóm liên quan đến ngành của bạn, tích cực bình luận cung cấp thông tin hữu ích và khéo léo đưa link website của bạn vào để mọi người có được câu trả lời chi tiết hơn.
Quảng bá trang web để thu hút traffic
Traffic là một trong các yếu tố quan trọng để SEO một website. Nếu như bạn có một trang web hoàn toàn mới và chưa có traffic thì việc đầu tư một phần ngân sách chạy quảng cáo để mang traffic về vừa hỗ trợ tốt cho SEO, vừa có thể mang về đơn hàng ngay lập tức.
Với sự phổ biến như hiện nay của các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,…việc chia sẻ thông tin, những nội dung hấp dẫn, có giá trị nhằm điều hướng khách hàng viếng thăm trang web của bạn khá dễ dàng.
Quảng bá Online:
- Blog
- Kênh Social Media
- Công cụ tìm kiếm
- SMS/MMS
Quảng bá Offline
- Qua các buổi hội thảo
- Quảng cáo qua Tivi, radio
- Quảng cáo qua các báo giấy truyền thống
Đo lường, đánh giá và cải tiến
Bây giờ là lúc bạn cần kiểm tra xem chiến dịch đã đạt được mục tiêu đề ra và đúng hướng hay không dựa theo các tiêu chí:
- Số lượng khách hàng truy cập, lượt xem, like, share
- Thời gian truy cập trang, trang nào được xem nhiều nhất
- Khách truy cập thường thoát ra ở trang nào
- Tỷ lệ, giá trị chuyển đổi
- Chi phí cho mỗi chiến dịch SEO
Khi đã có các số liệu trên, bạn dễ dàng nhận biết làm sao để tối ưu cho dự án SEO này này đạt hiệu quả hơn và tìm ra đâu các trang chất lượng thấp để tiến hành tối ưu lại.
Nếu bạn chưa biết những thông số trên có thể xem ở đâu thì đó là Google Analytics.
Ngoài ra, từ các báo cáo của Google Search Console, bạn cũng có thể xem các backlink, truy vấn của người dùng truy cập vào website và từ đó lập nên kế hoạch tối ưu cải tiến tiếp theo.
Sau bài viết này có lẽ bạn đã hiểu rõ quy trình SEO là như thế nào. Nhưng để nắm chắc thành công và tiết kiệm thời gian thì hãy đến với Hoc11.vn – công ty digital marketing hàng đầu Việt Nam.
- Một số điều cần lưu ý khi sử dụng tính năng đẩy sản phẩm trên Shopee
- Những rủi ro khi bán hàng trên Shopee và cách khắc phục
- Tên miền là gì? Giải thích toàn bộ từ a đến z về Domain Name (2020)
- Chiến lược kinh doanh Online hiệu quả từ A-Z
- Những điều cần biết về quy trình lưu trữ hồ sơ trong doanh nghiệp