Dù bạn đang trong quá trình tìm hiểu về SEO, thì thuật ngữ SEO Content có lẽ không còn quá xa lạ. Và bạn cũng thừa biết nó là một phần quan trọng cho bất kỳ chiến lược SEO nào.
Do đó, làm sao để SEO Content hiệu quả nhất là việc của bạn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, bạn cần phải nắm được kiến thức từ cơ bản đến nâng cao khi thực hiện.
Vì vậy, hướng dẫn này tôi sẽ giúp bạn trả lời chính xác 3 câu hỏi:
- SEO Content là gì?
- Có những loại Content SEO nào?
- Làm sao để phát triển một chiến lược SEO Content?
Nhưng trước tiên, hãy cùng “giải ngố” với…
SEO Content là gì?
Cách dễ hiểu nhất về SEO Content là phân tích ý nghĩa từng cụm và đây là ý nghĩa của nó:
- “SEO” đề cập đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc quá trình tối ưu hóa trang web để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm như Google.
- Còn “content”, bạn có thể hiểu đó là tất cả thông tin tồn tại trên website và được mọi người tiếp nhận trong quá trình truy cập.
Do đó, khi đặt hai khái niệm lại với nhau, SEO Content có nghĩa là nội dung được tạo ra với mục tiêu thu hút lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm.
10 Loại Content SEO phổ biến bạn cần khai thác
Content SEO thường được biết đến với 10 loại hình phổ biến sau đây:
1. Trang Sản phẩm (Product Page)
Đây là “cần câu cơm” của bất kỳ trang thương mại điện tử bán lẻ nào. Một trang sản phẩm tốt có thể vừa là Content cho SEO, vừa là Content cho PPC.
2. Bài đăng trên blog (Blog Post)
Blog Post là một trong những loại Content SEO phù hợp nhất để áp dụng các kỹ thuật viết bài chuẩn SEO hiệu quả. Nói chung, các bài đăng trên blog hấp dẫn hơn, có nhiều khả năng thu hút liên kết hơn các trang sản phẩm.
Vì vậy Blog Post là nơi tuyệt vời để xây dựng độ uy tín, thể hiện chuyên môn và sự am hiểu của bạn về lĩnh vực đang kinh doanh.
Hãy nhớ rằng, Blog Post rất linh hoạt, bạn có thể sử dụng nó để kết hợp với bất kỳ loại Content SEO nào được liệt kê dưới đây.
3. Báo (Article)
Bài báo, bài phỏng vấn hoặc bài viết nổi bật. Đây là loại nội dung chính bạn sẽ tìm thấy trên hầu hết các website kiểu báo hoặc tạp chí.
4. Danh sách (List)
Danh sách thực sự chỉ là một loại bài báo (Article) hoặc bài đăng trên Blog (Blog Post), nhưng cách trình bày giống như một danh sách liệt kê. Tiêu đề của những bài Content SEO dạng này thường được viết như “Gợi ý TOP 10 công ty SEO uy tín, chuyên nghiệp nhất 2020” hoặc “8 Mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới”.
Loại hình Content SEO này cũng dễ được Google cho hiển thị ở dạng Featured Snippet. Từ đó giúp bài viết nhận về lượng click nhiều hơn khi được tìm thấy trên trang kết quả tìm kiếm.
5. Hướng dẫn (Guide)
Là một phần nội dung dài giải thích chi tiết cách thực hiện điều gì đó. (Các hướng dẫn thường được chia thành nhiều trang). Bạn có thể đăng hướng dẫn đầy đủ trên website hoặc có thể đăng bản tóm tắt, đoạn trích và yêu cầu người dùng điền vào mẫu đăng ký để đọc toàn bộ hướng dẫn.
Đây sẽ là một cách tốt để tạo khách hàng tiềm năng, nhưng hãy nhớ việc đặt đăng ký có thể làm giảm hiệu quả SEO đến nội dung đó.
6. Video
Bạn có thể dùng video để tăng khả năng cạnh tranh cho từ khóa trên các trang đầu thay vì một văn bản.
Tùy thuộc, website hoặc ngành doanh nghiệp mà bạn đưa ra quyết định, chọn nội dung để thu hút và tiếp cận khách hàng. Đối với các nội dung hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bạn nên cân nhắc tạo video. Vì đây có thể trở thành một chất xúc tác tuyệt vời giúp bạn đạt được mục tiêu chiến lược.
