Website của bạn tồn đọng những content cũ kĩ và không còn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp? Biết cách làm mới những content cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian. Hãy cùng học cách tận dụng SEO nội dung có sẵn thay vì chăm chăm cho ra những content mới.
Với sự lan tỏa của Internet trong thời đại 4.0, sản xuất các bài content đều đặn gần như là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khỏe mạnh. Trong một xã hội điện tử hóa, content là con đường dễ dàng để kết nối bạn với khách hàng.
Tuy nhiên, kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng. Không phải lúc nào cũng “thiên thời địa lời”, không phải content nào cũng tối ưu như mong muốn. Vậy thì làm cách nào chúng ta xử lý nội dung SEO không hiệu quả?
Đó cũng chính là mục đích của bài viết này. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một vài gợi ý cực kỳ hữu ích để:
- Tìm hiểu xem content biểu hiện như thế nào
- Hướng dẫn chi tiết một số cách tối ưu nội dung cho SEO
Trang blog TopOnSeek cũng đã có đăng một vài bài viết liên quan đến việc cải thiện Content hiệu quả. Một vài bài viết bạn có thể đọc thêm để bổ trợ cho vấn đề này là:
Để làm tốt phần SEO nội dung, sẽ phải cần đến những công cụ phân tích hiệu quả. Hiện nay, đã có rất nhiều các công cụ giúp đỡ các nhà làm content trên thị trường. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu qua ba bộ công cụ thông dụng: Google Analytics, SEMrush, và Ahrefs.
Trong đó, Google Analytics là hoàn toàn miễn phí. Đối với SEMrush và Ahrefs, bạn vẫn có thể dùng thử miễn phí trong một thời gian. Họ cũng có cung cấp miễn phí những phiên bản cũ hơn mà vẫn dùng tốt, hầu như ổn định.
Như vậy, bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách tối ưu nội dung cho SEO.Tôi sẽ đi qua các bước cần thiết để tìm và cải thiện những content không hiệu quả.
1. Dùng Google Analytics tìm SEO nội dung kém hiệu quả:
Nhắc đến việc phân tích dữ liệu trong digital marketing, người ta thường nhớ đến Google Analytics đầu tiên.
Google Analytics được ưa chuộng bởi tính phổ biến, thông dụng của nó trong thế giới kinh doanh. Hầu như các chuyên gia marketing, ông chủ doanh nghiệp trên thế giới đều “quen mặt” với nó. Một lý do thường thấy nữa là vì GA miễn phí. Trừ khi bạn đang cần một giải pháp cấp enterprise, phiên bản miễn phí của Google Analytics vẫn rất tốt.
Ngoài ra, nằm trong bộ ứng dụng của Google, GA liên kết mượt mà với những công cụ Google khác. Ví dụ như những ứng dụng và bộ dữ liệu quen thuộc như Google Search Console, Trends và vân vân. Điều này rất thuận lợi cho việc xử lý nội dung SEO không hiệu quả.
Nếu bạn vẫn chưa cài đặt Google Analytics, sau bài viết này tôi khuyên bạn nên làm điều đó ngay. Chỉ cần truy cập vào https://support.google.com/, Google đã có sẵn bài hướng dẫn từng bước Get started with Analytics.
Cuối cùng, vì tính chất của bài viết, tôi sẽ minh họa các chi tiết bằng tài khoản demo. Vì lẽ đó, những hình ảnh minh họa có thể sẽ không đầy đủ. Một số dữ liệu bạn thấy được trong tài khoản của mình có thể sẽ không có trong minh họa.
Lịch sử thuật toán Google qua các giai đoạn
Vậy là xong, sau đây là demo cách tối ưu nội dung cho SEO bằng công cụ Google Analytics.
1.1. Demo ứng dụng Google Analytics
Để theo dõi biểu hiện của content, tôi sẽ chọn phần báo cáo hành vi (Behavior reports). Những báo cáo này cho bạn biết người dùng đã làm những gì trên website của bạn. Báo cáo sẽ cho thấy cụ thể họ đã xem gì và tương tác gì trên các content đó.
Hãy bắt đầu với một cái nhìn tổng thể. Một góc nhìn cấp cao và tổng hợp sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề hiệu quả hơn. Nhanh chóng biết những nơi mình cần phải đầu tư công sức vào, tiết kiệm được thời gian.
Dưới đây là hình minh họa phần Content Drilldown. Phần này tôi lấy ví dụ bằng kênh Organic để so sánh biểu hiện của content. Để tối ưu việc xử lý SEO nội dung, tôi còn thiết lập dữ liệu so sánh các năm trước. Điều này cho phép tôi có đủ dữ kiện tốt để loại các yếu tố có độ xiên cao. Ví dụ như yếu tố mùa màng trong nền công nghiệp này.
Có thể bạn vẫn đang băn khoăn Content Drilldown hoạt như thế nào. Về cơ bản, nó sắp xếp tổng hợp content của bạn. Những mục content trên site của bạn sẽ được xếp theo các folder tương ứng.
Như trong hình có thể thấy được một vài nhóm như vậy:
- Blog
- Home page
- Những thư mục con khác như “Content Marketing”, “Social Media”,v.v.
