Khi tham gia làm MMO hoặc thị trường crypto, chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua về Telegram. Vậy Telegram là gì? Tại sao bạn nên sử dụng Telegram và làm thế nào để đăng ký và sử dụng Telegram?
Telegram là gì
Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí qua internet gây được nhiều tiếng vang trên thế giới trong suốt một thời gian dài cho đến nay. Tuy nhiên, đối với nhiều người Việt, nó vẫn là một khái niệm khá mới mẻ.
Ngay từ khi ra đời vào năm 2013, Telegram được nhiều trang công nghệ lớn đánh giá là “dịch vụ nhắn tin miễn phí tốt nhất thế giới”.
Telegram được xem là sự tích hợp giữa tốc độ nhắn tin của WhatsApp và mức độ bảo mật cao của Snapchat để tạo nên một ứng dụng tốc độ nhanh và bảo mật cao và là một trong những ứng dụng không thể thiếu đối với những người tham gia vào thị trường tiền ảo.
Pavel Durov, người sáng lập Telegram thuyết trình tại San Francisco vào năm 2014. Ảnh: The New York Times
Telegram chỉ trở nên phổ biến và thu hút được sự chú ý của người dùng khi ứng dụng WhatsApp xảy ra sự cố sập mạng trên diện rộng vào năm 2014 và những tiết lộ của Edward Snowden về việc giám sát quy mô lớn ở Hoa Kỳ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Telegram trở thành ứng dụng nhắn tin được tải nhiều nhất với gần 5 triệu người dùng từ hơn 46 quốc gia trên thế giới.
Tại quốc gia có nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới – Mỹ, Telegram cũng lọt top ứng dụng mạng xã hội hàng đầu và gần như đã có lúc vượt trội hơn cả Facebook hay WhatsApp.
Telegram được xây dựng và phát triển bởi Pavel Durov, người đứng sau Vkontakte (VK), mạng xã hội lớn nhất tại nước Nga và Châu Âu.
Một vài nét về Pavel Durov – nhà sáng lập Telegram
Pavel được biết đến như là “Mark Zuckerberg của nước Nga” nhờ việc sáng lập ra mạng xã hội Vkontakte (sau này được biết đến như là VK) lúc mới 20 tuổi.
Pavel Durov, người sáng lập Telegram thuyết trình tại San Francisco vào năm 2014. Ảnh: The New York Times
Khi được yêu cầu khóa tài khoản VK của 1 chính trị gia đối lập, ông đã từ chối thẳng thừng và đăng 1 bài viết lên trang VK của mình với hình 1 chú cún mặc áo và thè lưỡi.
Ngay sau đó ông bị buộc tội lái xe đâm vào 1 sỹ quan cấp cao, tuy nhiên theo lời ông thì ông không hề biết lái xe.
Cuối cùng, ông đã buộc phải rời khỏi đất nước của mình sau các cuộc đụng độ với chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin.
Ông bị buộc phải bán hết cổ phần của mình tại VK, trang mạng xã hội có giao diện giống Facebook, lấy gần 300 triệu USD.
Với khoảng 300 triệu USD tiền mặt trong ngân hàng ở Thụy Sĩ, Pavel cùng anh trai Nikolai đã bắt đầu gây dựng lại sự nghiệp.
Họ mua hộ chiếu công dân đảo St. Kitts ở Caribbean bằng việc đóng góp 250.000 USD cho Quỹ ngành công nghiệp đường. Sau đó, cả hai dốc sức cho công ty mới mang tên Telegram.
Mỗi tháng, Telegram ngốn của Durov 1 triệu USD, nhưng đây là khoản mà theo anh “có thể đặt trong tầm kiểm soát”, nhưng không phải mãi mãi.
Vị CEO này đang tìm hướng phát triển mang về thu nhập cho công ty bằng cách cho các nhà phát triển xây dựng dịch vụ trên nền tảng của Telegram rồi trích hoa hồng lợi nhuận.
Pavel Durov di chuyển khắp thế giới và anh sử dụng dịch vụ đặt phòng Airbnb. Anh thay đổi chỗ ở khoảng vài tháng một lần.
Không ai biết rõ nơi ở của Pavel Durov, cũng chẳng thể thuyết phục hợp tác đầu tư. Cuộc đời bí ẩn của ông gắn liền với bộ đồ màu đen giống nhân vật Neo trong “The Matrix” (Ma trận).