Ví dụ: Hoc11.vn SEO đã sản xuất rất nhiều video hướng dẫn SEO từ cơ bản đến nâng cao, kết quả nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của người dùng.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm tại kênh youtube: Vincent Do.
7. Infographics
Đây là nội dung được trình bày dưới dạng hình ảnh chứa nhiều dữ liệu (thường dưới dạng đồ thị hoặc biểu đồ) về một chủ đề duy nhất. Infographics có thể giúp bạn rack lên nhiều lượt xem và cách liên kết.
Tuy nhiên, điểm hạn chế khi sử dụng nội dung này là: công cụ tìm kiếm không thể đọc được nội dung, khó SEO.
8. Trình chiếu (Slideshow)
Là một cách để hiển thị một loạt các hình ảnh có liên quan. Đôi khi hình ảnh quan trọng hơn văn bản – giả sử bạn muốn làm nổi bật trang phục của tất cả nhân vật tham gia buổi Event sang trọng nào đó. Ở đây, một lần nữa, SEO tiêu đề, chú thích, tên tệp hình ảnh,… rất quan trọng vì công cụ tìm kiếm khó “đọc” nội dung hình ảnh.
9. Bảng chú giải thuật ngữ (Glossary)
Tôi thề rằng nhiều người sử dụng Google để tra cứu các thuật ngữ hơn là sử dụng từ điển. Nếu làm việc trong một ngành chuyên môn, một bảng thuật ngữ được xây dựng tốt sẽ là một cách giúp bạn nắm bắt lượng tìm kiếm. Hãy nghĩ đến các thuật ngữ nấu ăn, thuật ngữ y tế, thuật ngữ thời trang, thuật ngữ kiến trúc…
10. Thư mục (Directory)
Một phân loại hữu ích của các liên kết đến các trang web hoặc tài nguyên xung quanh một chủ đề nhất định.
Ví dụ: một website thuộc lĩnh vực giáo dục có thể tạo các Directory tổng hợp toàn bộ các trang nội dung về chuyên ngành đào tạo, các bộ phận phòng ban, nhân sự hoặc các chính sách, nội quy của tổ chức.
Trên đây chỉ là 10 loại Content SEO phổ biến nhất, nhưng đừng để danh sách này giới hạn khả năng sáng tạo của bạn.
4 Bước xây dựng kế hoạch Content SEO
Nếu bạn đang sản xuất nội dung một cách lộn xộn, thì đã đến lúc thiết lập lại và nghiêm túc xây dựng một kế hoạch SEO Content bài bản hơn cho web.
Dưới đây là 4 bước để xác định và tinh chỉnh kế hoạch SEO Content:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Đầu tiên, xác định mục tiêu là một website hay doanh nghiệp.
- Bạn đang muốn thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua website?
- Bạn có kiếm tiền từ website thông qua quảng cáo, muốn tăng lưu lượng truy cập và giữ chân khách hàng?
Mục tiêu của bạn sẽ xác định những loại nội dung bạn nên tập trung vào.
- Nếu mục tiêu của bạn chủ yếu thúc đẩy doanh số bán sản phẩm, thì trọng tâm chính là các trang sản phẩm hấp dẫn, nhiều thông tin được tối ưu hóa cho cả tìm kiếm và chuyển đổi. Trọng tâm phụ có thể là nội dung blog hữu ích có minh họa và cách sử dụng sản phẩm, liên kết đến các trang nếu có liên quan.
- Nếu website hoạt động theo mô hình quảng cáo và mục tiêu là thu hút người đọc mới thông qua công cụ tìm kiếm, thì bạn cần tập trung vào nội dung phong phú. Chẳng hạn như các bài viết dạng dài hoặc video có nhiều thông tin, giải trí hoặc cả hai. Nội dung hấp dẫn giúp giữ khách truy cập trên trang web của bạn lâu hơn hoặc khuyến khích họ quay trở lại sau này.
Bước 2: Cân nhắc đối tượng khách hàng
Việc thực hiện các cuộc khảo sát kêt hợp với công cụ phân tích có thể giúp bạn hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng điển hình của mình.
Hãy dành thời gian phát hoạ chân dung khách hàng mục tiêu hoặc nhân vật nào đó cụ thể đại diện cho khách truy cập website và khách hàng lý tưởng của bạn. Sau đó, hãy nghĩ về những loại nội dung mà những nhân vật đó sẽ tìm kiếm.
Ví dụ:
- Nếu bạn vận hành một website B2B nhắm mục tiêu đến các giám đốc điều hành cấp C, bạn có thể tạo các ebook cao cấp, kèm tính năng tải xuống và lưu đọc sau.
