Bạn có tin rằng bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 30 – 60p làm SEO. Nó sẽ giúp cho bạn tăng trưởng thứ hạng về mặt tổng thể chỉ sau vài ngày…?
Tuyệt vời hơn, nếu như bạn là một website mới; nó có thể giúp bạn thoát ra khỏi sandbox của Google chỉ sau một lần submit sau khi tối ưu?
Vâng, điều đó hoàn toàn là sự thật với kĩ thuật Entity Building, cụ thể là việc ứng dụng Schema.
“Chết mợ! Mình không biết gì về code cả!” – Ồ, bạn đừng lo nếu như bạn không biết gì về code, vì tôi ở đây sẽ hướng dẫn bạn làm cụ thể từng bước.
Schema là gì?
Schema là một đoạn code nhỏ gắn vào phần HTML của website. Nó có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm.
Theo Moz, Schema được định nghĩa như sau: Schema là một từ vựng ngữ nghĩa của các tag (hoặc microdata). Bạn có thể thêm vào HTML của mình để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và thể hiện trang của bạn trong SERPs.
Tôi cũng đã có 1 video giải thích Schema là gì? Hướng dẫn từng bước tạo schema cho website vào năm 2017 rồi. Bạn có thể xem tại đây:
Nhưng ngay cả khi bạn đã quá rành với Schema, tôi vẫn khuyến khích bạn đọc hết bài viết này.
Vì những gì tôi sắp chia sẻ với bạn là những điều mới mẻ khác biệt về Schema. Chắc chắn rất ít người biết đến. Đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.
Schema ở đây, tôi sử dụng như một kỹ thuật xây dựng Entity. Cách này dù là 1 thủ thuật rất nhỏ thôi nhưng giúp Google hiểu về website của bạn hơn. Từ đó xoay chuyển thứ hạng từ khoá của bạn một cách tích cực!
Trong trường hợp cụ thể này, tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo schema doanh nghiệp.
Đây là một phương pháp white-hat thôi. Nhưng lại cho bạn hầu hết những kết quả mà bạn mong đợi khi triển khai 1 dự án SEO bất kì.
Đọc thêm:
Trước khi tôi hướng dẫn chi tiết bạn cách làm, tôi sẽ điểm qua lại một vài lợi ích của Entity. Để bạn thấy được entity quan trọng thế nào trong việc ứng dụng vào website nhé.
Tại sao mỗi website đều nêncó Schema
Theo các tài liệu đã công bố chính thức thì Google rất khuyến khích bạn sử dụng schema; để những con bot Google nói riêng và bộ máy công cụ tìm kiếm nói chung dễ dàng nhận biết thông tin của bạn giữa vô vàn các thông tin khác trên Internet:
- Xác thực Entity (Validate Entity): Giúp Google xác nhận thông tin trên Internet, thông tin dữ liệu trực tiếp của Google và cuối cùng là thông tin ở ngay trên website.
- Để google hiểu rõ nội dung. Thông thường, google sẽ phải lấy dữ liệu trên chính content website của bạn và những backlinks trỏ tới. Ở đây, với schema; chúng ta sẽ cung cấp cho google thêm MỘT DATA THỨ 3 để google đánh giá chính xác hơn.
- Có schema sẽ giúp google đánh giá trang ấy cao hơn từ đó cũng dẫn tới các link out từ trang có schema sẽ được google đánh giá nhiều hơn
- và nhiều hơn thế nữa…
Lợi ích thiết thực của Entity
- Google cực kỳ tin tưởng những website mà nó đã xác định được là 1 entity (thực thể) và mong muốn càng nhiều website thực hiện Entity từ năm 2013 đến nay và trong tương lai
- Rất khó để đối thủ mò ra được website bạn đang có Entity nếu họ ko có kiến thức gốc rễ về entity building. (Nếu như bạn nghĩ Entity có thể dễ dàng mò ra được thì trong bài viết này tôi sẽ chứng minh ngược lại cho bạn)
- Thời gian ảnh hưởng và cập nhật nhanh. Ở đây, khi làm xong schema, submit xong thì chỉ 3, 4 ngày sau đã thấy sự thay đổi rồi.
- Entity giúp bạn cải thiện thứ hạng đáng kể cho những từ khoá đang bị kẹt tại trang 2, 3 trong hiệu ứng con cừu đen hay khi website bạn bị sandbox.
- Thứ hạng lên rất nhanh và mạnh.
