Tìm kiếm ngữ nghĩa (Semantic Search) sinh ra là để đáp ứng cho tất cả những thứ gì người search đang cân nhắc hoặc tìm hiểu mỗi ngày. Từ việc có nên mua sản phẩm X, khái niệm và những vấn đề xoay quanh chủ đề Y hay đơn giản là tìm một địa điểm ăn món Z… Google chính là đầu nguồn của dòng chảy thông tin của cả hệ thống kết nối Internet toàn cầu với 52 tỷ lượt tìm kiếm mỗi tháng và nắm giữ tới 92.19% thị phần của ngành tìm kiếm.
Chính vì điều đó nên nhiệm vụ chưa bao giờ thay đổi của một chuyên gia SEO đó là làm cách nào để khiến nội dung của trang phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Nhưng hiện nay các truy vấn tìm kiếm có xu hướng ngày càng dài hơn, cụ thể hơn.
Vậy sự thay đổi này có ý nghĩa gì? Và đâu là chiến thuật tốt nhất cho website của bạn ? Cùng HOC11.VN đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi & tìm kiếm ngữ nghĩa(Semantic Search).
Kể từ đợt cập nhật thuật toán Hummingbird vào năm 2013, Google đã cho thấy rằng họ đang hướng sự quan tâm của mình tới việc cung cấp những kết quả tìm kiếm được cá nhân hoá và hữu ích hơn cho người dùng. Việc sử dụng truy vấn tìm kiếm của Google giờ đây hiệu quả tới mức nó giống như việc bạn đang nói chuyện với một người bạn thân hay với một thành viên trong gia đình của mình vậy.
Và nói một cách đơn giản, Hummingbird là thuật toán tìm kiếm tổng thể, và Semantic Search và RankBrain là một trong những phần mới nhất của thuật toán này. Yếu tố cấu thành chính tạo nên khả năng tìm kiếm tuyệt vời đó chính là khả năng xác định khái niệm chính xác và các thành phần có trong truy vấn tìm kiếm có dạng câu hỏi.
Quá trình này được hiểu đơn giản là khi có một người nhập một câu hỏi và tìm kiếm nó với Google – bất kể bằng chữ hay bằng giọng nói – thì tìm kiếm ngữ nghĩa sẽ xác định ý định của người dùng để cho ra kết quả dựa trên 4 yếu tố chính:
- Bối cảnh của người dùng (User context)
- Quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP – Natural Language Processing
- Ngữ cảnh của truy vấn (Query stream context)
- Nhận dạng chủ đề (Entity identification)
Google trả lời những truy vấn tìm kiếm ngữ nghĩa dạng câu hỏi như thế nào?
Nhờ có tìm kiếm ngữ nghĩa, Google đã tiến gần hơn tới việc sở hữu một khả năng hoàn hảo trong việc trả lời rất nhiều câu hỏi. Điều này phần lớn dựa trên sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), tìm kiếm bằng giọng nói (Voice search), schema, NLP,…
Google thường xử lý và trả lời 3 dạng câu hỏi bằng cách cung cấp liên kết tới những trang có câu trả lời chính xác.Những dạng câu trả lời đó bao gồm:
- Câu trả lời trực tiếp.
- Câu trả lời ngắn.
- Câu trả lời dài.
Những câu trả lời này đều được đặt trong những đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) – hay còn được gọi là Google Answer Box hoặc vị trí 0.
Cùng đi vào chi tiết của từng dạng câu trả lời:
Câu trả lời trực tiếp
Những câu trả lời trực tiếp xuất hiện khi truy vấn tìm kiếm bắt đầu chứa các câu hỏi dạng: Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Tốt nhất, Đứng đầu, thi thoảng bao gồm cả “Tại sao”
Google sẽ sử dụng Hummingbird và Semantic Search để xác định ý định của người dùng và cung cấp một câu trả lời trực tiếp. Google cũng xác định nguồn tin đáng tin cậy nhất và mang câu trả lời từ trong nội dung của trang lên trên đoạn trích nổi bật, hiển thị tới người dùng.
Câu trả lời ngắn.
Những câu trả lời ngắn thường xuất hiện khi câu hỏi chứa những từ như “tại sao” và “có thể”. Nhưng tùy vào ngữ cảnh, chúng cũng có thể được áp dụng với “Cái gì, Ở đâu, Ai…”
Lại một lần nữa quy trình trên được lặp lại, những thuật toán của Google sẽ xác định xem đâu là câu trả lời tốt nhất (dựa trên rất nhiều yếu tố) và hiển thị kết quả vào trong đoạn trích nổi bật.