- Nếu doanh nghiệp của bạn nhắm mục tiêu đến thanh thiếu niên và phụ nữ, bạn nên tập trung vào các bản cập nhật thường xuyên với ít văn bản, nhiều hình ảnh và video hơn.
Cuối cùng là cần phải đảm bảo chắc chắn website được tối ưu cho việc sử dụng trên thiết bị di động.
Bước 3: Tạo lịch biên tập
Khi có ý tưởng về khách hàng mục tiêu và lý do, bạn nên bắt đầu xây dựng lịch biên tập.
Lịch biên tập là một lịch trình quy định khi nào sẽ xuất bản nội dung mới và loại nội dung đó sẽ là gì. Điều này sẽ giúp bạn tuân thủ một lịch trình đều đặn (đặc biệt quan trọng là tạo nội dung mới thường xuyên nếu có blog), cũng như hạn chế vấn đề thụ động và trường hợp bạn tìm ra chủ đề cho nội dung mới vào phút cuối.
Một số mẹo để tạo và tuân thủ lịch biên tập:
Sử dụng Outlook (hoặc Google Calendar)
Chia sẻ lịch biên tập với toàn bộ team Marketing. Thiết lập lời nhắc cho người đảm nhận để họ nhận được thông báo khi sắp đến thời hạn.
Cân nhắc tạo các đặc tính liên tục
Ví dụ: một blog về thực phẩm chia sẻ công thức món chay vào thứ Hai hàng tuần. Nhiều blog thực hiện vòng lặp liên kết một lần mỗi tuần. Tạo trang danh mục cho từng tính năng đang diễn ra, để khách truy cập có thể tìm thấy tất cả các công thức nấu ăn Thứ Hai món chay hoặc link roundups (danh sách các bài đăng trên blog từ các blogger).
Hãy dành cho mình nhiều thời gian chuẩn bị khi sản xuất các loại nội dung phức tạp, chẳng hạn như video và infographics. Chúng cần nhiều lần chỉnh sửa để hoàn thiện và phức tạp hơn để tối ưu hóa cho tìm kiếm.
Đừng lập kế hoạch trước quá xa – Lịch thường bị trật bánh sau một hoặc hai tháng, do những thay đổi về mục tiêu marketing, ngân sách hoặc nhân viên. Vì vậy đừng cố lên kế hoạch cho năm tiếp theo – rất có nguy cơ lãng phí tốn nhiều thời gian và công sức.
Bước 4: Phân tích và đánh giá
Cuối cùng, hãy cập nhật các phân tích về website. Thường xuyên phân tích nội dung SEO để kiểm tra những gì đang hoạt động và những gì không.
Thước đo thành công và mức độ tương tác tốt bao gồm: lượt xem trang, liên kết, nhận xét (trên các bài đăng trên blog và một số loại nội dung khác), lượt chia sẻ trên mạng xã hội (lượt thích trên Facebook,…) và tỷ lệ chuyển đổi. Phân tích của bạn nên có hai mục tiêu:
- Nghiên cứu những kết quả thành công để bạn có thể lặp lại những chiến lược đó – Tìm kiếm các mẫu. Khách hàng có thích video không? Sau đó tạo nhiều video hơn! Điều chỉnh lịch biên tập trong tương lai để bạn có thể tập trung nhiều thời gian và nỗ lực hơn vào các loại nội dung thực sự gây tiếng vang.
- Dành thời gian để cập nhật và cải thiện nội dung SEO cũ – Nếu bạn đã cố gắng tối ưu hóa một bài viết cho một từ khóa nhất định, nhưng nó nhận được nhiều lưu lượng truy cập cho một nội dung khác của từ khóa đó, hãy quay lại và tối ưu hóa lại nó cho từ khóa mới. Ví dụ: bạn có thể tăng lưu lượng truy cập bằng cách đặt từ khóa đó vào tiêu đề.
Lời kết
Giờ đây bạn đã có câu trả lời chính xác cho 3 câu hỏi về SEO Content rồi đấy!
Một lần nữa tôi muốn nhắc bạn: Content SEO là điều cần thiết và chúng ta đều biết “Content is King”. Vì vậy, bạn cần phải tạo nội dung SEO tuyệt vời, tập trung vào các từ khóa phù hợp, cấu trúc website thân thiện với Google. Có rất nhiều việc cần làm khi bạn xây dựng kế hoạch SEO Content, nhưng hiệu quả mạng lại sẽ rất lâu dài.
Chúc bạn thành công!