Marketing truyền thống trong tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ không tận dụng các phương pháp gián tiếp, trực tiếp để tiếp cận khách hàng. Các phương pháp này thường rất đơn giản – bạn chỉ cần đầu tư tiền, tiến hành các hành động cụ thể sẽ cho ra được kết quả.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bối cảnh kinh tế đã thay đổi mạnh mẽ, những phương thức truyền thống trước đây không còn hiệu quả nữa. Bởi thị trường đã bị ảnh hưởng từ sự phức tạp và tiềm năng mà internet marketing tạo ra.
Đó chính là lý do doanh nghiệp cần phải thiết lập và duy trì “sự hiện diện online” – nhằm có đủ sức cạnh tranh và tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu. Có những thị trường và những cánh cửa cơ hội chỉ mở ra cho những kênh tiếp thị online.
Tính đến thời điểm hiện tại, có khối lượng lớn các kênh và công cụ tiếp thị internet có sẵn. Nhưng những kênh nào mới là tốt nhất, phù hợp nhất cho mục tiêu doanh nghiệp, đáng để bạn tập trung vào?
Câu trả lời phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp mà bạn đang điều hành, đối tượng hướng đến. Không phải tất cả các kênh marketing online này đều có thể áp dụng với doanh nghiệp của bạn. Bạn cần phải đo lường, phân tích các kênh mà bạn đã nhắm đến; bằng cách lên kế hoạch Marketing tổng thể chi tiết và cẩn thận.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn tìm kiếm kênh Marketing Online, những công cụ phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Các kênh marketing online phổ biến
Trước khi bắt đầu lựa chọn, bạn cần phải làm quen với các kênh khác nhau để tìm ra ưu, khuyết của chúng. Danh sách các kênh Marketing Online phổ biến như sau:
1. Email Marketing – Tiếp thị qua email
Khi doanh nghiệp tiến hành tạo danh sách khách hàng tiềm năng và chiến lược marketing, họ sẽ thu thập những thông tin như số điện thoại, địa chỉ email và cả quyền gửi những thông tin, cập nhật thông qua những email của khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo Email Marketing là một trong các kênh Marketing Online hiệu quả nhất. Chúng có thể mang lại cho doanh nghiệp con số ROI lên đến 4300%
Hầu hết các doanh nghiệp với đội ngũ Marketing Online nội bộ (in-house Marketing Online) đều sử dụng Email Marketing. Có đến 66% đánh giá Email Marketing là công cụ tuyệt vời để tăng ROI cho doanh nghiệp. Ngay cả bản thận Hoc11.vn SEO, là một trong những công ty hàng đầu về dịch vụ SEO HCM, nhưng vẫn không ngừng triển khai và cải thiện chiến dịch Email Marketing để có thể tiếp cận gần hơn đến các tệp khách hàng tiềm năng của mình.
Đây là lý do có đến 56% doanh nghiệp nhấn mạnh rằng họ đang lên kế hoạch tăng các hoạt động Marketing Email (số liệu từ năm 2014). Một số ví dụ về các email được gửi đi như:
- Email xây dựng thương hiệu
- Email chuyển đổi và bản tin điện tử (newsletter).
2. Pay-Per-Click Advertising (PPC) – Quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp
Những kênh quảng cáo online trả phí như quảng cáo PPC sẽ đem về traffic chất lượng trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này được vận hành dựa trên vốn mà bạn bỏ vào.
Tùy thuộc vào việc bạn đầu tư bao nhiêu vào việc đấu thầu, vị trí quảng cáo và số tiền bạn trả cho mỗi lần click của khách hàng sẽ đem lại những kết quả hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, ngân sách quảng cáo vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của bạn. Quảng cáo PPC cho phép bạn đặt hạn mức chi tiêu một ngày, một tuần hoặc một tháng. Vì vậy, nhờ đó bạn vẫn có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp với tình hình doanh nghiệp.
Hiệu quả của quảng cáo này phụ thuộc vào khả năng lựa chọn từ khóa, nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, việc xác định đúng keyword giúp bạn có thể tối ưu hóa thông tin hiển thị và ngữ cảnh trong quảng cáo của mình.
3. Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Hầu hết những người sử dụng Internet đều quen thuộc và thường xuyên sử dụng các công cụ tìm kiếm. Họ thông thường sẽ tìm câu trả lời cho những thứ họ không biết hoặc tìm hiểu thông tin cần.