Như bạn có thể thấy, Google hiển thị câu trả lời trên đoạn trích nổi bật bằng cách bôi đậm những thông tin bạn đang tìm kiếm trong một đoạn văn bản sát với câu hỏi của bạn nhất.
Câu trả lời dài
Những câu trả lời dài thường được thêm vào các quy trình dài hơn. Thông thường, chúng được xuất hiện với các câu hỏi chứa “Làm thế nào” và “Tại sao”.
Google chỉ có rất ít khoảng trống để tuỳ chỉnh với đoạn trích nổi bật, họ chẳng thể nào tạo ra một danh sách câu trả lời từ A tới Z . Thay vào đó, họ đưa ra một danh sách các bước tương tự như một dàn ý để thay thế.
Những trích dẫn phổ biến thuộc loại những câu trả lời dài thường liên quan tới các dạng câu hỏi như “hướng dẫn đầy đủ cách…”, “công thức làm…”, “chu trình thực hiện…”, etc.
Bạn đang cung cấp những câu trả lời dạng nào?
Hầu như ai cũng muốn nội dung của mình xuất hiện trên các trích dẫn nổi bật (hoặc một vị trí nào đó lý tưởng trên trang đầu của kết quả tìm kiếm). Với vị trí tuyệt vời trên trang đầu mà Featured Snippet đang sở hữu, khả năng nổi bật cũng như số lượng truy cập vào trang của bạn sẽ là rất tuyệt vời.
Để có thể xuất hiện trong Google Answer Box, việc đầu tiên bạn cần xác định từ khóa mà website mình đang xếp hạng trên trang đầu tiên. Sau đó hãy tối ưu tiêu đề, mô tả (Description) của bài viết tốt nhất để người dùng có thể tìm kiếm trang web dễ dàng nhất, Traffic cũng là một yếu tố để Google quyết định hiển thị trên Trích dẫn nổi bật
Bạn có thể tham khảo 17 cách để cải thiện thứ hạng SEO để có thêm traffic cho website của bạn.
Với HOC11.VN, chúng tôi đã cung cấp câu trả ngắn với nội dung chất lượng, được tối ưu hóa để người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng và thu về lượng traffic lớn, từ đó được Google đánh giá cao và chọn làm trích dẫn nổi bật.
Với từng phần nhỏ trong nội dung mà bạn cung cấp, bạn nên tự trả lời câu hỏi “Bài viết của mình đang trả lời cho dạng câu hỏi nào?” Đây là một phần không thể thiếu trong cách bạn xây dựng một bản phác thảo cho bài viết, cũng như ảnh hưởng tới cách mà nó tạo ra chuyển đổi.
Làm thế nào để xác định chính xác câu hỏi và từ khoá?
Trước tiên bạn cần xác định những câu hỏi nào đang là xu hướng và có số lượng tìm kiếm lớn. Một công cụ hỗ trợ khá tốt cho phần này đó chính là tính năng Ahrefs Questions nằm trong mục tìm kiếm từ khoá của Ahrefs.
Bằng cách nhập vào những từ khoá chính, bạn sẽ nhận được một danh sách dài những câu hỏi liên quan tới chúng, từ đó có nền tảng tốt để tạo ra những nội dung được tối ưu cho từng câu hỏi mà bạn mong muốn.
Giả sử bạn đang xây dựng những nội dung nhỏ để tạo thành một bài viết quảng bá cho một công cụ CRM (Customer Relationship Management)
Hãy cùng nhìn vào những câu hỏi liên quan tới từ khoá “CRM Software”.
Dựa trên những gì mà công cụ trả về, bạn có thể thấy tất cả những dạng câu hỏi để có thể tham khảo dành cho bài viết của mình. Bây giờ chúng ta đã có một đoạn nội dung dài, toàn diện có khả năng đáp ứng được cho cả 3 dạng câu trả lời chính. Tuy nhiên mục đích của bài viết này chỉ để tập trung vào một dạng mà thôi.
Ví dụ chúng ta muốn tạo ra một đoạn nội dung nhằm tối ưu cho dạng câu trả lời ngắn với truy vấn là “công cụ quản lý CRM có tác dụng gì?”
Sau khi chúng ta có câu hỏi, hãy sử dụng ahrefs để xem những từ khoá nào tạo nên câu trả lời cho truy vấn này.
Hãy suy nghĩ về vấn đề này thông qua góc nhìn của một khách hàng – người đang bắt đầu ở hành trình mua hàng. Nếu một ai đó muốn biết thêm thông tin về các phần mềm CRM và tác dụng của nó, những từ khóa và cụm từ thông tin nào mà họ sẽ tìm kiếm?