Chắc chắn những từ khoá mới SEO đang nằm ngoài top 100 cũng sẽ bay ngay vào trang 4, 5 luôn sau khi triển khai Entity (tất nhiên là với website không bị phạt). - Entity là còn là một màn chắn vững chắc bảo vệ website bạn khỏi nguy cơ từ các hình phạt của Google hay các thuật toán cập nhật bất ngờ.
(Điển hình nếu bạn muốn biết chính là cú lội ngược dòng của Hoc11.vn chỉ sau một tháng vỏn vẹn) - Cực kì hiệu quả trong việc tăng Trust (độ tin tưởng) cho các website mới tạo là một ưu điểm nữa của Entity mà bạn nên nhớ.
- Nuôi dưỡng lượng truy cập tự nhiên tăng đều đặn cho website
Những ý kiến trái chiều về Entity
Song song đó, cũng có vài ý kiến trái chiều về Entity là không khác gì mấy với cách thống trị Google Map như tôi đã chia sẻ vào năm 2017 (hay những video khác về social).
Theo như các bạn ấy, đối thủ cũng chẳng khó khăn gì để nhận ra mình làm Entity và họ cũng dễ dàng bắt chước theo.
Tôi xin phép được đính chính với bạn thông tin này.
Entity không đơn giản như bạn nghĩ.
Nếu thế thì tôi đã chẳng tốn đến 4, 5 tháng liên tục mới mày mò hiểu được phần nào về Entity, cũng chẳng phải thất bại và chảy máu biết bao nhiêu dự án.
Tiếp đó, không đơn giản gì, hiện tại trên thế giới rất ít bài viết đề cập về kĩ thuật Entity một cách cụ thể.
Đúng là cách SEO Google Map hay việc sử dụng các trang mạng xã hội để SEO từ trước đến nay khá giống với cách tôi hướng dẫn bạn trong buổi offline.
Vấn đề các SEO-er mới bắt đầu hay gặp phải
Nhưng có 1 vấn đề ở đây là mỗi lần tôi đề cập đến một cái tên quen thuộc, một chủ đề đã từng nói thì mọi người lại xem là biết hết tất cả về nó rồi. Hầu như không chịu mở lòng đón nhận nó nữa, dù cho nó là cái mới. Chính như vậy, họ tự làm cho mình lạc hậu đi….
Và một điều nữa bạn cần biết, Social chỉ là 1 mảng xíu xíu trong Entity Building thôi. Còn vô vàn kỹ thuật xây dựng Entity khác nữa.
Nếu bạn là người thích mày mò học hỏi thì với kiến thức gốc rể về Entity mà tôi chia sẻ trong buổi offline, kèm với sự tự nghiên cứu thì tôi dám chắc rằng bạn sẽ ngộ ra được nhiều điều. Schema là một trong số đó.
Xác thực Entity bằng schema
Trong Entity Building, để xác định “thực thể” và để Google tin tưởng bạn hơn; có 2 loại schema bạn cần tới là:
- Schema business (về doanh nghiệp)
- Schema personna (về con người)
Ở sự kiện Offline, tôi cũng đã nói: Bất kì doanh nghiệp nào cũng đều do một cá nhân thành lập nên.
Khi Google kiểm tra website; nếu nó thấy những thông tin, dữ liệu về một website nào đó đồng nhất với những gì ghi về nó trên Internet. Đồng thời doanh nghiệp này do một người A thành lập.
Google sẽ dễ dàng xác nhận website của doanh nghiệp là một thực thể xác định; từ đó mà tăng thứ hạng một cách tổng thể cho website.
Hướng dẫn tạo Schema từ A đến Z:
Phần này, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách bạn tạo lập Schema cho website của bạn. Kèm theo đó là những lưu ý cụ thể từng bước làm.
Để cho dễ dàng thì tôi có làm một video hướng dẫn tạo schema từ A – Z ở bên dưới. Bạn có thể coi cụ thể cách tôi tạo nhé. Tôi khuyến khích bạn nên coi video lẫn bài viết vì sự chi tiết của nó
Ngoài video cụ thể, tôi cũng viết tóm tắt lại nội dung video bên dưới về các ý chính khi bạn triển khai schema mà bạn có thể coi nếu như bạn không phải là tuýp người coi video.