Trên thực tế, có đến 93% người sử dụng internet bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing,..). Mọi người sử dụng những công cụ này để tra cứu thông tin thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.
SEO là gì? 3 Định kiến hoàn toàn sai lầm về SEO trong Marketing!
Số liệu cho thấy, mỗi tháng có đến 59% người dùng internet dựa vào công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) bao gồm một số hoạt động như:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tận dụng việc tối ưu hóa on-page và off-page
- Xây dựng các liên kết tự nhiên và các hoạt động xây dựng nội dung liên quan khác.
Vậy bạn có biết nếu thuê dịch vụ SEO thì chi phí sẽ là bao nhiêu? Click xem thêm tại: Bảng giá SEO Web!
4. Display Advertising – Quảng cáo hiển thị
Có nhiều người thường xuyên truy cập các blog, diễn đàn và những trang web thú vị hoặc hữu ích. Chúng ta có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng cách đặt các quảng cáo hiển thị có liên quan trên các trang web thứ ba.
Những quảng cáo hiển thị có thể bao gồm: biểu ngữ, hộp hoặc quảng cáo tương tác; quảng cáo video; xen kẽ, phủ lớp hoặc các quảng cáo tương tự khác được liên kết tới trang đích hoặc trang web của doanh nghiệp.
Quảng cáo hiển thị giúp khách hàng làm quen, nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo ra traffic cao. Traffic càng nhiều, tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng và doanh thu của bạn sẽ có được cải thiện đáng kể.
Việc thanh toán cho quảng cáo hiển thị này thường dựa trên công thức trả tiền cho mỗi lần hiển thị. Cách tính này mang tính hiệu quả chi phí hơn là CPC (Cost-per-click: trả tiền cho mỗi lần nhấp).
5. Social Media Marketing (SMM) – Tiếp thị truyền thông xã hội
Social Media Marketing là một trong những điều phi thường nhất xảy ra trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các chủ doanh nghiệp, những marketer có thể tận dụng những phương tiện truyền thông này để nâng cao nhận thức thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ của họ.
Thông qua SMM, các marketer có thể tiếp cận tới những đối tượng khách hàng tiềm năng đã được target bằng cách trực tiếp hoặc thông qua người với người
Ví dụ như: Bạn bè trên Facebook chia sẻ thông tin doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng chú ý.
*Social Media Marketing bao gồm: các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linked,..; mạng chia sẻ phương tiện truyền thông như Instagram, Tiktok, Pinterest..; diễn đàn thảo luận như Reddit, Quora,..; ..v..v..
Số lượng người dùng Social Media Marketing tiếp tục tăng lên mỗi ngày. Điều đó chứng tỏ, đây là một kênh marketing vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, các marketer nên chọn mạng xã hội phù hợp nhất để quảng bá loại hình kinh doanh đến đúng đối tượng.
Một số hướng dẫn ví dụ bên dưới đây bạn có thể tham khảo:
- Facebook – Bạn có thể tiếp cận tới hầu hết mọi loại người tiêu dùng nói chung. Bạn chỉ cần tìm hiểu những nhóm, trang mà khách hàng của bạn thường xuyên truy cập trên Facebook. Tìm hiểu thêm về Facebook Marketing tại đây.
- Twitter – Nếu bạn đang cố gắng phát triển doanh nghiệp mới, tiếp cận tới những người có thói quen khám phá các sản phẩm/dịch vụ mới (early adopter) thì Twitter có thể là nơi lý tưởng cho doanh nghiệp của bạn. Mạng xã hội này phù hợp nhất là đối với việc gia tăng nhận diện thương hiệu.
- LinkedIn – Phù hợp để tiếp cận tới các chuyên gia/chủ doanh nghiệp và các khách hàng tiềm năng B2B.
- Google+ – là một mạng xã hội tốt khác. Nó có thể giúp bạn tiếp cận tới những early adopter của các doanh nghiệp mới/tiếp cận B2B và người dùng phương tiện truyền thông nói chung. Một lưu ý nhỏ ở đây, doanh nghiệp nên chú ý đến vấn đề tạo nội dung, hình ảnh doanh nghiệp trên Google+. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của SEO trong tương lai.