9 lý do khiến Telegram trở nên cực kỳ “độc đáo”
Khi nghĩ đến ứng dụng nhắn tin, cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu nhiều người có lẽ là WhatsApp. Điều này cũng rất dễ hiểu vì đây là ứng dụng nhắn tin đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Do vấn đề bảo mật riêng tư của Facebook, WhatsApp cũng đã nâng cấp, cải tiến và đưa ra một số tính năng mới.
Ngày nay có rất nhiều lựa chọn thay thế tốt hơn trên mạng, và một trong những lựa chọn tốt nhất là Telegram. Điều gì đã khiến nó trở nên độc đáo như vậy?
#1. Chỉnh sửa tin nhắn
Lỗi chính tả khi soạn tin nhắn là chuyện hết sức bình thường như “cân đường với hộp sữa” nhưng đối với tin nhắn quan trọng gửi cho sếp chẳng hạn, bạn không hề muốn điều đó chút nào.
Thật tốt khi có thể nhanh chóng chỉnh sửa lỗi chính ra trước khi người nhận nhìn thấy.
Để chỉnh sửa tin nhắn trong Telegram, bấm và giữ tin nhắn muốn thay đổi. Sau vài giây, menu ngữ cảnh sẽ xuất hiện, click vào nút Edit và bạn sẽ có thể sửa, thay đổi nội dung.
Người nhận sẽ thấy một chỉ báo trên màn hình và họ biết bạn đang thay đổi gì đó nhưng không thể nhìn thấy tin nhắn gốc.
#2. Cuộc trò chuyện bí mật
Điện thoại thông minh chứa đầy những thông tin riêng tư và tin nhắn là nơi chứa nhiều thông tin nhất. Telegram bảo vệ sự riêng tư của người dùng với tính năng Secret Chat.
Có rất nhiều lý do khiến người dùng muốn trò chuyện bí mật như lên kế hoạch chuẩn bị một bữa tiệc cho người thân hoặc bạn đang “cảm nắng” một anh chàng/cô nàng nào đó và không muốn ai đó biết hoặc cũng có thể bạn chỉ muốn những cuộc trò chuyện của mình tránh khỏi những con mắt tò mò.
Secret chat sử dụng mã hóa đầu cuối, không ghi lại bất cứ nội dung nào trên máy chủ Telegram, tự hủy sau một thời gian nhất định.
Falcongaze – công ty chuyên phát triển phần mềm để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, đã xếp hạng Telegram ở vị trí thứ nhất dựa trên mức độ tin cậy của họ về an ninh tin nhắn.
Đặc biệt với ứng dụng Facebook messenger, nếu không may làm mất tài khoản Facebook thì toàn bộ nội dung tin nhắn trên ứng dụng cũng sẽ bị kẻ chiếm đoạt đọc được.
Nhưng với Telegram thì hoàn toàn tách biệt và chỉ lưu trữ trên thiết bị của người dùng nên bạn có thể an tâm hơn.
#3. Gửi file lớn
Đã bao lần bạn gửi ảnh, video, tài liệu lên WhatsApp và nhận được thông báo “File too large to send” (File quá lớn để gửi)?
Bởi vì WhatsApp giới hạn kích thước file tối đa 16MB. Nhưng con số này không là gì so với các file có độ phân giải cao như 4K ngày nay.
Tuy nhiên, Telegram cho phép người dùng gửi file có kích thước lên đến 1,5 GB. Do đó, bạn có thể gửi được hầu hết các file từ điện thoại này sang điện thoại khác.
#4. Xem video YouTube trong khi trò chuyện
Hầu hết các ứng dụng tin nhắn, khi nhận được video, bạn không thể đồng thời xem video và chat với bạn bè. Tuy nhiên với Telegram, bạn hoàn toàn có thể thực hiện hai việc này cùng một lúc.
Để xem video Youtube trong khi chat, chạm vào hình thu nhỏ của liên kết video để phát, sau đó tiếp tục chat với bạn bè trong khi video đang chạy, click vào icon Picture-in-Picture.
#5. Tạo nhóm chat nhiều thành viên
Khi mới bắt đầu, WhatsApp chỉ cho phép bạn thêm 100 thành viên vào một nhóm trò chuyện. Sau đó, vào năm 2016, giới hạn này đã được tăng lên 256 người.