Việc nhìn một cách tổng hợp như vậy là rất tốt cho việc xử lý nội dung SEO không hiệu quả. Bạn có thể nắm ngay khái quát về các chỉ số chính đo lường biểu hiện của content nhanh chóng:
- Lượt xem trang
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng như bounce rate (tỷ lệ thoát), lượt thoát hay thời gian trong trang.
Với demo dùng kênh Organic như trong ảnh, lập tức tôi có thể thấy ngay hai vấn đề nổi bật:
- So với năm ngoái, mục blog mất gần ⅓ lượng người xem.
- Mục News đang biểu hiện thấp hơn nhiều.
Hơn thế nữa, có vẻ như lượt view của mục blog đang nhỉnh hơn hẳn những mục khác trên website. Đây là một vấn đề quan trọng mà chúng ta sẽ cần phải nghiên cứu sâu hơn.
Tiếp theo, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu những dữ liệu đó trong phần blog. Tuy nhiên, tôi muốn bắt đầu điều tra yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới lượt view: landing page traffic.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải chuyển từ góc nhìn tổng hợp, sang góc nhìn theo từng trang. Hãy click Behavior > Site Content > Landing Pages. Trang landing page xuất hiện thêm nhiều các chỉ số tốt, nhằm tìm cách tối ưu nội dung cho SEO. Một vài chỉ số quan trọng như là session (lượt xem), users, hay các mục tiêu đã hoàn thành. Chúng đều là những con số quan trọng cho việc phát triển doanh nghiệp.
Lưu ý cẩn thận một số tiêu chí, thông tin dùng để đánh giá. Các mục như khoảng thời gian, kênh marketing hay thông tin so sánh. Trong các hình minh họa thì chúng không đổi qua các bước. Nhưng bạn vẫn phải chú ý tránh bị trường hợp thông tin mặc định tự đổi lại.
Bước tiếp theo, chúng ta sẽ gõ “blog” vào mục tìm kiếm, tìm hiểu thêm về mục này. Bạn sẽ thấy ngay các dữ liệu trên màn hình được sắp xếp theo landing page traffic, từ cao xuống thấp.
Top 5 Công cụ kiểm tra lỗi SEO Website
Như vậy, tôi sẽ bắt đầu chọn 2 trang dưới đây để tìm cách tối ưu hóa phần SEO nội dung. Có hai yếu tố tôi dựa vào để chọn ra nơi cần cải thiện. Thứ nhất, đây là hai bài trang tốt, đạt yêu cầu, bảo đảm sức ảnh hưởng. Thứ hai, cải thiện 2 trang này sẽ đóng góp được cho doanh nghiệp nhiều hơn. Lý do là vì chúng đang biểu hiện rất thấp, cả hai đều trên 65%.
Một khi đã biết những trang biểu hiện thấp, tôi sẽ bấm vào icon kế bên URL để xem trang. Bây giờ là lúc áp dụng những best practices, insights và kinh nghiệm cá nhân. Tôi sẽ cố gắng cập nhật lại sao cho SEO nội dung biểu hiện đúng như mong muốn tiêu chuẩn.
1.2 Các bước thiết thực để SEO nội dung cũ
Dưới đây sẽ là các gợi ý bạn có thể thử áp dụng cho các dự án content của mình. Để ví dụ được thiết thực, sinh động, hãy nhìn vào các content mẫu dưới đây. Tôi sẽ dựa vào đó để đưa ra một vài lời khuyên cải thiện phần SEO nội dung.
Với trường hợp trên, tôi nghĩ một số bước cụ thể xử lý nội dung SEO không hiệu quả là:
- Hãy refresh lại nội dung! Content trong ví dụ đã không được cập nhật trong rất nhiều năm. Điều này rất độc hại. Vì các công cụ tìm kiếm lớn như Google luôn ưu tiên những content hiện hành, đáng tin cậy. Điều này không khó, bạn có thể:
→ Thêm các dữ liệu mới
→ Cập nhật những trích dẫn mới và liên quan
- Content này toàn là chữ! Google rất linh hoạt, nó luôn đa dạng hóa các thông tin hiển thị cho hợp với mỗi người dùng. Nếu có thể, tôi sẽ luôn chèn vào những phương tiện trực quan hỗ trợ: video, hình ảnh,v.v.
- Content dạng audio cũng rất mạnh! Ngày nay vì nhiều lý do, người ta đang dần ưa chuộng các nội dung dạng âm thanh hơn. Ví dụ như podcast. Hãy thử thêm audio vào SEO nội dung để người xem có thể dễ dàng vừa làm, vừa nghe.
- Nội dung trong hình chưa có chiều sâu. Một content tốt sẽ có độ phủ rộng, độ dài thông tin vừa đủ. Để cải thiện vấn đề này, một số điều bạn có thể làm:
→ Bạn có thể thử gộp các content liên quan lại với content này. Tôi sẽ dùng GA và tìm những bài có chứa từ “robots”. Kết quả cho thấy một trang phù hợp, tuy nhiên trang này lại không liên quan. Bạn có thể nhìn vào URL để nhận biết nó. Vậy, đây chưa phải là lựa chọn khả dĩ cho trường hợp này.