- Pinterest – là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tập trung vào hình ảnh để quảng bá thương hiệu; sản phẩm của mình. Phần lớn người dùng của phương tiện truyền thông này là nữ. Nếu đây là thị trường bạn đang hướng tới thì SMM trên Pinterest sẽ giúp doanh nghiệp bạn rất nhiều.
6. Content Marketing – Tiếp thị nội dung
Nội dung (content) là trung tâm của mọi chiến dịch marketing online. Nó là yếu tố chính không thể thay đổi dù cho thị trường có biến động bao nhiêu đi nữa.
Content tốt, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu khách hàng thì trang web của bạn sẽ thu được lượng inbound traffic lớn – từ những đối tượng khách hàng đã target, những người mà sau này rất có thể sẽ trở thành khách hàng của bạn. Đầu tư vào content chưa và sẽ không bao giờ là đầu tư không lời.
7. Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết
Nếu bạn cần tiếp cận đối tượng rộng, mang tính toàn cầu; bạn sẽ cần đến nhà tiếp thị liên kết. Affiliate Marketers. Bạn sẽ không cần phải thuê những người này ở những đất nước mà bạn muốn đưa sản phẩm tới.
Các Affiliate Marketers hoàn toàn có thể tìm thấy ngay gần khu vực của bạn. Họ sẽ giúp bạn hoàn thành công việc với một tỷ lệ hoa hồng nhất định khi bán sản phẩm.
Mô hình kinh doanh trực tuyến trả tiền theo hiệu suất. Số liệu từ eMarketer cho thấy: doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã vượt 1,2 nghìn tỷ đô la năm 2013. Trong đó Marketing Affiliate đã đóng góp một phần đáng kể để thúc đẩy thị trường này tăng lên.
8. PR Online – Quan hệ công chúng trực tuyến
Nói chung, PR online có thể xem như là một phần của Content Marketing. Nguyên tắc chính của loại hình này đều là xây dựng nội dung quảng cáo để sử dụng trong các hoạt động tiếp thị.
Những nội dung sau khi hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp tạo traffic thông qua các kênh mạng PR online. Một số kênh cho phép tham gia miễn phí; trong khi một số trang yêu cầu phí tham gia/đăng ký trước rồi mới được xuất bản.
Xem thêm:
Những lưu ý trong quá trình chọn kênh Marketing Online
Những kênh Marketing Online liệt kê bên trên đều có sẵn để bạn sử dụng cho doanh nghiệp hoặc chiến dịch tiếp thị riêng của mình. Chìa khóa ở đây là lên kế hoạch tốt để đạt được hiệu quả Marketing Online. Bạn sẽ cần cân nhắc cẩn thận những khía cạnh quan trọng dưới đây:
1. Xác định mục tiêu chính khi sử dụng kênh Marketing Online
Các Marketing KPI phổ biến mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu). Mục tiêu này hướng đến việc nhiều người biết đến và nhận ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu đây là thứ bạn hướng đến, thì bạn nên sử dụng các kênh marketing online.
Brand Awareness cung cấp khả năng phát triển nhận diện thương hiệu một cách mạnh mẽ như:
- Các mạng xã hội như Twitter, Facebook and Google+.
- Thu hút các khách hàng mục tiêu thông qua các kênh xã hội
- Cách kênh quảng bá trực quan như Instagram và Pinterest.
- Các kênh quảng bá dạng video như YouTube và Vimeo.
- Chiến dịch quảng cáo bằng phiếu giảm giá
- Liên doanh với các doanh nghiệp trực tuyến khác
- Tăng doanh số bán hàng. Hầu hết các doanh nghiệp muốn tiếp thị để tạo doanh số bán hàng qua các kênh trực tuyến. Ngày càng có nhiều người cảm thấy thoải mái với khái niệm thương mại điện tử và cởi mở hơn với mua sản phẩm thông qua các phương tiện trực tuyến.
Nếu bạn có cửa hàng trực tuyến, website thương mại điện tử hoặc có sản phẩm và dịch vụ để bán trực tuyến, các kênh sau có thể được sử dụng cho marketing online:
- Amazon
- Cửa hàng trên Facebook
- Các kênh bán hàng như Shopee, Tiki,…
- Lead Generation. Nhiều doanh nghiệp sử dụng marketing chủ yếu tạo danh sách và kết nối với khách hàng tiềm năng. Các kênh Marketing online phù hợp với mục tiêu này có thể kể đến như:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Quảng cáo PPC
- Quảng cáo hiển thị
- Blog và các trang web thiêng về nội dung khác
- Email Marketing,…
- Giáo dục khách hàng tiềm năng. Có một số doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ tương đối mới nhưng rất tiềm năng. Những sản phẩm này thường chưa có phân khúc thị trường quen thuộc hoặc thậm chí không biết sản phẩm có tồn tại.