À, để làm được điều này chính xác, hãy nhận điền thông tin bên dưới để nhận được form schema mẫu nhé
Đăng kí nhận Form Schema mẫu cho Entity Building
Schema business (về doanh nghiệp)
Google có 1 công cụ tuyệt vời để bạn tạo lập và test thử Schema của bạn có hoạt động ổn không trước khi bạn chèn vào source code của website bạn. Đó là công cụ test Cấu trúc dữ liệu tại đây
Như bạn thấy hình mẫu trên, có 2 loại thông tin trong đoạn Schema.
Cột bên trái là “loại thông tin” bạn cần nhập, cột bên phải là thông tin do mình cung cấp tương ứng với loại thông tin yêu cầu. Các thông tin cần nhập cách nhau bằng dấu “,”.
Lưu ý
Các dấu câu này phải dùng cho chính xác. Nếu không khi test sẽ trả về kết quả lỗi và Schema của bạn sẽ không hoạt động. Có các loại thông tin cụ thể bạn cần cung cấp chính sau đây:
- Context: https://schema.org
- Type: nên thêm vào những loại hình doanh nghiệp mà schema đề cập đến.
Trong trường hợp thêm loại doanh nghiệp không nằm trong danh sách schema, schema có thể báo lỗi nhưng thứ hạng lại có khi tăng lên do đội ngũ tạo ra type doanh nghiệp schema khác với đội ngũ sáng lập thuật toán google. Điều này đối thủ rất khó nhận ra. (tôi sẽ nói cụ thể bên dưới) - ID: url website doanh nghiệp của bạn
- Url: url website doanh nghiệp của bạn
- Logo: url của logo phải là đường link website doanh nghiệp, hình logo đáp ứng yêu cầu tối thiểu: 112x112px, theo định dạng .jpg vs .png. Và cho phép bot Google index hình ảnh
- Image: Để 1 Hình ảnh bất kì của doanh nghiệp
- Pricerange: giá dịch vụ (kèm theo mã tiền tệ như: VND, $,…)
- HasMap: Phần này khá quan trọng, bạn phải khai báo chính xác địa chỉ doanh nghiệp của bạn ở đâu. Cách tìm như sau:
Bước 1
Vào Google map search tên doanh nghiệp để lấy được url địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Lưu ý không copy trực tiếp url trên thanh browser -> chọn “chia sẻ” -> chọn “sao chép liên kết”
Bước 2
Kiểm tra redirect của link url bạn lấy trong phần chia sẻ.
Phải chắc chắn là link này redirect 301 để lấy được trọn ven link juice từ Google khi để trong Schema. Nếu đây là link redirect 302, thì sẽ tương ứng với link nofollow chứ không phải dofollow thành ra bạn sẽ không được hưởng hết sức mạnh từ nó
Để kiểm tra, bạn vào redirect-checker.org
Dán link cần kiểm tra vào ô search, Chọn loại bot cần kiểm tra. Lúc này mình sẽ chọn loại Search Bot – Google Bot. Và cuối cùng, click “Analyse”
Như bạn thấy, kết quả trả về như sau: Đây là link 301 Redirect, trả về đúng cái url địa chỉ Google của bạn. Và link này có mã số 200 – nghĩa là có thể index được. vậy là ổn! Bạn có thể lấy đường link này bỏ vào phần Hasmap
Nếu trường hợp, bạn kiểm tra thấy 302 Redirect thì thế nào? Lúc này hãy copy đường url ngay bên trên 200 OK để dán vào nhé.
- Email: thêm phần chữ “mailto” vào trước email. Ví dụ: mailto:[email protected]
- Founder: tên người thành lập công ty
- Address: copy địa chỉ chính xác trên Google map và dán vào.
Nếu thông tin này bạn cần update lại theo địa chỉ mới nhất thì trước tiên hãy vào Google My Business sửa, rồi hãy copy y nguyên vào schema.
Một lần nữa, nếu google my business bạn ghi địa chỉ doanh nghiệp bạn là 33 Đặng Thai Mai, Phường 7, Phú Nhuận, 70000, Hồ Chí Minh, Việt Nam. Thì đừng ghi schema bạn chỉ là 33 Đặng Thai Mai, Phường 7, Phú Nhuận thôi mà hãy ghi chính xác những gì bạn đã điền trong google my business - Description: mô tả về dịch vụ doanh nghiệp
- Tên: tên công ty trên các trang đều phải như nhau.
Tôi thấy nhiều công ty để tên mỗi nơi 1 kiểu.