Tuy nhiên, con số này không là gì đối với Telegram. Thay vì một vài trăm, Telegram cho phép bạn thêm 100,000 thành viên vào một cuộc trò chuyện nhóm.
Những nhóm nhiều thành viên như vậy được gọi là Supergroup, nhóm này có lịch sử tin nhắn thống nhất, có tính năng ghim tin nhắn, trả lời từng tin riêng và hashtag.
Để nâng cấp từ nhóm bình thường lên nhóm lớn, mở cuộc trò chuyện nhóm và chạm vào nút Edit ở trên cùng bên phải trang, trên menu tiếp theo, chọn Convert to Supergroup.
#6. Tính năng “Last seen”
WhatsApp không cung cấp cách để tùy chỉnh những người xem thông tin “Last seen”, nó chỉ có hai tùy chọn một là tất cả mọi người, hai là không ai cả.
Telegram cung cấp nhiều tùy chọn hơn, bạn có thể chọn người biết lần cuối bạn online là khi nào.
Để chọn người có thể xem trạng thái của bạn, hãy mở Telegram và đi tới Settings > Privacy and Security > Last Seen trong Who can see your Last Seen time, chọn My Contacts.
Bên dưới Add exceptions, bạn có thể nhấn vào Always Share With và Never Share With để chọn liên lạc phù hợp.
#7. Thêm sticker vào ảnh
Có thể nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy những chiếc mũi lợn hoặc tai thỏ trên ảnh nhưng một số người lại thích điều này.
Và nếu bạn thích thêm sticker vào ảnh thì Telegram cung cấp tính năng chỉnh sửa ảnh thú vị như Snapchat.
#8. Kiểm soát ảnh, video được tải xuống
Trên WhatsApp, khi nhận được một file đa phương tiện nó sẽ tự động download về thư viện ảnh trên điện thoại. Mặc dù bạn có thể thiết lập dừng tải tự động nhưng không thể xem trước được. Bạn chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh mờ và đánh giá xem có nên tải nó về hay không.
Tuy nhiên trên Telegram, bạn có thể chọn tải tất cả các file đa phương tiện nhận được nhưng có thể thiết lập để ứng dụng không thêm chúng vào thư viện ảnh. Truy cập Settings > Messages > Save to gallery để thiết lập tính năng này.
#9. Hỗ trợ đa nền tảng
Hiện nay, Telegram đã được hỗ trợ với hầu hết mọi hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất, từ PC đến phiên bản web hay các phiên bản app trên smart phone như iOS, Android.
Cách đăng ký Telegram
Như mình đã nói ở trên, Telegram hỗ trợ đa nền tảng từ web tới các app trên Android và iOS nhưng lúc đăng ký thì bạn phải thao tác trên điện thoại Android / iOS trước.
Sau đây mình sẽ demo trên iOS, Android các bạn làm tương tự nhé.
Đầu tiên mở App Store lên, nhấn Tìm kiếm, gõ telegram, chọn Telegram Messenger, bấm Nhận
Nhập số điện thoại của bạn (bỏ số 0 đầu tiên)
Nhập mã code gửi về điện thoại của bạn
Điền tên của bạn vào ô First Name và họ và ô Last Name
Sau đó bạn sẽ được hỏi có cho phép Telegram truy cập vào danh bạ và gửi thông báo cho bạn hay không.
Nếu bạn cho phép Telegram truy cập danh bạ thì những ai trong danh bạ của bạn có sử dụng Telegram sẽ được hiển thị giống như Viber vậy.
Sau đó bạn có thể cài hình đại diện avatar hay đặt username nếu muốn.
Sau khi đã đăng ký tài khoản Telegram thành công, bạn có thể đăng nhập Telegram vào bất kỳ nền tảng nào mà bạn muốn như trình duyệt web hay phần mềm trên MacOS, Windows…
Tùy vào mục đích của bạn là gì mà sẽ có cách sử dụng khác nhau. Mình thấy phần lớn các bạn cài đặt và đăng ký Telegram là để gia nhập các nhóm làm MMO hay thị trường crypto trên mạng.
Như vậy là mình vừa đi qua Telegram là gì và làm thế nào để đăng ký và sử dụng Telegram.
Chúc bạn thành công!