Dựa trên các bước nghiên cứu từ khoá ở trên, chúng ta sẽ có một danh sách một số các câu hỏi và từ khoá như sau:
- CRM là gì?
- Customer Relationship Management.
- Ví dụ về CRM
- Customer Relationship là gì?
Bây giờ, nếu như bạn có ý định tập trung vào tối ưu cho chuyển đổi cho nội dung này, bạn nên thêm những cụm từ sau vào trong bài:
- CRM tốt nhất.
- Phần mềm CRM tốt nhất
- CRM tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ.
- Báo giá CRM.
Khi bạn tối ưu cho câu hỏi và từ khoá, bạn nên cân nhắc những yếu tố nào mà người đọc sẽ ưu tiên xem trước khi họ nhập vào một truy vấn tìm kiếm, câu trả lời mà họ mong muốn, và họ nên làm gì sau khi có được những thông tin đó.
Cuối cùng, điều này sẽ tạo cơ sở cho cách bạn tiến hành nghiên cứu hành vi tìm kiếm ngữ nghĩa cho SEO.
Cải thiện thứ hạng cho dạng câu trả lời trực tiếp.
Để được xếp hạng cao cho những câu trả lời trực tiếp thường là rất khó. Với các chiến thuật SEO, chúng ta không thể nào biết được những quy luật của Google, nên chúng ta chỉ có thể thử nghiệm và đi theo giả thuyết.
Dựa trên những kinh nghiệm thực tế, content của bạn sẽ có thứ hạng cao cho những câu trả lời trực tiếp nếu chúng sở hữu những nội dung sau:
Đi đúng trọng tâm: Hãy cố gắng trả lời câu hỏi càng sớm càng tốt trong nội dung của bài viết. Tốt nhất là ngay trong đoạn văn đầu tiên nếu bạn có thể.
Hãy liệt kê những câu hỏi ngay từ đầu:
Điều này giúp cho Google gắn thẻ nội dung của bạn một cách thích hợp nhất.
Sự kỹ lưỡng là chìa khoá của tìm kiếm ngữ nghĩa.
Sau khi bạn đã trả lời câu hỏi một cách trực tiếp. Hãy cố gắng giải thích nó trong các đoạn tiếp theo. Điều này giúp bạn cho Google thấy rằng bạn đang cố gắng trả lời cho câu hỏi một cách chi tiết và kỹ lưỡng.
Hãy đi xa hơn chủ đề.
Điều này có nghĩa là ngoài việc trả lời cho câu hỏi chính, bạn hãy thêm vào trong nội dung của mình những câu hỏi liên quan.
Ví dụ như bạn trả lời cho câu hỏi “Thế nào là nguyệt thực”, hãy thêm các câu trả lời cho những truy vấn phát sinh sau khi họ biết được câu trả lời như: “Nguyệt thực có xảy ra thường xuyên hay không” hay “có gì khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực”
Bằng cách này bạn sẽ chứng minh được với Google rằng bạn rất hiểu biết về vấn đề này nên câu trả lời của bạn rất chi tiết, nên bạn sẽ được Google đánh giá rằng nội dung của bạn là một nguồn thông tin từ chuyên gia.
Cải thiện thứ hạng cho những câu trả lời ngắn.
Việc nâng thứ hạng cho những câu trả lời ngắn cũng có quy trình gần như tương tự với quy trình của những câu trả lời trực tiếp. Hầu hết định dạng của nội dung đóng vai trò quan trọng nhất trong quy trình này. Dưới đây là một số những vấn đề bạn cần chú ý:
Tính dễ đọc.
Đừng sử dụng cả một bài văn dài lê thê, hãy chia nhỏ nó ra thành những đoạn nhỏ với độ dài không quá 3-4 dòng cho mỗi phần. Ngoài ra hãy cố gắng hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khó hiểu.
Hãy nhớ rằng, những câu trả lời ngắn là dành cho những người đang ở điểm khởi đầu trong hành trình mua hàng – họ đơn giản là đang tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang quan tâm, vì thế hãy diễn đạt một cách dễ hiểu nhất.
Tích hợp câu hỏi vào trong thẻ tiêu đề của bạn.
Nó tương tự như một dạng bài viết Q&A (Hỏi và trả lời) vậy.
Ví dụ như bạn có thể sử dụng câu hỏi “công cụ quản lý CRM có tác dụng gì?” làm một thẻ H2 gần với phần đầu tiên của bài viết ngay phía sau đoạn giới thiệu, rồi sau đó trả lời nó.