Ví dụ: có nơi để Hoc11.vn, có nơi để Công ty TNHH Hoc11.vn, có nơi khác lại để Cty Hoc11.vn SEO.
Như vậy không ổn. Tất cả mọi nơi trên Internet, tên công ty của bạn đều phải giống nhau.
Ví dụ ở đây tôi để là: Hoc11.vn trên google maps thì Schema cũng sẽ ghi Hoc11.vn. Nhiều bạn lo sợ rằng nếu không chèn từ khoá vào Google map thì không SEO lên top được.
Không phải như vậy. Bạn thấy đó, tôi không cần cố gắng nhồi nhét từ khoá vào thương hiệu nhưng vẫn lên top được đó thôi.
Còn các đối thủ khác của tôi, dù họ có để từ khoá vào thì thứ hạng vẫn nằm sau Hoc11.vn. Bạn sẽ có rất nhiều cách để SEO Google Map. Phần tên thương hiệu này chỉ là 1 phần nhỏ thôi, bạn còn có hàng tá cách khác nữa.
Điển hình, bạn có thể đọc lại case study Thống trị Google Map 2018 ở đây để biết 1 trong những cách tôi đã làm thành công.
- Số điện thoại: tương tự, phải giống nhau ở tất cả mọi chỗ.
- Time: Thống nhất giờ mở cửa trên Google My Business và trên Schema. (open, close, day off …).
- Geo: tọa độ kinh độ và vĩ độ của doanh nghiệp trên Google map. Bạn phải lấy thông tin này trong đường link mục “Chia sẻ”. Tránh phóng to thu nhỏ map vì có thể thông tin kinh độ, vĩ độ của bạn có thể bị thay đổi theo.
Một lần nữa, hãy ghi chính xác nhé. Nếu kinh độ bạn là 10.830954 thì hãy ghi trong Schema là 10.830954 chứ đừng chỉ ghi 10.83 thôi nha.
- Potential action trong Schema là nơi bạn để vào trang đích của bạn muốn khách hàng click vào. Như tôi thì tôi muốn dắt người dùng đến trang đăng kí dịch vụ SEO nên tôi để url trang đăng kí vào.
- SamAs: khá là quan trọng. Đây là nơi bạn dán vào những thông tin khác trên Internet mô tả chi tiết hơn về doanh nghiệp của bạn. Chú ý: những thông tin này phải đặt trên những website uy tín. Ví dụ: Bạn có 1 bài PR về công ty bạn trên báo Vnexpress, Dantri hoặc trên wikipedia. Ngoài ra, bạn cũng để các trang mạng xã hội khác của bạn vào, đặc biệt là những trang Google khuyến khích bạn bỏ vào theo list ở đây
Gợi ý
- Ngoài ra, bạn còn có thể bỏ thêm các trang MXH khác như Snapchat, Spotify…và nhiều trang khác vào nữa.
Mặc dù Google không yêu cầu, nhưng khi nghiên cứu 1 số trang web nổi tiếng của nước ngoài, họ bỏ đến hơn 40 trang mạng xã hội vào. Nhìn có vẻ spam nhưng hiệu quả thật đấy. Tôi cũng áp dụng y vậy cho rất nhiều dự án tôi triển khai luôn. - Về Social ở sameas (ở cả business và person bên dưới) thì bạn nên bỏ vào những social tôi liệt kê ở buổi offline Hoc11.vn SEO Entity vừa rồi nhé. Google cực kì thích đấy!
- Samas là một cú pháp dữ liệu mà nhiều người không biết tới và sẽ rất ngạc nhiên khi nghe được.
Mỗi url bạn chèn vào ở đây sẽ đóng vai trò như 1 liên kết, 1 link out ra ngoài. Do vậy bạn đang truyền link juice của bạn cho trang bạn điền vào. (Nó không tính anchor text, chỉ truyền sức mạnh thôi).
Nhiều bạn sợ rằng việc link out này sẽ làm thất thoát sức mạnh website của bạn. Điều này rất sai lầm.
hật ra, tôi rất ủng hộ bạn link out.
Vì như tôi đã nói trong khoá học Entity Mastermind và rất nhiều video khác về cấu trúc Silo của website. Khi có link in trỏ về, thì cũng nên có link out trỏ ra. Như vậy mới tự nhiên.
- Nếu bạn tính bỏ 40, 50 trang mạng xã hội vào phần Samas thì bạn nên chèn ở những trang bạn không muốn SEO, hoặc những trang thông tin về chung chung doanh nghiệp.