Các marketer trong phân khúc này cần phải đi tiên phong để giáo dục khách hàng mục tiêu của họ, đặc biệt là làm cho họ nhận ra tầm quan trọng của sản phẩm / dịch vụ và các vấn đề mà họ có thể giải quyết bằng sản phẩm này. Viết blog, báo chí, content marketing sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những mục đích như thế này.
- Tạo Traffic. Nhiều trang web được lập ra nhưng không phải để bán hàng. Trên thực tế, những trang này còn cung cấp miễn phí thông tin và một số tài liệu khác. Những trang web này thường kiếm tiền bằng cách chèn quảng cáo hoặc đưa quảng cáo hiển thị vào website.
Để tạo doanh thu, website sẽ cần một lượng lưu lượng traffic thô đáng kể nhấp vào các quảng cáo được gắn trên trang hoặc bài viết. Các kênh marketing online thích hợp cho việc tạo traffic có thể kể đến là SEO và content marketing.
2. Phân bổ ngân sách
Xác định những kênh Marketing Online nào sẽ sử dụng giúp xác định ngân sách mà bạn sẽ dành ra để theo đuổi các chiến dịch này. Phân bổ ngân sách có thể bao gồm:
- Phí cho quản lý và nhân viên Marketing Online
- Ngân sách quảng cáo
- Thanh toán cho các dịch vụ tạo content
- Chi phí cho thiết kế, đồ họa, nhiếp ảnh và quay phim.
- Một số khoản phí khác liên quan
3. Tài năng từ nguồn lực có sẵn
Việc duy trì một chiến dịch Marketing Online đòi hỏi đội ngũ nhân sự có kỹ năng, kiến thức đối với nhiều khía cạnh của kênh Marketing. Bạn sẽ cần xác định đội ngũ in-house Marketing của mình có thể đảm đương hay cần phải thuê nguồn lực bên ngoài. Những kỹ năng cần thiết có thể kể đến bao gồm:
- Kỹ năng phát triển – thiết kế và nâng cấp website.
- Kỹ năng sáng tạo – bao gồm kỹ năng viết và khả năng sáng tạo trực quan.
- Kỹ năng tìm kiếm– cần thiết cho việc marketing tìm kiếm
- Kỹ năng xã hội – cần thiết để thu hút khách hàng tiềm năng thông qua Social Media Marketing.
Kết luận
Khi tiến hành chiến dịch Marketing Online, bạn không thể chỉ dựa vào một tài nguyên duy nhất để tạo ra tất cả các kết quả. Mặc dù mỗi kênh Marketing Online này đều có điểm mạnh, nhưng chúng cũng có điểm yếu.
Ví dụ như, không phù hợp với một số đối tượng khách hàng và đối tượng kinh doanh nhất định.
Cách tốt nhất là kết hợp các công cụ và các kênh Marketing Online theo cách của bạn; tận dụng những tiện ích và tips mà các kênh này cung cấp. Chúc các bạn thành công!
Tài liệu tham khảo
https://moz.com/blog/a-checklist-to-choose-which-internet-marketing-channel-is-right-for-your-business
Đọc tiếp:
- Growth Hacker: Bí quyết thành công của nhiều startup trẻ 2020
- Inbound Marketing: Mọi điều bạn cần biết về Inbound Marketing
- Native Advertising là gì? Xu hướng mới thúc đẩy chiến lược digital hiệu quả
- Slogan hay về bán hàng – Bí quyết chạm đến cảm xúc khách hàng
- Tối ưu tổng thể website (SEO on-site) cần làm những gì?
- Tổng hợp những câu rao bán hàng hay trên Facebook mới nhất năm 2020
- Chia sẻ những cách vệ sinh thảm tại nhà hiệu quả và tiết kiệm
- Ngành F&B cần chuẩn bị gì trước kịch bản cách ly toàn xã hội lần 2?