Cải thiện thứ hạng cho câu trả lời dài.
Việc nâng cao thứ hạng cho những câu trả lời dài thường yêu cầu một vài yếu tố dựa trên độ chuyên sâu của bài viết.
Một chú ý nhỏ: Nếu một chủ đề có thể được trả lời tốt hơn bằng việc thêm vào các nội dung dạng Visual (video, infographic, hình ảnh…), thì Google nhiều khả năng sẽ chọn một video.
Vì vậy, nếu như bạn đang cố tối ưu cho một câu trả lời dạng dài, sẽ là một chiến thuật thông minh nếu như bạn sử dụng video.
Trở lại việc đạt thứ hạng cao với những câu trả lời dài, cũng giống như với câu trả lời ngắn, bạn cần quan tâm một số yếu tố sau đây:
Tiêu đề cần tập trung vào câu hỏi.
Nếu bạn muốn content của mình được Google đánh giá như một bài viết liên quan nhất tới truy vấn của người đọc thì bạn cần đảm bảo được một vài yếu tố.
Giả dụ bạn đang trong quá trình tối ưu bài viết cho câu hỏi “ cách cài đặt quảng cáo YouTube”, thì tiêu đề bài viết của bạn nên thể hiện được điều đó.
Sử dụng công thức từng-bước-một cho nội dung của mình.
Tiêu đề cho nội dung được tạo ra dành riêng cho những truy vấn dạng này thường có thông tin về số lượng các bước mà bài viết sẽ cung cấp.
Ví dụ như chúng ta tìm kiếm câu hỏi “How to do SEO audit”
Trong hình ảnh minh hoạ ở trên, bạn có thể thấy trong bài viết của Ahrefs, họ đã sử dụng tiêu đề kết nối trực tiếp với các bước được liệt kê ở trong đoạn trích nổi bật.
Sử dụng hình ảnh.
Những tấm hình minh hoạ giúp cho nội dung bài viết của bạn thân thiện và dễ tiếp cận hơn với người dùng – 2 tiêu chí mà Google cực kỳ yêu thích.
Sau hàng loạt những nghiên cứu cùng các dự án thực tế trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, HOC11.VN nhận ra rằng những content có hiệu suất tốt nhất là những bài viết sử dụng hình ảnh để củng cố những ý được nêu ra trong bài, biến luận điểm của họ trở nên rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Liên kết tới những trang chất lượng (Out-bound link)
Google luôn đánh giá và xếp hạng rất cao đối với những trang cung cấp được những nội dung đáng tin cậy nhất, dựa trên truy vấn tìm kiếm.
Điều gì khiến thông tin của bạn trở nên đáng tin cậy? – Nguồn gốc của nó.
Ví dụ nếu bạn đang viết một bài viết về “Làm thế nào để mua một chiếc xe chất lượng”, hãy sử dụng những liên kết trong bài trỏ tới một website về xe chất lượng như: muasamxe, autodaily, oto.com.vn… Điều này giúp bài viết của bạn tăng độ uy tín không chỉ trong mắt người dùng mà còn với bộ máy tìm kiếm.
TỔNG KẾT
Điều quan trọng bạn nên ghi nhớ đó là mỗi tình huống thực tế đều sẽ có sự khác biệt nhất định so với quy trình tối ưu content đã có, vì thế việc áp dụng máy móc không được HOC11.VN khuyến khích.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rất rõ rằng quy trình làm SEO đang dần tiến xoay quanh những từ khoá dài (long-tail keywords) và các truy vấn tìm kiếm. Bởi vậy nếu bạn muốn nội dung của mình đạt được những thứ hạng cao( chiếm được vị trí số 0 – Featured Snippet) để đạt được nội dung tìm kiếm ngữ nghĩa tốt nhất, bạn sẽ cần những yếu tố mà HOC11.VN vừa nêu trong bài viết trên và áp dụng chúng vào trong chiến thuật của mình.
Nếu bạn còn những thắc mắc hoặc chưa biết cách để tối ưu content cho website của mình, hãy liên hệ ngay với HOC11.VN, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
Nguồn: Search Engine Journal
*** Tìm hiểu về dịch vụ SEO Tổng thể (PPP) độc quyền by HOC11.VN, giúp doanh nghiệp lên TOP hàng nghìn từ khóa:
HOC11.VN – Google Marketing Agency
Nguồn: https://seongon.com/seo/kien-thuc-seo/cau-hoi-tu-khoa-nen-toi-uu-content-theo-huong-nao.html