Ví dụ như tôi chèn hàng chục trang mạng xã hội trên Schemas của trang chủ Hoc11.vnSEO, trang tôi không cần SEO cho nó. Còn với trang “dịch vụ SEO” tôi không để quá nhiều link vào. Để tránh thất thoát quá nhiều sức mạnh. Link out thì tốt, nhưng đừng quá nhiều nhé!
Kĩ thuật Schema không phải ai cũng biết
Có 1 mánh nhỏ tôi muốn tiết lộ với bạn. Tôi nghĩ điều này Google đang giấu bạn. Cụ thể, trong Schema chỉ có một số loại local business bạn được thêm vào như hướng dẫn của nó.
Ví dụ: Nếu dịch vụ công ty bạn là kế toán – Bạn sẽ khai báo Accountant Service
Nhưng có thể bạn sẽ muốn để tên loại dịch vụ cụ thể hơn mà Schema không ghi rõ cho bạn. Lúc này, bạn sẽ làm theo cách như sau:
Chẳng hạn, với Hoc11.vn tôi muốn để là Dịch vụ tiếp thị trên Internet, chứ không chỉ là Local Business.
Thì đầu tiên tôi sẽ chuyển ngôn ngữ trình duyệt trên Google My Business ra tiếng Anh, để biết chính xác tên dịch vụ của mình bằng tiếng Anh là gì? Lưu ý là tất cả mọi thứ bạn khai báo trên Schema phải bằng tiếng Anh nhé. Tiếng Việt Google không hiểu đâu.
Với Hoc11.vn, tên dịch vụ tiếng anh là Internet Marketing Service. Bạn sẽ điền nó vào Schema phần @type. Nhớ viết liền không khoảng cách nhé.
Sau khi click mũi tên kiểm tra thì kết quả trả về bị lỗi. Bạn nhận được thông báo đỏ đại loại nghĩa là “Đây là loại hình doanh nghiệp Google không biết tới”
Tôi sai ở điểm nào à?
Thực ra, chỗ này Google đang lừa bạn.
Ý tôi là, đội ngũ code ra dữ liệu cấu trúc Schema.org và đội ngũ code thuật toán chấm điểm của Google là 2 đội khác nhau. Vì vậy, việc hai đội ngũ không đồng nhất thông tin là chuyện có khả năng xảy ra. Và tôi nghĩ đây là một trong những lỗi (“bug”) ở Google.
Tôi đã nhắc bạn trong suốt video và buổi offline là việc đồng nhất thông tin cực kì quan trọng. Do vậy, cứ theo nguyên tắc đồng nhất thông tin, bạn cũng sẽ để trên Schema phần này là “internetmarketingservice” mặc dù nó báo lỗi.
Theo kết quả test của tôi và người đã hướng dẫn tôi thủ thuật này, khi vừa submit Schema làm vầy thì thứ hạng Google Map của tôi nhảy lên liền sau vài ngày. Mặc dù, chỉ 1 chi tiết nhỏ ở đây thôi!
Lúc này, bạn có thể không tin điều tôi nói, nhưng bạn hãy cứ test thử để kiểm chứng nhé!
Những điều cần lưu ý khi làm Schema
Tất cả thông tin bạn khai báo trên Internet & trên Google và trên website phải khớp với nhau từng chi tiết. Có như vậy Google mới xác thực bạn dễ hơn, cho điểm thứ hạng nhiều hơn.
Ví dụ: Phần khai báo url trên Schema. Có nhiều người khai báo phần url này trên Google My Business là url họ đang muốn SEO. Trong khi trên Schema, lại để là url gốc thôi. Điều này chắc chắn sẽ gây khó hiểu cho Google. Bạn nên để tất cả mọi nơi được hỏi chỉ 1 thông tin thôi. Nhớ nhé!
Phần tiếp theo tôi giới thiệu với bạn là Schema về person – Cá nhân cụ thể tạo lập nên doanh nghiệp.
Schema persona (về cá nhân)
- Context: https://schema.org/
- Type: Person
- Name: tên người thành lập doanh nghiệp
- Jobtitle: vị trí công việc
- Image: hình ảnh của chủ doanh nghiệp
- Work for: tên doanh nghiệp
- Url: địa chỉ trang Facebook cá nhân. Hoặc là trang mạng xã hội khác. Hoặc nếu trên website bạn có 1 trang mô tả thông tin chi tiết là người thành lập doanh nghiệp thì bạn hãy để url đó vào. Vì bạn đang muốn cung cấp cho Google thông tin của chủ doanh nghiệp 1 cách đầy đủ nhất
- Sameas: tương tự như trên. Bạn sẽ bỏ vào phần này những trang MXH của bạn mà Google cực thích. Ở offline của entity tôi đã cho bạn 1 list danh sách những trang mạng xã hội mà cá nhân chủ doanh nghiệp nên tạo lập rồi. Tôi xin phép không chia sẻ lại list này cho mọi người vì cũng muốn giữ cho các bạn tham dự offline vừa qua 1 lợi thế hơn mọi người còn lại.
- Alumiof: thông tin về chủ doanh nghiệp đã từng học trường nào. Ví dụ trên Facebook, tôi để đã học tại trường Nguyễn Thượng Hiền và trường RMIT nên tôi sẽ copy và dán y chang vào phần này.
Điều khiến đối thủ cực kì khó phân tích chiến lược của bạn
Tới đây, Tôi nghĩ rằng, nếu như bạn không hiểu rõ về Entity thì bạn sẽ không làm Schema kĩ lưỡng như ở trên tôi hướng dẫn, hoặc thậm chí bạn chả thèm làm Schema nữa cơ.
Rất khó để đối thủ nhận ra thủ thuật này nếu đối thủ của bạn không hiểu rõ gốc rễ của Entity và nguyên tắc đồng nhất thông tin. Đối thủ vào Schema của bạn kiểm tra thấy lỗi, nhưng ai ngờ đấy là chủ ý của bạn đâu. Chỉ một chi tiết nhỏ xíu, mà xem như bạn thay đổi cả cuộc chơi!
Có nhiều bạn nói rằng, Schema thì cũng thường thôi, chỉ cần 5 phút thôi là mình đã nhận ra cách Hoc11.vn làm Entity như thế nào rồi. Không hề đơn giản như bạn nghĩ đâu.
Bạn thấy đó, đây chỉ là 1 thủ thuật nhỏ xíu trong vô vàn kỹ thuật khác về Entity mà Hoc11.vn đang triển khai. Vậy mà đối thủ rất khó để nhận ra rồi. Entity building là 1 chủ đề lớn. Còn nhiều nhiều thứ hay ho khác nữa, tôi sẽ chia sẻ từ từ với bạn trong tương lai!
Báo giá dịch vụ SEO Web Hoc11.vn | Khởi sắc Doanh thu 2020 NGAY HÔM NAY!
Hướng dẫn chèn schema cho wordpress
Có rất nhiều loại Schema, nhưng nên chọn Schema JSON-LD như những gì tôi đã hướng dẫn bạn ở trên. Schema nên chèn vào phần header của website. Bạn có thể chọn cách để schema ở footer, hay trong nội dung bài viết cũng được nhưng sẽ làm giảm tác dụng của schema đi nhiều lắm! Tôi cũng đã test thử thì thấy phần schema header giúp cải thiện thứ hạng tốt hơn hẳn. Nhớ nhé.
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn chỗ chèn schema vào các website WordPress:
Bước 1: Đầu tiên, bạn down 1 plugin tên là Header and Footer Scripts về. Cho phép bạn chèn những script vào phần header. Sau khi down plugin về và active nó lên, bạn sẽ chèn bộ script Schema như nãy giờ tôi làm vào rồi chọn Update!
Bước 2: Refresh lại trang và kiểm tra source code của trang. Lúc này bạn sẽ thấy toàn bộ phần Schema trong thẻ header.
Bước 3: Submit với Google. Lưu ý có 2 loại submit bằng máy tín và submit với phiên bản điện thoại di động. Tôi thấy rằng khi submit với phiên bản di động thì thấy Google index nhanh hơn; thường thì khoảng 2, 3 ngày => kiểm tra trong google kiểm tra cấu trúc.
Những tuyệt kĩ của Schema không phải ai cũng biết
- Schema phải chèn cho từng page: Trước đây, ta thường tạo Schema 1 lần cho toàn bộ website. Nhưng ở bài viết này tôi sẽ không hướng dẫn bạn làm vậy. Ta sẽ tạo Schema trên từng trang, từng url để tránh, hoặc giảm rủi ro bị Google Panda ghé thăm do vấn đề trùng lập nội dung (duplicated data). Schema vẫn là code của HTML, nếu để Schema toàn trang web thì rất dễ xảy ra trường hợp dublicated content vì thuật toán Panda xác định nội dung trùng lập dựa trên HTML website của bạn.
- Schema ở header: Như trong hướng dẫn của Google, việc bạn để Schema ở Header sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích từ Schema. Nên hãy cố gắng chèn toàn bộ Schema ở phần header nhé.
Hiệu ứng “Trải thảm đỏ” giúp bạn thoát khỏi sandbox
Trong quá trình tôi nghiên cứu, nếu sử dụng kĩ thuật Entity với social mà tôi hướng dẫn trong buổi offline (phải đúng như những gì tôi hướng dẫn nhé, chứ không phải chỉ có việc bạn “tạo social” và điền thông tin là xong đâu) kèm theo schema và kĩ thuật xác thực entity khác tôi hướng dẫn trong buổi offline vào website mới thì người ta gọi đây là kĩ thuật “Trải thảm đỏ” và giúp website thoát khỏi sandbox.
Khi các website mới bắt đầu được index và Google có thể “cào” được các website này thì Google sẽ ngay lập tức nhận diện ra bạn là ai? Những thông tin nào trên internet nói về bạn? Ai là người sáng lập? Họ có ảnh hưởng như thế nào?…Cảnh tượng này giống như khi bạn tới một show diễn và bạn là người bước vào chiếc thảm đỏ vậy. Lúc này, mọi người đều chú ý và nhận ra bạn cũng như tin tưởng bạn như google tin tưởng website vậy. Vì vậy, website bạn sẽ thoát khỏi vùng “sandbox” – một thuật toán kiềm hãm của Google nhanh chóng. Đó là lý do mà nhiều người gọi nó là kĩ thuật “red carpet” (thảm đỏ).
Đăng ký học thử 3 ngày khóa học SEO Online miễn phí Entity Mastermind x10 Organic Traffic ngay hôm nay!
Kết luận
Bạn thấy đó, nhưng tôi đã nói. Schema có thể không xa lạ với các tay Seoer kinh nghiệm đầy mình. Nhưng sẽ không quá nhiều người biết cụ thể tường tận lợi ích của nó, cũng những các thủ thuật hack nó đâu. Vì bạn sẽ chẳng tìm được bài viết nào tương tự bài này trên Internet cả.
Bên cạnh bài viết, tôi cũng đã chuẩn bị 1 video hướng dẫn bạn làm trực tiếp trên máy tính. Hãy sử dụng song song cả bài viết và video để dễ dàng triển khai hơn nhé.
Tôi hy vọng rằng, nay sau khi bạn đọc xong, hãy áp dụng ngay kỹ thuật này vào website của bạn. Nhớ đo lường các chỉ số trước và sau khi áp dụng để thấy rõ kết quả nhé.
Entity Building là 1 chủ đề rộng với vô vàn kỹ thuật thú vị. Nếu bạn là người bận rộn và không có quá nhiều thời gian tìm hiểu, áp dụng cũng như muốn tận hưởng hết toàn bộ những gì Entity Building mang lại. Tôi tin chắc bạn sẽ cần dùng đến dịch vụ Hoc11.vn Entity để tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ dự án.
Chúc bạn thành công!
Tài Liệu Tham Khảo:
- https://www.searchenginejournal.com/technical-seo/schema/
- https://moz.com/learn/seo/schema-structured-data
- https://neilpatel.com/blog/get-started-using-schema/
Đọc tiếp:
- Digital Marketing là gì? 10 hình thức Digital Marketing hiệu quả
- Hướng dẫn SEO website – Lộ trình học SEO chi tiết cho người mới bắt đầu!
- Quy trình SEO 2020: Các Bước SEO Website “càn quét” thứ hạng Google
>> Tham khảo ngay khóa học SEO Fundamental – lộ trình đào tạo seo bài bản từ A -> Z dành cho những người mới bắt đầu.
- Lập kế hoạch kinh doanh cafe sách thế nào cho hiệu quả nhất?
- Clickbait là gì? 4 Thủ Thuật Clickbait Đẩy SEO Nhanh Chóng Hiệu Quả
- Rank Math là gì? Seo Rank Math hay Yoast Seo tốt hơn?
- SEO Ecommerce: Các kiến thức cần biết để xây dựng chiến lược SEO website thương mại điện tử
- Nội dung mỏng: Cách tìm và khắc phục trang chất lượng thấp