→ Tiếp theo, hãy xem thử nhu cầu đọc bài của kiểu content này. Đây là một trong cách tối ưu SEO nội dung. Ví dụ bạn có thể gõ vào Google “writing for people, not robots” để biết lượng cầu của đối thủ.
→ Một lựa chọn khác là Google Trends và Google Keyword Planner. Tôi sẽ dùng Google Trends cho ví dụ này. Kết quả trả về cho thấy các chủ đề như “writing for people” ở Google UK vẫn được tìm kiếm:
- Một trang có cấu trúc rõ ràng sẽ được Google ưu ái hơn! Như vậy có nghĩa là sao? Trang của bạn nên được dựng theo trình tự logic, thể hiện các tín hiệu tương tác với người xem. Nếu là tôi, tôi có thể thêm vào một nút chia sẻ sang Twitter và một vài CTAs trong content. Như vậy, người xem dễ dàng share trang trong lúc đọc, cũng như có thể dễ convert hơn.
- Một mẹo khác để xử lý nội dung SEO không hiệu quả đó là thiết kế các bộ câu hỏi. Rich Result Google Answer đòi hỏi các bộ câu hỏi được format rõ ràng. Hãy cố lồng ghép chúng vào trong content, như một bài content phụ trong trang được format chuẩn chỉ!
2. Dùng SEMrush cho SEO nội dung
Chúng ta sẽ bắt đầu dùng SEMrush như một cách tối ưu nội dung cho SEO. Để tối đa hóa chiều sâu của trang, SEMrush sẽ giúp bạn tìm được những topic, volume search liên quan.
Data Structure – Vai trò cấu trúc dữ liệu trong SEO
Một vài điều cần lưu ý cho bước này:
- Đảm bảo các chủ đề phụ là liên quan! Không gì tệ hơn một content bị “loãng” với những chủ đề không liên quan.
- Những thông tin thêm vào cần phải có search volume thích hợp cho SEO nội dung.
SEMrush là một công cụ phân tích các hoạt động SEO, marketing tìm kiếm. Bạn sẽ nhận được các báo cáo về từ khóa, ranking từ khóa cũng như có thể audit các website. SEMrush giúp bạn hoàn thiện trang và nghiên cứu tính cạnh tranh của mình.
Bước tiếp theo trong công đoạn này là vào ô Topic research. Hãy tìm một từ khóa liên quan đến chủ đề của content, tôi sẽ chọn “writing” cho trường hợp này. Lý do là vì tôi muốn những kết trả về có độ bao phủ tương đối rộng. Điều này cho phép tôi tìm được những chủ đề ở các mức độ liên quan khác nhau.
Tuyệt vời hơn nữa là tôi cũng có thể xác định giá trị của những chủ đề này trong việc quảng content của mình. Tôi chỉ việc dùng chính SEMrush, hoặc Google Keyword Planner, để tìm hiểu volume tìm kiếm.
3. Dùng Ahrefs cho SEO nội dung
Vậy là xong ⅔ đoạn đường. Tôi đã nắm được trong tay những content khả thi để cải thiện, và kế hoạch làm chuyện đó. Chìa khóa cuối cùng tôi cần là tiềm năng thể hiện, thu hút backlinks và tạo tương tác của chúng.
Ahrefs sẽ giúp tôi tối ưu hóa SEO nội dung của mình ở bước cuối này.
Đầu tiên, tôi xem thử những content bên ngoài trong chủ đề “writing for people”:
- Chủ đề này và những chủ đề liên quan hiện đang tăng cao. Có nghĩa là đây là một theme tốt để tập trung vào.
- Tôi xác định được một số các tác giả tiếng tăm đang viết về chủ đề này. Để nâng cao SEO nội dung, tôi có thể khai thác thông tin các tác giả này. Họ còn có thể sẽ là những influencer tiềm năng cho trang của tôi nữa!
- Dữ liệu về peformance (biểu hiện) cao nhất của content bên ngoài rất quý giá! Điều này đặc biệt tốt khi tôi đang muốn giảm các biểu hiện Organic. Thấy được thành công của content bên ngoài giúp các marketer cải thiên SEO nội dung tốt hơn!
4. Tổng kết
Hành trình cải tiến trang web và các content của mình chưa bao giờ là một công việc đơn giản. Không có cách tối ưu nội dung cho SEO nào là hiệu quả tuyệt đối. Các marketer thông minh phải liên tục cập nhật, tìm tòi nhiều nguồn thông tin dữ liệu khác nhau.
Thế nhưng chính vì sự gian nan đó, việc cải thiện SEO nội dung thường mang lại những kết quả mỹ mãn nhất. Vì vậy, công ty, doanh nghiệp nào cũng cố gắng để đầu tư vào các hoạt động này. Hãy cứ thử đi và chúc bạn thành công!
Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/find-improve-underperforming-content-guide/372105/?ver=372105X2
Nguồn: https://www.toponseek.com/seo-noi-dung-cach-tim-va-xu-ly-cho-website-cua-ban/