Thay đổi quản lý doanh nghiệp ra sao để không bị đào thải

Trước khi nói đến câu chuyện hiệu suất, cần lùi lại một bước để xem doanh nghiệp đang ở đâu? Mỗi năm, doanh nghiệp phải “quay người lại” xem mục tiêu đạt được không, cần tập trung lĩnh vực nào, thị trường nào, thước đo nào để thực hiện chiến lược? Trên thế giới và ở Việt Nam, có những doanh nghiệp tập trung đi ra thị trường với mức giá rẻ nhất, thời gian nhanh nhất. Loại thứ hai là tập trung vào khách hàng thông qua những trải nghiệm để có khách hàng trung thành và khách hàng cũ quay trở lại. Có doanh nghiệp chú trọng đến yếu tố sáng tạo, sản phẩm mới, dịch vụ mới, thị trường mới.

Hãy nghĩ Covid-19 là một phép thử. Covid-19 không phải là một đại dịch, mà là một thiên sứ được cử đến với câu hỏi, trong tình huống tệ nhất, doanh nghiệp có thể làm gì để tồn tại, phát triển, tăng trưởng đột phá?

Doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong kinh doanh, dẫn tới không biết làm thế nào để số hóa, số hóa ở đâu. Chủ doanh nghiệp luôn có câu hỏi, tại sao phải số hóa, đầu tư 10 đồng thì tôi được bao nhiêu đồng?

Điểm chung của nhiều doanh nghiệp là có xuất phát điểm từ doanh nghiệp gia đình, phát triển tự phát và luôn nghĩ mình có hệ thống quản lý văn bản chuẩn rồi.

Nhưng vấn đề nổi cộm là các công ty có một hệ thống văn bản tản mát khắp nơi, dẫn tới khó khăn khi tác nghiệp, mất thời gian tìm kiếm, làm giảm năng suất lao động.

Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ không đủ chi tiết và sự phối hợp giữa các phòng ban kém hiệu quả. Các công ty thường không có hệ thống báo cáo quản trị đúng, có dữ liệu nhưng chưa sử dụng được dữ liệu cho mục tiêu quản trị điều hành.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, bài toán ở đây là tốc độ. Phải thật nhanh. Một là doanh nghiệp tự chuyển đổi để cạnh tranh. Hai là doanh nghiệp buộc phải thay đổi để cạnh tranh. Giải pháp cho vấn đề này, công nghệ thông tin hiện tại được coi là một thành phần trong chiến lược của doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh Covid-19, có 4 yếu tố bị ảnh hưởng đã được thống kê là mất cân bằng cung cầu toàn diện; suy giảm thanh khoản và khủng hoảng tài chính; đứt gãy chuỗi cung ứng; biến đổi môi trường làm việc.

Để phục hồi nhu cầu tiêu dùng, doanh nghiệp cần có những kênh bán hàng đột phá, chẳng hạn, trước đây bán hàng tại siêu thị thì bây giờ bán hàng online bởi trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, có khả năng phải giãn cách xã hội, doanh nghiệp cần thích nghi với hoạt động làm việc từ xa và có giải pháp để kiểm soát năng suất lao động bất cứ lúc nào. 

Chuyển đối số và áp dụng công nghệ thông tin 

Chuyển đổi số – áp dụng phần mềm quản lý được xác định là chìa khóa phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 nhằm tối ưu chi phí hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tạo ra những mô hình kinh doanh mới… Nếu không chuyển đổi số, theo báo cáo mới đây của DBT Center, 60% các doanh nghiệp có thể bị đào thải trong 5 – 10 năm tới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp triển khai các hoạt động chuyển đổi số hiện vẫn còn rất khiêm tốn. Không ít doanh nghiệp băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian giao hàng, tạo lòng tin ở khách hàng khi họ có thể biết được hàng hóa đang ở đâu, thời gian nào là tốt nhất để nhận hàng. 

Theo CEO Công nghệ Công ty Pal VN cho biết nhiều doanh nghiệp chưa tối ưu được năng suất lao động của cán bộ, nhân viên ở khắp nơi, với việc áp dụng mô hình quản trị từ xa.

Chuyển đổi số là thay đổi từ tư duy, lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy đúng sẽ khác, còn nhân viên thường ngại thay đổi, không nhìn thấy được lợi ích từ sự thay đổi.

Doanh nghiệp xác định là phải chuyển đổi, nhưng không chịu bắt đầu, như vậy sẽ không có kết thúc. Chính người đứng đầu của đơn vị không muốn thay đổi. Các doanh nghiệp phải nghĩ rằng, mình có muốn thay đổi không, không thay đổi là chết.

 

Nguồn: https://tuha.vn/bai-viet/kinh-nghiem-kinh-doanh/thay-doi-quan-ly-doanh-nghiep-ra-sao-de-khong-bi-dao-thai/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *