Seeding một khái niệm không còn xa lại với những ai đang làm trong lĩnh vực Marketing. Khi bạn tạo ra được một nội dung hay, một ý tưởng tuyệt vời cho chiến dịch Marketing của bạn, thật không thể không bỏ qua bước Seeding bởi nó được coi như là “kim chỉ nam” để thu hút khách hàng quan tâm tới thương hiệu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Seeding là gì? Đồng thời chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích để Seeding mang lại hiệu quả nhất cho các chiến dịch Marketing. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Seeding được dịch ra là “gieo mầm, gieo hạt”, hiểu một cách đơn giản chính là người tạo nên sự sống và tạo nên sự sống cho 1 cái cây phát triển hoàn thiện. Đối với những ai đang làm trong lĩnh vực Marketing, Seeding được coi là một phần không thể thiếu nhằm tạo hiệu ứng, gây dựng niềm tin và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ đang quảng cáo. Người làm seeding là người gieo mầm, được gọi là seeder.
Hiện nay, seeding trở thành một hình thức marketing trực tuyến phổ biến và mang lại hiệu quả khá tốt. Các seeder sẽ dẫn dắt, đưa thông tin đến người dùng một cách tự nhiên và khéo léo tại các diễn đàn, website, blog, mạng xã hội, nhằm tạo dư luận và lôi kéo sự quan tâm của người khác. Từ đó, có thể truyền tải thông điệp mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu, khách hàng tiềm năng dễ dàng đón nhận và chủ động tìm hiểu, sàng lọc nguồn tin để cuối cùng dẫn đến hành vi mua sắm.
Thay vì bỏ tiền cho các hoạt động Marketing truyền thống như: phát tờ rơi, đăng bài trên báo chí… mà chưa biết hiệu quả đạt được ra sao. Hoặc mất một nguồn ngân sách khổng lồ cho các chiến dịch quảng cáo thì nhiều doanh nghiệp đã chọn Seeding như là một chiến dịch quảng cáo hữu ích bởi một vài lý do sau:
Hiểu một cách đơn giản, seeding chính là hình thức “chim mồi” có tác động trực tiếp đến sự quan tâm và quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
Những chiến dịch Seeding muốn thành công hầu hết đều dựa trên mô hình AISAS. Đây là mô hình theo dõi hành vi của khách hàng. Cụ thể, mô hình tương ứng với những mục tiêu:
Hiện tại có rất nhiều kênh bạn có thể thực hiện các chiến dịch Seeding của mình, cụ thể như:
Tại Việt Nam, không nơi nào để có thể seeding tốt hơn là mạng xã hội, đâu được coi là trường “màu mỡ” dành cho các Seeder đẩy mạnh thương hiệu. Các mạng xã hội được nhiều Seeder lựa chọn hiện nay như: Instagram, Pinterest, Zalo, Twitter, Linkedin… và đặc biệt là Facebook – nơi sở hữu số lượng người Việt Nam truy cập khổng lồ, cũng là nơi sẽ có nhiều người tham gia thảo luận về chủ đề mà bạn đặt ra.
Seeding trên diễn đàn, forum sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được đánh giá tốt hơn. Bởi diễn đàn là nơi mà mọi người có thể cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức về một chủ đề nào đó cùng quan tâm. Một diễn đàn chứa nhiều chuyên mục, trong chuyên mục chứa nhiều các chủ đề bạn có thể lựa chọn để seeding phù hợp với ngành hàng của mình.
Seeding tại kênh này liên quan nhiều đến đi link và SEO offpage, khó khăn hơn seeding trên mạng xã hội khá nhiều. Kịch bản phải hay, nhanh nhạy khéo léo thì mới thu hút được khách hàng.
Lưu ý 1 tài khoản chỉ nên seeding 4 – 5 lần thôi mỗi lần cách nhau 1 khoảng thời gian bởi nếu spam nhiều quá là bị admin “knock out” đấy. Các seeder có thể tham khảo một số diễn đàn nổi tiếng và uy tín như Vozforum.com, webtretho.com, Lamchame.com, 5giay.vn,…
Blog tin tức ở đây có thể là một website riêng hoặc nhật ký trực tuyến. Đây là nơi các seeder có thể bày tỏ quan điểm về sản phẩm, thương hiệu, thu hút sự chú ý của người truy cập. Một số blog nổi tiếng có thể kể đến như Du lịch bụi, Freetuts, Vietmoz, Jam Việt,…
Seeding mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng đôi khi seeding cũng còn tồn tại nhiều mặt hại cần chú ý. Khi việc seeding vấp phải sự cản trở từ đối thủ cạnh tranh hoặc phản hồi tiêu cực từ khách hàng, các bạn cần phải biết cách xử lý vấn đề khéo léo để không nhận phải sự chỉ trích của cộng đồng mạng. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện các chiến dịch Seeding bạn cần chú ý như:
Tùy vào chiến lược tiếp cận khách hàng được đề ra ban đầu, nhóm khách hàng tiềm năng của mình để từ đó seeding nội dung vào đúng khách hàng, mang lại hiệu quả truyền đạt thông điệp tốt.
Ví dụ: Bạn bán mỹ phẩm thì đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu là các bạn nữ có độ tuổi từ 18 – 40 có quan tâm đến các trang review sản phẩm. Lúc này seeder sẽ đóng vai là một người sử dụng sản phẩm mỹ phẩm và có những đánh giá về công dụng, tính năng cũng như giá thành của mỹ phẩm. Từ đó sẽ có thêm nhiều ý kiến bình luận về sản phẩm của khách hàng với seeder.
Trong seeding việc nhấn mạng vào từ khóa sẽ giúp làm nổi bật thông điệp kinh doanh cần truyền tải đến khách hàng. Đồng thời khiến khách hàng hiểu rõ về các nội dung mà bạn muốn truyền tải. Lưu ý, bạn không nên nhắc đi nhắc lại từ khóa quá nhiều lần, điều này sẽ gây tác dụng ngược lại. Bởi khách hàng sẽ nhận ra là bạn đang PR, quảng cáo cho sản phẩm, không còn hứng thú để quan tâm, bình luận.
Các seeder phải tham gia vào các diễn đàn hay nhóm Facebook liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh thì mới có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng, đồng thời truyền đi các thông điệp nội dung ý nghĩa. Khi seeding trên Facebook, bạn nên xây dựng cho mình một tài khoản với đầy đủ các thông tin để tạo sự uy tín, không nên dùng nick ảo bởi sẽ không tạo được sự tin tưởng của người đọc khi tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang nói đến.
Nếu không chăm chỉ và nhẫn nại thì chắc chắn rằng công việc này rất dễ khiến bạn cảm thấy nhàm chán không phải cứ seeding là sẽ đạt hiệu quả ngay. Đôi lúc việc seeding quá đà sẽ bị xóa nick, xóa nội dung. Chính vì vậy, người làm seeding đòi hỏi sự chăm chỉ, thường xuyên, liên tục mới có thể thành công.
Khách hàng rất thông minh, họ có thể dễ dàng nhận ra bạn đang cố tình PR, Seeding sản phẩm đến họ. Chính vì vậy, nếu muốn triển khai Seeding hiệu quả bạn cần hiểu được các yếu tố hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó lựa chọn phương pháp và kênh truyền thông sao cho phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm Seeding hiệu quả bạn có thể tham khảo như:
Nội dung seeding phải gần gũi với xu hướng và thói quen người dùng, bám sát theo mục đích và các mục tiêu ở từng phân đoạn khác nhau. Hãy đặt mình vào vai trò của người tiếp nhận để trả lời những câu hỏi như: Mình quan tâm cái gì ở vấn đề này, liệu như thế đã hợp lý chưa, đây có phải là 1 bài PR không? Từ đó bạn sẽ có cái nhìn rõ nét nhất về khách hàng và đưa ra được những kịch bản phù hợp.
Để có được nội dung hấp dẫn cộng đồng mạng quan tâm và thể hiện quan điểm, trong kịch bản seeding hãy khéo léo tạo tình huống để trao đổi, tranh luận. Đó có thể là những giả thuyết hoặc nghi ngờ kích thích vào cái tôi của cộng đồng.
Đôi khi seeding vẫn phải làm thay việc của các content writer đó chính là tự tạo topic cho mình. Hãy tạo một heading thật tốt và thu hút nhờ vào khả năng bắt trend. Bạn có thể bắt trend ở bất cứ thời điểm nào và bất kì lĩnh vực nào. Ví dụ như lời bài hát đang hot, câu nói viral, sự kiện nổi tiếng,…
Seeding tuy hiệu quả nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi”. Nếu bạn xây dựng được những nội dung hay, cuốn hút được mọi người thì sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Còn nếu bạn chỉ lặp đi lặp lại một nội dung sẽ khiến mọi người cảm thấy nhàm chán gây phản cảm cho người tiêu dùng. Thậm chí sẽ xảy ra những cuộc tranh cãi không mong muốn ảnh hưởng đến sản phẩm, thương hiệu của mình. Chính vì vậy, mục tiêu bạn làm seeding là định hướng người tiêu dùng chứ không phải tranh cãi hơn thua với họ.
Kết luận: Hiện nay, Seeding được ví von là 1 dạng “virus” của Marketing. Nó sẽ mang lại cho bạn một bước tiến vững chắc để thâm nhập và lan tỏa thương hiệu của bạn trong thị trường mục tiêu nếu như bạn làm tốt. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi Seeding là gì? Làm thế nào để Seeding mang lại hiệu quả nhất cho các chiến dịch Marketing.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://salekit.vn/blog/seeding-la-gi-tu-a-z-cac-thong-tin-ve-seeding-ban-can-nam-vung.html
Post Views:
297